Trung Quốc đã tin tưởng vào các nhà sản xuất chip lớn nhất của mình để giảm sự phụ thuộc vào Intel và Samsung, nhưng tham vọng đó đang dần bị sụp đổ sau những quyết định cứng rắn gần đây của chính quyền Mỹ.
Vừa qua, chính quyền Washington cho biết họ sẽ yêu cầu các nhà cung ứng Mỹ phải xin giấy phép trước khi giao dịch với Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC). Nguyên nhân là Chính phủ Mỹ tuyên bố nhà sản xuất chip có thể sử dụng công nghệ của họ để giúp Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, dù SMIC phủ nhận các mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Trong một tuyên bố liên quan mới nhất, SMIC thừa nhận dù các hạn chế mới của Mỹ có thể chưa ảnh hưởng đến hoạt động ngắn hạn của họ, nhưng các tham vọng dài hơi của công ty đang bị hoài nghi. Theo đó, công ty dự báo các quy định mới của Mỹ sẽ có "tác động bất lợi về mặt vật chất" đối với khả năng phát triển chip tiên tiến của Trung Quốc”.
Đơn giản là vì Mỹ cho biết bất kỳ yêu cầu xuất khẩu công nghệ nào cần thiết để sản xuất chip tiên tiến đều sẽ bị từ chối, đây là vấn đề lớn đối với SMIC - công ty sử dụng phần mềm và thiết bị đo của Mỹ để sản xuất chip. Theo tài liệu của Bộ Thương mại Mỹ, nước này đã định nghĩa "tiên tiến" là bất kỳ công nghệ bán dẫn nào có tiến trình nhỏ hơn 10 nanomet.
Các rào cản hiện tại đối với SMIC
Theo CNN, SMIC đã phải đối mặt với những trở ngại lớn khi cố gắng bắt kịp các đối thủ toàn cầu, công ty vẫn đi sau các công ty hàng đầu trong ngành từ 3 đến 5 năm như Intel, Samsung và TSMC - bởi tất cả những ông lớn trong ngành đều có khả năng sản xuất chip ở các các tiến trình cỡ 7, 5 và 3 nanomet.
Phelix Lee, nhà phân tích cổ phiếu của Morningstar, cho biết: “Chúng tôi cho rằng đây là một trong nhiều đòn giáng mạnh vào Trung Quốc, kìm hãm sự trỗi dậy của nước này với đích đến là một siêu cường công nghệ. Mặc dù các sản phẩm thay thế của Trung Quốc đã xuất hiện trong các bộ phận của chuỗi cung ứng, nhưng thông số kỹ thuật của chúng thường chậm hơn từ hai đến ba thế hệ.
Lee lấy ví dụ, ông cho rằng sẽ rất khó để SMIC nội địa hóa hoàn toàn các công nghệ bán dẫn ở phạm vi 40 nanomet chứ chưa nói đến tiến trình 5 nanomet mà TSMC và Samsung đã thương mại hóa gần đây. Rõ ràng là các nhà đầu tư đang có lý do để lo lắng về tương lai của công ty. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của SMIC giảm 0,9% xuống mức 18,96 đô la Hồng Kông vào đầu tuần trước, mức giảm thấp nhất trong hơn 2 tháng qua. Tổng cộng, giá trị cổ phiếu công ty này mất tới 4,5% kể từ khi lệnh cấm của Mỹ được công bố.
Giải cứu SMIC?
SMIC đang cần được chính phủ Trung Quốc giải cứu cả về chính trị lẫn chính sách
Áp lực từ chính quyền Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và thách thức đối với Trung Quốc trong việc tìm ra giải pháp cho những tai ương của SMIC. Thời báo Hoàn cầu của chính quyền Trung Quốc cho biết, những hạn chế thương mại mới nhất (của Mỹ) đã “mang lại cho ngành bán dẫn Trung Quốc một lời cảnh tỉnh về sự cấp thiết của việc xây dựng một chuỗi công nghiệp tự trị (tự kiểm soát)”.
Nhà phân tích Lee cho biết ông hy vọng Trung Quốc có thể tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ lĩnh vực sản xuất chip, ông cũng đề xuất chính phủ nước này có thể cung cấp các khoản hỗ trợ nghiên cứu chip hoặc giảm thuế cho các thiết bị bán dẫn của các doanh nghiệp trong nước.
Trung Quốc đã ý thức được và bắt đầu hành động, vừa công bố quy định mới cho phép các nhà sản xuất chip nước này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài năm nếu họ đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. Theo Tân Hoa xã, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã phát biểu tại một hội nghị kinh tế rằng nước này cần phải "tăng cường sức mạnh công nghệ chiến lược của Trung Quốc" để có thể phá vỡ "vòng vây nước ngoài" đối với công nghệ then chốt.
Và các nhà phân tích tại Bernstein cho biết, họ hy vọng Trung Quốc sẽ sớm tung ra gói cứu trợ cho SMIC nếu cần thiết. Tuy nhiên, nhiều tiền hơn có thể không thể giải quyết được vấn đề mà Mỹ đặt ra cho công ty sản xuất chip SMIC nói riêng và ngành công nghệ của Trung Quốc nói chung.
Thực tế, SMIC đã huy động được hàng tỉ USD trong năm nay từ các quỹ phát triển được nhà nước hậu thuẫn và thông qua việc niêm yết cổ phiếu thứ cấp tại Thượng Hải. Nhưng vẫn còn lâu mới có thể sản xuất chip tiên tiến nếu không có một nguồn cung cấp thiết bị Mỹ đáng tin cậy và các thỏa thuận chuyển giao công nghệ tương ứng.
Vừa qua, các nhà phân tích tại China Securities Corp có trụ sở tại Bắc Kinh đã chỉ ra, công nghệ thế hệ tiếp theo của SMIC vẫn phụ thuộc vào các thiết bị có nguồn gốc từ một công ty châu Âu vốn bị ràng buộc bởi lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, áp lực của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc cũng không sớm biến mất.
Mới đây, Mỹ đã thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại và công nghệ Mỹ. Một số công ty hàng không cũng góp mặt trong danh sách này, qua đó cho thấy chuỗi cung ứng của Trung Quốc đang gặp vấn đề nghiêm trọng, ngay cả với khâu vận chuyển. Đến mức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phải lên tiếng chỉ trích động thái đó và gọi đây là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của các chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu".
Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ có cơ hội thiết lập lại quan hệ với Mỹ nếu ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ. Các nhà quan sát cho biết họ hy vọng ông Biden sẽ đưa ra một chính sách ngoại giao mềm mỏng và “ổn định” hơn Tổng thống Donald Trump, mặc dù căng thẳng của hai bên có thể sẽ không biến mất hoàn toàn.
Các nhà phân tích tại Bernstein cho rằng, cuối cùng chính phủ Trung Quốc có thể cần phải đưa ra những nhượng bộ khác nếu muốn giảm bớt áp lực đối với các nhà sản xuất chip nói riêng và ngành công nghệ nói chung của quốc gia này, "tình hình tồi tệ mà SMIC đang gặp phải có thể không thể đảo ngược hoàn toàn, nhưng giảm bớt một phần" nếu Trung Quốc chịu nhún nhường hơn.
Vừa qua, chính quyền Washington cho biết họ sẽ yêu cầu các nhà cung ứng Mỹ phải xin giấy phép trước khi giao dịch với Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC). Nguyên nhân là Chính phủ Mỹ tuyên bố nhà sản xuất chip có thể sử dụng công nghệ của họ để giúp Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, dù SMIC phủ nhận các mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Trong một tuyên bố liên quan mới nhất, SMIC thừa nhận dù các hạn chế mới của Mỹ có thể chưa ảnh hưởng đến hoạt động ngắn hạn của họ, nhưng các tham vọng dài hơi của công ty đang bị hoài nghi. Theo đó, công ty dự báo các quy định mới của Mỹ sẽ có "tác động bất lợi về mặt vật chất" đối với khả năng phát triển chip tiên tiến của Trung Quốc”.
Đơn giản là vì Mỹ cho biết bất kỳ yêu cầu xuất khẩu công nghệ nào cần thiết để sản xuất chip tiên tiến đều sẽ bị từ chối, đây là vấn đề lớn đối với SMIC - công ty sử dụng phần mềm và thiết bị đo của Mỹ để sản xuất chip. Theo tài liệu của Bộ Thương mại Mỹ, nước này đã định nghĩa "tiên tiến" là bất kỳ công nghệ bán dẫn nào có tiến trình nhỏ hơn 10 nanomet.
Các rào cản hiện tại đối với SMIC
Theo CNN, SMIC đã phải đối mặt với những trở ngại lớn khi cố gắng bắt kịp các đối thủ toàn cầu, công ty vẫn đi sau các công ty hàng đầu trong ngành từ 3 đến 5 năm như Intel, Samsung và TSMC - bởi tất cả những ông lớn trong ngành đều có khả năng sản xuất chip ở các các tiến trình cỡ 7, 5 và 3 nanomet.
Phelix Lee, nhà phân tích cổ phiếu của Morningstar, cho biết: “Chúng tôi cho rằng đây là một trong nhiều đòn giáng mạnh vào Trung Quốc, kìm hãm sự trỗi dậy của nước này với đích đến là một siêu cường công nghệ. Mặc dù các sản phẩm thay thế của Trung Quốc đã xuất hiện trong các bộ phận của chuỗi cung ứng, nhưng thông số kỹ thuật của chúng thường chậm hơn từ hai đến ba thế hệ.
Lee lấy ví dụ, ông cho rằng sẽ rất khó để SMIC nội địa hóa hoàn toàn các công nghệ bán dẫn ở phạm vi 40 nanomet chứ chưa nói đến tiến trình 5 nanomet mà TSMC và Samsung đã thương mại hóa gần đây. Rõ ràng là các nhà đầu tư đang có lý do để lo lắng về tương lai của công ty. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của SMIC giảm 0,9% xuống mức 18,96 đô la Hồng Kông vào đầu tuần trước, mức giảm thấp nhất trong hơn 2 tháng qua. Tổng cộng, giá trị cổ phiếu công ty này mất tới 4,5% kể từ khi lệnh cấm của Mỹ được công bố.
Giải cứu SMIC?
SMIC đang cần được chính phủ Trung Quốc giải cứu cả về chính trị lẫn chính sách
Áp lực từ chính quyền Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và thách thức đối với Trung Quốc trong việc tìm ra giải pháp cho những tai ương của SMIC. Thời báo Hoàn cầu của chính quyền Trung Quốc cho biết, những hạn chế thương mại mới nhất (của Mỹ) đã “mang lại cho ngành bán dẫn Trung Quốc một lời cảnh tỉnh về sự cấp thiết của việc xây dựng một chuỗi công nghiệp tự trị (tự kiểm soát)”.
Nhà phân tích Lee cho biết ông hy vọng Trung Quốc có thể tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ lĩnh vực sản xuất chip, ông cũng đề xuất chính phủ nước này có thể cung cấp các khoản hỗ trợ nghiên cứu chip hoặc giảm thuế cho các thiết bị bán dẫn của các doanh nghiệp trong nước.
Trung Quốc đã ý thức được và bắt đầu hành động, vừa công bố quy định mới cho phép các nhà sản xuất chip nước này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài năm nếu họ đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. Theo Tân Hoa xã, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã phát biểu tại một hội nghị kinh tế rằng nước này cần phải "tăng cường sức mạnh công nghệ chiến lược của Trung Quốc" để có thể phá vỡ "vòng vây nước ngoài" đối với công nghệ then chốt.
Và các nhà phân tích tại Bernstein cho biết, họ hy vọng Trung Quốc sẽ sớm tung ra gói cứu trợ cho SMIC nếu cần thiết. Tuy nhiên, nhiều tiền hơn có thể không thể giải quyết được vấn đề mà Mỹ đặt ra cho công ty sản xuất chip SMIC nói riêng và ngành công nghệ của Trung Quốc nói chung.
Thực tế, SMIC đã huy động được hàng tỉ USD trong năm nay từ các quỹ phát triển được nhà nước hậu thuẫn và thông qua việc niêm yết cổ phiếu thứ cấp tại Thượng Hải. Nhưng vẫn còn lâu mới có thể sản xuất chip tiên tiến nếu không có một nguồn cung cấp thiết bị Mỹ đáng tin cậy và các thỏa thuận chuyển giao công nghệ tương ứng.
Vừa qua, các nhà phân tích tại China Securities Corp có trụ sở tại Bắc Kinh đã chỉ ra, công nghệ thế hệ tiếp theo của SMIC vẫn phụ thuộc vào các thiết bị có nguồn gốc từ một công ty châu Âu vốn bị ràng buộc bởi lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, áp lực của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc cũng không sớm biến mất.
Mới đây, Mỹ đã thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại và công nghệ Mỹ. Một số công ty hàng không cũng góp mặt trong danh sách này, qua đó cho thấy chuỗi cung ứng của Trung Quốc đang gặp vấn đề nghiêm trọng, ngay cả với khâu vận chuyển. Đến mức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phải lên tiếng chỉ trích động thái đó và gọi đây là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của các chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu".
Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ có cơ hội thiết lập lại quan hệ với Mỹ nếu ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ. Các nhà quan sát cho biết họ hy vọng ông Biden sẽ đưa ra một chính sách ngoại giao mềm mỏng và “ổn định” hơn Tổng thống Donald Trump, mặc dù căng thẳng của hai bên có thể sẽ không biến mất hoàn toàn.
Các nhà phân tích tại Bernstein cho rằng, cuối cùng chính phủ Trung Quốc có thể cần phải đưa ra những nhượng bộ khác nếu muốn giảm bớt áp lực đối với các nhà sản xuất chip nói riêng và ngành công nghệ nói chung của quốc gia này, "tình hình tồi tệ mà SMIC đang gặp phải có thể không thể đảo ngược hoàn toàn, nhưng giảm bớt một phần" nếu Trung Quốc chịu nhún nhường hơn.
Theo Thanh Niên