Quan hệ làm ăn giữa Elon Musk và Trung Quốc là vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc thảo luận của các nhà lập pháp Washington.
Theo Thời báo Phố Wall, dù SpaceX có thể không liên hệ trực tiếp với Trung Quốc, một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa (Mỹ) lo ngại Trung Quốc tiếp cận thông tin bí mật thông qua các nhà cung ứng nước ngoài của hãng này.
Bên cạnh đó, việc Tesla mở một showroom tại khu vực Tân Cương cũng gây tranh cãi. Điều đáng chú ý là showroom mở chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương, trừ khi nhà sản xuất chứng minh không sử dụng lao động cưỡng ép.
Elon Musk phát biểu trong lễ bàn giao xe Tesla Model 3 tại Thượng Hải, Trung Quốc tháng 1/2020. (Ảnh: Getty Images)
Chia sẻ với Thời báo Phố Wall, đại diện Chris Stewart của tiểu bang Utah nói dù ông hâm mộ Musk và SpaceX, “bất kỳ ai cũng lo lắng nếu có vướng mắc tài chính với Trung Quốc”.
Nhà báo Linette Lopez của Business Insider từng phân tích, Musk không vi phạm luật nào của Mỹ khi mở showroom ở Tân Cương, tuy nhiên, động thái như đang “nhổ toẹt” vào bộ mặt của Washington. Chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ, Scott Paul, từng gọi các hành động của Tesla là “đáng khinh” trên BBC hồi tháng 1.
Ngoài ra, vài nhà lập pháp còn lo ngại trước ranh giới thiếu rõ ràng giữa SpaceX, Tesla và Trung Quốc. Tesla phát triển các hộp pin tiên tiến cho người Trung Quốc, còn Trung Quốc áp dụng công nghệ pin rẻ hơn của Musk. Đặc biệt, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt trên mặt trận công nghệ vũ trụ.
Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Tesla, phần lớn nhờ sự ủng hộ của chính phủ nước này. Chính quyền ông Tập Cận Bình cho Musk vay lãi suất thấp, bán đất giá rẻ và các ưu đãi khác để Tesla mở đại công xưởng vào năm 2019. Đây là nơi sản xuất một nửa xe Tesla trên toàn cầu vào năm 2021. Thượng Nghị sĩ Marco Rubio của tiểu bang Florida khẳng định mọi công ty đang hoạt động tại Trung Quốc sẽ gặp áp lực lớn.
Tháng 12/2021, ông Rubio hối thúc các đồng nghiệp tại Thượng viện ủng hộ Đạo luật Bảo mật và Toàn vẹn thị trường tài chính Mỹ. Nếu được thông qua, nó sẽ cấm doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Trong khi Tesla sở hữu nhà máy, Trung Quốc vẫn là chủ sở hữu đất. Hợp đồng giữa hai bên yêu cầu Tesla phát sinh một khoản thuế nhất định để được ở lại. Tesla cũng mở nhà máy đầu tiên tại châu Âu vào năm 2021, sử dụng một loạt giấy phép tạm thời.
Lo ngại lớn dần cùng với những lời tán dương Trung Quốc của Musk. Chẳng hạn, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Musk tweet, “thịnh vượng kinh tế mà Trung Quốc đạt được thực sự đáng kinh ngạc, đặc biệt trong hạ tầng”. Trong một chương trình podcast tháng 7/2020, Musk bày tỏ, “Trung Quốc tuyệt vời. Mọi người ở đó… rất nhiều người chăm chỉ, thông minh, trong khi tôi thấy ở Mỹ ngày càng tự mãn”.
Theo Thời báo Phố Wall, dù SpaceX có thể không liên hệ trực tiếp với Trung Quốc, một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa (Mỹ) lo ngại Trung Quốc tiếp cận thông tin bí mật thông qua các nhà cung ứng nước ngoài của hãng này.
Bên cạnh đó, việc Tesla mở một showroom tại khu vực Tân Cương cũng gây tranh cãi. Điều đáng chú ý là showroom mở chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương, trừ khi nhà sản xuất chứng minh không sử dụng lao động cưỡng ép.
Elon Musk phát biểu trong lễ bàn giao xe Tesla Model 3 tại Thượng Hải, Trung Quốc tháng 1/2020. (Ảnh: Getty Images)
Chia sẻ với Thời báo Phố Wall, đại diện Chris Stewart của tiểu bang Utah nói dù ông hâm mộ Musk và SpaceX, “bất kỳ ai cũng lo lắng nếu có vướng mắc tài chính với Trung Quốc”.
Nhà báo Linette Lopez của Business Insider từng phân tích, Musk không vi phạm luật nào của Mỹ khi mở showroom ở Tân Cương, tuy nhiên, động thái như đang “nhổ toẹt” vào bộ mặt của Washington. Chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ, Scott Paul, từng gọi các hành động của Tesla là “đáng khinh” trên BBC hồi tháng 1.
Ngoài ra, vài nhà lập pháp còn lo ngại trước ranh giới thiếu rõ ràng giữa SpaceX, Tesla và Trung Quốc. Tesla phát triển các hộp pin tiên tiến cho người Trung Quốc, còn Trung Quốc áp dụng công nghệ pin rẻ hơn của Musk. Đặc biệt, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt trên mặt trận công nghệ vũ trụ.
Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Tesla, phần lớn nhờ sự ủng hộ của chính phủ nước này. Chính quyền ông Tập Cận Bình cho Musk vay lãi suất thấp, bán đất giá rẻ và các ưu đãi khác để Tesla mở đại công xưởng vào năm 2019. Đây là nơi sản xuất một nửa xe Tesla trên toàn cầu vào năm 2021. Thượng Nghị sĩ Marco Rubio của tiểu bang Florida khẳng định mọi công ty đang hoạt động tại Trung Quốc sẽ gặp áp lực lớn.
Tháng 12/2021, ông Rubio hối thúc các đồng nghiệp tại Thượng viện ủng hộ Đạo luật Bảo mật và Toàn vẹn thị trường tài chính Mỹ. Nếu được thông qua, nó sẽ cấm doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Trong khi Tesla sở hữu nhà máy, Trung Quốc vẫn là chủ sở hữu đất. Hợp đồng giữa hai bên yêu cầu Tesla phát sinh một khoản thuế nhất định để được ở lại. Tesla cũng mở nhà máy đầu tiên tại châu Âu vào năm 2021, sử dụng một loạt giấy phép tạm thời.
Lo ngại lớn dần cùng với những lời tán dương Trung Quốc của Musk. Chẳng hạn, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Musk tweet, “thịnh vượng kinh tế mà Trung Quốc đạt được thực sự đáng kinh ngạc, đặc biệt trong hạ tầng”. Trong một chương trình podcast tháng 7/2020, Musk bày tỏ, “Trung Quốc tuyệt vời. Mọi người ở đó… rất nhiều người chăm chỉ, thông minh, trong khi tôi thấy ở Mỹ ngày càng tự mãn”.
Theo ICT News