Tờ Independent đưa tin, Neuralink, công ty công nghệ thần kinh của Elon Musk, vấp phải rào cản lớn khi bị từ chối cấp phép thử nghiệm cấy chip lên não người.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã bác đơn đăng ký thử nghiệm lâm sàng cấy chip vào não người của công ty Neuralink do tỷ phú Elon Musk sáng lập. FDA cho rằng thử nghiệm ghép chip vào não con người của Neuralink là không an toàn. FDA đã đưa ra những lo ngại an toàn cần Neuralink phải xử lý trước khi đưa vào thử nghiệm trên người.
Một số nhân viên của Neuralink cho biết, FDA đã chỉ ra hàng chục thiếu sót trong các đợt thử nghiệm trước đó để làm lý do bác bỏ đơn đăng ký từ hồi năm 2022. Theo FDA, các sợi nhỏ liên kết chip với não của người có thể di chuyển, làm thay đổi chức năng não, gây viêm nhiễm, vỡ mạch máu và làm hỏng các mô. FDA cũng lo ngại não bị tổn thương trong quá trình gỡ bỏ thiết bị.
Trong đó, mối quan tâm chính của FDA là pin lithium của thiết bị. FDA không tin hệ thống pin hoạt động bình thường bên trong não và Neuralink phải chứng minh thiết bị của họ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tương tự như pin lithium cung cấp năng lượng cho xe điện Tesla, trong trường hợp bị đốt cháy hàng giờ ở nhiệt độ 1.600°C, nếu bị tác động sai cách, pin lithium trong chip của Neuralink có thể gây tổn thương não. FDA muốn Neuralink chứng minh bằng các nghiên cứu trên động vật trước rằng loại pin này rất khó có khả năng bị hỏng hóc.
Tỷ phú Elon Musk cho hay, công nghệ cấy chip vào não người có thể giúp người bị liệt có khả năng vận động trở lại hoàn toàn. (Ảnh: Getty Images)
FDA cũng lo ngại những sự cố tiềm ẩn có thể phát sinh khi cần lấy ra hoặc nâng cấp thiết bị do các dây dẫn điện cực có thể xâm nhập các phần của não người cấy ghép. Chúng nhỏ đến mức có nguy cơ bị vỡ trong quá trình tháo gỡ.
Để xử lý những lo ngại về an toàn mà FDA chỉ ra, tỷ phú Musk đã gấp rút tiến hành các thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, hành vi này đã khiến Bộ Nông nghiệp Mỹ để mắt tới và đang xem xét khả năng vi phạm Đạo luật Phúc lợi Động vật sau khi có báo cáo về hành vi ngược đãi động vật. Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cũng đang điều tra xem liệu Neuralink có tuân thủ đúng các quy trình an toàn khi xử lý các con chip lấy từ não động vật hay không.
Trước đây, khi giới thiệu về công nghệ cấy chip vào não, tỷ phú Musk tự hào rằng Neuralink an toàn đến mức ông có thể dùng công nghệ này cho các con của mình. Mục đích sử dụng của công nghệ này là khôi phục khả năng vận động hoàn toàn cho người bị liệt.
Tuy nhiên, tại một hội nghị vào tháng 2, ông Dongjin Seo, Phó Ban Kỹ thuật của Neuralink, thừa nhận rằng mục tiêu ngắn hạn tiên quyết của công nghệ này chỉ đơn thuần là giúp những bệnh nhân bị liệt sử dụng văn bản trên máy vi tính để giao tiếp.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã bác đơn đăng ký thử nghiệm lâm sàng cấy chip vào não người của công ty Neuralink do tỷ phú Elon Musk sáng lập. FDA cho rằng thử nghiệm ghép chip vào não con người của Neuralink là không an toàn. FDA đã đưa ra những lo ngại an toàn cần Neuralink phải xử lý trước khi đưa vào thử nghiệm trên người.
Một số nhân viên của Neuralink cho biết, FDA đã chỉ ra hàng chục thiếu sót trong các đợt thử nghiệm trước đó để làm lý do bác bỏ đơn đăng ký từ hồi năm 2022. Theo FDA, các sợi nhỏ liên kết chip với não của người có thể di chuyển, làm thay đổi chức năng não, gây viêm nhiễm, vỡ mạch máu và làm hỏng các mô. FDA cũng lo ngại não bị tổn thương trong quá trình gỡ bỏ thiết bị.
Trong đó, mối quan tâm chính của FDA là pin lithium của thiết bị. FDA không tin hệ thống pin hoạt động bình thường bên trong não và Neuralink phải chứng minh thiết bị của họ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tương tự như pin lithium cung cấp năng lượng cho xe điện Tesla, trong trường hợp bị đốt cháy hàng giờ ở nhiệt độ 1.600°C, nếu bị tác động sai cách, pin lithium trong chip của Neuralink có thể gây tổn thương não. FDA muốn Neuralink chứng minh bằng các nghiên cứu trên động vật trước rằng loại pin này rất khó có khả năng bị hỏng hóc.
Tỷ phú Elon Musk cho hay, công nghệ cấy chip vào não người có thể giúp người bị liệt có khả năng vận động trở lại hoàn toàn. (Ảnh: Getty Images)
Để xử lý những lo ngại về an toàn mà FDA chỉ ra, tỷ phú Musk đã gấp rút tiến hành các thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, hành vi này đã khiến Bộ Nông nghiệp Mỹ để mắt tới và đang xem xét khả năng vi phạm Đạo luật Phúc lợi Động vật sau khi có báo cáo về hành vi ngược đãi động vật. Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cũng đang điều tra xem liệu Neuralink có tuân thủ đúng các quy trình an toàn khi xử lý các con chip lấy từ não động vật hay không.
Trước đây, khi giới thiệu về công nghệ cấy chip vào não, tỷ phú Musk tự hào rằng Neuralink an toàn đến mức ông có thể dùng công nghệ này cho các con của mình. Mục đích sử dụng của công nghệ này là khôi phục khả năng vận động hoàn toàn cho người bị liệt.
Tuy nhiên, tại một hội nghị vào tháng 2, ông Dongjin Seo, Phó Ban Kỹ thuật của Neuralink, thừa nhận rằng mục tiêu ngắn hạn tiên quyết của công nghệ này chỉ đơn thuần là giúp những bệnh nhân bị liệt sử dụng văn bản trên máy vi tính để giao tiếp.
Theo Genk