Mỹ "đốt" hàng tỷ USD để "tiễn vong" triệt để thiết bị viễn thông Trung Quốc

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Hiện tại, những thiết bị viễn thông có khả năng xây dựng mạng di động chi phí hợp lý nhất thường đến từ Huawei và ZTE của Trung Quốc. Đáng tiếc, cả 2 công ty đều được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ, đó là lý do tại sao FCC gần đây đã cấm nhập khẩu thiết bị mới từ cả hai công ty.

Mỹ đang chi ra 1,9 tỉ USD để giúp các nhà mạng nông thôn loại bỏ những trang thiết bị Huawei và ZTE ra khỏi các mạng lưới cũ.

Nhiều nhà phê bình cho biết, mối quan hệ của các công ty này với Chính phủ Trung Quốc đã giúp họ đưa ra những thỏa thuận tài chính mà các nhà mạng nhỏ không thể từ chối. Quốc hội Hoa Kỳ sẽ cần phải phê duyệt khoản đầu tư 3 tỉ USD để hoàn thành công việc “loại bỏ và thay thế”.

524288_70849780980539_1440574980751360

Mỹ muốn thay thế bằng công nghệ Open Radio Access Network (ORAN)​

Axios tiết lộ, Mỹ đang xem xét chi 1,5 tỷ USD để phát triển giải pháp thay thế "dựa trên tiêu chuẩn" riêng, áp dụng với những thiết bị viễn thông do các công ty như Huawei và ZTE cung cấp ở cấp thấp và Ericsson, Nokia và Samsung ở cấp cao. Mục tiêu là phát triển thiết bị viễn thông của Mỹ, cho phép các công ty không dây tại Mỹ mua thiết bị nội địa xây dựng mạng lưới.

Alan Davidson, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại về truyền thông và thông tin, đồng thời là quản trị viên NTIA, cho biết: "Thị trường thiết bị không dây toàn cầu có tính thống nhất cao tạo ra những rủi ro nghiêm trọng cho cả người tiêu dung lẫn các công ty Hoa Kỳ." Davidson đang đề cập những rủi ro bảo mật có thể gặp phải từ các công ty như Huawei và ZTE. Cả 2 đều bị cáo buộc giấu "backdoor" vào thiết bị hòng thu thập dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp, rồi gửi đến máy chủ ở Bắc Kinh. Cả Huawei lẫn ZTE đều phủ nhận việc có backdoor này.

Vài năm trước, Mỹ đã cảnh báo các đồng minh không sử dụng thiết bị Huawei cho hệ thống mạng 5G. Một số quốc gia đã làm theo lời khuyên trong khi những quốc gia khác thì không. Đáng chú ý nhất, Vương quốc Anh ban đầu đồng ý cho phép Huawei cung cấp thiết bị 5G cho nhà mạng trên thị trường, sau đó đã thay đổi 180 độ, ra lệnh loại bỏ thiết bị vào cuối 2027.

Với Mỹ, kế hoạch của họ là thay thế thiết bị viễn thông độc quyền của các công ty như Nokia, Ericsson và Huawei bằng ORAN (Mạng truy cập vô tuyến mở). ORAN sử dụng các bộ phận máy tính tiêu chuẩn để thay thế thiết bị mạng mà những nhà cung cấp dịch vụ không dây trước đây buộc phải mua. Chương trình sẽ bắt đầu với giai đoạn bình luận công khai kéo dài đến ngày 23/1. Chi phí cho chương trình này đến từ Đạo luật Khoa học và CHIPS vừa được thông qua.

Mỹ đốt hàng tỷ USD để tiễn vong triệt để thiết bị viễn thông Trung Quốc

Dish Wireless đang sử dụng công nghệ ORAN để xây dựng mạng 5G của mình

Dish Wireless đã sử dụng ORAN để giúp xây dựng mạng 5G của mình​

ORAN đã được Dish Network (Mỹ) và Rakuten (Nhật Bản) sử dụng. Hồi tháng 5, trước khi Mỹ công bố sáng kiến này, Dish đã ký một thỏa thuận với Samsung và tuyên bố: "Các giải pháp 5G của Samsung sẽ đóng một vai trò không thể thiếu trong việc mở rộng mạng của chúng tôi, giúp chúng tôi linh hoạt triển khai mạng dựa trên đám mây của mình bằng những giải pháp dựa trên phần mềm, hỗ trợ các dịch vụ tiên tiến và khả năng mở rộng hoạt động."

John Swieringa, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Dish Wireless, bổ sung thêm: “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Samsung, công ty dẫn đầu ngành về đổi mới vRAN và ORAN, sẽ giúp hỗ trợ tầm nhìn của chúng tôi trong việc cung cấp các dịch vụ 5G dựa trên nền tảng đám mây mở, có khả năng tương tác đến người tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ."

Samsung Networks Business sẽ cung cấp cho Dish Wireless các trang thiết bị, giúp nhà mạng này xây dựng mạng 5G bằng cách sử dụng phần mềm RAN, vRAN và một số thiết bị vô tuyến ORAN. vRAN của Samsung có thể hoạt động trên bất kỳ máy chủ thương mại nào có sẵn, sẽ cung cấp cho Dish Wireless hiệu năng tương tự phần cứng độc quyền truyền thống, vốn có nguồn gốc từ các công ty như Huawei, ZTE, Nokia và Ericsson.

Theo VN review​
 
Bên trên