Mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này cần thêm một Đạo luật Chip và Khoa học nếu muốn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn.
Đạo luật Chip và Khoa học trị giá 52 tỷ USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào năm 2022. Theo Đạo luật này, khoản tài trợ thứ ba và lớn nhất từ trước đến nay trị giá 1,5 tỷ USD được chuyển cho nhà sản xuất chip GlobalFoundries, có trụ sở tại New York vào đầu tuần này.
Mỹ cần một Đạo luật Chip và Khoa học khác để dẫn đầu thế giới. (Ảnh: Agam Shah)
Hiện tại, Intel cũng nằm trong số những công ty đang tranh giành nguồn tài trợ từ Đạo luật này. Theo các nhà phân tích và quan chức nắm rõ tình hình, mặc dù Bộ Thương mại Mỹ vẫn chưa công bố số tiền trong gói tài trợ trị giá 52 tỷ USD sẽ cấp cho Intel, nhưng nhà sản xuất chip Mỹ dự kiến sẽ nhận được một phần đáng kể.
Trong động thái mới nhất, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói tại sự kiện của xưởng đúc Intel Foundry Direct Connect, ở San Jose, California rằng: “Intel là một công ty dẫn đầu của Mỹ, có vai trò rất lớn trong quá trình hồi sinh ngành bán dẫn của Mỹ” , đồng thời cho biết, Intel nên chuẩn bị sẵn sàng để sớm công bố nhận thêm các nguồn tài trợ theo Đạo luật Chip và Khoa học.
Bà cũng chia sẻ thêm rằng: “Tôi hết hơi khi phải chạy nhanh nhất có thể để triển khai Đạo luật Chip và Khoa học đầu tiên”.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ, Gina Raimondo, chỉ riêng Đạo luật Chip và Khoa học trị giá 52 tỷ USD đầu tiên là không đủ để Mỹ giành lại vị trí dẫn đầu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, bà đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn với Giám đốc điều hành Intel, Pat Gelsinger tại sự kiện của công ty.
Bà nhận định rõ: “Tôi cho rằng sẽ phải có thêm Đạo luật Chip và Khoa học thứ hai, hoặc một loại hình đầu tư tiếp tục nào đó, nếu Mỹ muốn dẫn đầu thế giới trong ngành bán dẫn, đáp ứng đủ và kịp nhu cầu về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngoài ra, Gina Raimondo cũng chỉ ra nhu cầu tính toán của trí tuệ nhân tạo, đồng thời nói thêm rằng, mình đã nói chuyện với Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman (người đang làm việc để đảm bảo chính phủ Mỹ chấp thuận cho một liên doanh lớn nhằm thúc đẩy sản xuất chip AI trên toàn cầu).
Theo Genk
Đạo luật Chip và Khoa học trị giá 52 tỷ USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào năm 2022. Theo Đạo luật này, khoản tài trợ thứ ba và lớn nhất từ trước đến nay trị giá 1,5 tỷ USD được chuyển cho nhà sản xuất chip GlobalFoundries, có trụ sở tại New York vào đầu tuần này.
Mỹ cần một Đạo luật Chip và Khoa học khác để dẫn đầu thế giới. (Ảnh: Agam Shah)
Hiện tại, Intel cũng nằm trong số những công ty đang tranh giành nguồn tài trợ từ Đạo luật này. Theo các nhà phân tích và quan chức nắm rõ tình hình, mặc dù Bộ Thương mại Mỹ vẫn chưa công bố số tiền trong gói tài trợ trị giá 52 tỷ USD sẽ cấp cho Intel, nhưng nhà sản xuất chip Mỹ dự kiến sẽ nhận được một phần đáng kể.
Trong động thái mới nhất, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói tại sự kiện của xưởng đúc Intel Foundry Direct Connect, ở San Jose, California rằng: “Intel là một công ty dẫn đầu của Mỹ, có vai trò rất lớn trong quá trình hồi sinh ngành bán dẫn của Mỹ” , đồng thời cho biết, Intel nên chuẩn bị sẵn sàng để sớm công bố nhận thêm các nguồn tài trợ theo Đạo luật Chip và Khoa học.
Bà cũng chia sẻ thêm rằng: “Tôi hết hơi khi phải chạy nhanh nhất có thể để triển khai Đạo luật Chip và Khoa học đầu tiên”.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ, Gina Raimondo, chỉ riêng Đạo luật Chip và Khoa học trị giá 52 tỷ USD đầu tiên là không đủ để Mỹ giành lại vị trí dẫn đầu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, bà đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn với Giám đốc điều hành Intel, Pat Gelsinger tại sự kiện của công ty.
Bà nhận định rõ: “Tôi cho rằng sẽ phải có thêm Đạo luật Chip và Khoa học thứ hai, hoặc một loại hình đầu tư tiếp tục nào đó, nếu Mỹ muốn dẫn đầu thế giới trong ngành bán dẫn, đáp ứng đủ và kịp nhu cầu về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngoài ra, Gina Raimondo cũng chỉ ra nhu cầu tính toán của trí tuệ nhân tạo, đồng thời nói thêm rằng, mình đã nói chuyện với Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman (người đang làm việc để đảm bảo chính phủ Mỹ chấp thuận cho một liên doanh lớn nhằm thúc đẩy sản xuất chip AI trên toàn cầu).
Theo Genk