torune
Film critic
Motorola Tech3 là chiếc tai nghe thuần không dây rất độc đáo với 3 cơ chế hoạt động của một chiếc tai nghe. Bên cạnh đó, thời lượng pin vượt trội, Bluetooth 5.0 mới, kháng nước IPX5 cực kỳ phù hợp với người dùng vận động nhiều, thường xuyên tập luyện thể thao.
Thiết kế độc đáo từ hộp đựng cho đến chiếc tai nghe
Sau khi hoàn tất việc khui hộp, chúng ta sẽ thấy chiếc hộp chứa kiêm case sạc tai nghe. Hộp sạc của Motorola Tech3 có hình tròn, cơ chế nắp lật… giống như hộp trang điểm của các chị em vậy. Thiết kế này không giống với bất kỳ hộp sạc của tai nghe nào ngoài thị trường khi mà phần lớn nhà sản xuất chọn làm kiểu vuông vắn, bo tròn 4 góc (như AirPods); hoặc là hình thoi, bầu bầu (như Sennheiser).
Lạ lùng hơn nữa, có 2 dây cáp được cuốn gọn gàng, vòng quanh chiếc hộp. Đây chính là những điểm thú vị mà chúng ta sẽ cùng phân tích ở phần nói về khả năng “biến hình” của chiếc tai nghe này nhé.
Nhìn chung, thiết kế sản phẩm của Motorola Tech3 hơi lạ nhưng lại mang đến cảm giác gần gũi mỗi khi chúng ta nhắc đến thương hiệu Motorola. Từ cách vận hành chiếc hộp, cách thay đổi linh hoạt giữa các cách sử dụng Motorola Tech3 (thuần không dây > có dây Bluetooth > có dây và jack 3.5mm) khiến cho mình nhớ đến giai đoạn trong quá khứ, lúc mà những hãng điện thoại như là Sony Ericsson, Nokia, Motorola (với chiếc RAZR)… không ngừng sáng tạo, mang đến những sản phẩm không ai giống ai; vừa độc đáo, vừa thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng.
Dù chỉ một chiếc tai nghe, Motorola Tech3 bất ngờ mang đến cảm giác quen thuộc như vậy. Một mình một phách, Motorola Tech3 hiện lên một cách kỳ lạ ở lần mở hộp đầu tiên. Sau đó, người dùng phải học cách tiếp cận, sử dụng. Để cuối cùng, họ có tùy quyền sử dụng sản phẩm theo cách mình muốn, tiện lợi nhất; mà không bị đóng khung vào một cách sử dụng nào mà nhà sản xuất đặt ra.
Khả năng “biến hình” 3-in-1
Motorola Tech3 không chỉ có MỘT mà tận BA cơ chế hoạt động: (1) thuần không dây (true wireless), (2) có dây nối liền tai earbud và (3) đi dây jack 3.5mm như tai nghe truyền thống.
Ở cơ chế (1) và (2), cách sử dụng của Motorola Tech3 không khác mấy với tình hình chung của các tai nghe thuần không dây hiện nay. Chỉ cần rút tai nghe ra khỏi hộp sạc, kết nối Bluetooth với nguồn phát rồi sau đó tận hưởng.
Sở dĩ cơ chế (2) xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao. Việc có một dây cáp nối liền 2 tai nghe để phòng trường hợp chúng ta vận động mạnh quá. Khi đó, dù bị rơi ra thì tai nghe vẫn nằm vắt vẻo trên vai người dùng mà không bị văng đi mất.
Cơ chế hoạt động số (3) xuất hiện để ‘cứu cánh’, phòng khi tai nghe bị hết pin mà người dùng quên sạc. Khi đó, chúng ta có thể tận dụng jack 3.5mm truyền thống để lấy nguồn và nghe nhạc đến khi chán chê mà thôi.
Bằng việc cung cấp 3 cơ chế sử dụng, có thể thấy mà sản xuất muốn chúng ta tận dụng Motorola Tech3 hết mức có thể; bất chấp các tình huống không dây, có dây, còn pin hoặc hết pin. Để làm được điều này, ắt hẳn, họ phải tự tin lắm trước độ bền của tai nghe cũng như chất lượng âm thanh mà Tech3 đem lại.
Chất lượng âm thanh cân bằng, quá ổn so với mức giá
Đây là phần quan trọng nhất nhưng cũng là phần nhiều bất ngờ nhất. Mình rất ngạc nhiên khi mà ở mức giá (dưới 3 triệu đồng), cùng 3 cơ chế biến hình, mà chất âm trên Motorola Tech3 lại rất cân bằng, tốt hơn nhiều so với một vài đối thủ cùng tầm giá (chẳng hạn như phiên bản sao chép AirPod của một nsx đến từ Trung Quốc).
Bất ngờ tiếp theo là ở không gian âm thanh (hay còn được gọi là âm trường), Motorola Tech3 mang đến âm trường rộng rãi. Yếu tố này thực sự cần thiết với một tai nghe kiểu in-ear. Vốn dĩ thiết kế in-ear làm cho vòi của ear-bud đi khá sâu vô lỗ tai khiến một vài người cảm thấy khó chịu. Đã thế, nếu âm trường bị hẹp, bị bí, bị phẳng… cảm giác ‘ức chế’ sẽ tăng lên gấp bội.
Rất may, dù còn nhiều điểm khuyết ở sắc màu của âm thanh, Motorola Tech3 lại có thể mang đến âm trường rộng, cho người nghe thoải mái dù với một thiết kế in-ear. Khi đạt trạng thái thoải mái rồi, chúng ta có thể nghe nhiều và phát hiện ra nhiều điểm đặc sắc hơn nữa của chiếc tai nghe.
Để mô tả màu sắc âm thanh trên Motorola Tech3, mình chọn khái niệm cân bằng. Motorola Tech3 thể hiện được tốt đa phần nhạc Pop Mỹ, K-Pop, EDM, Dance, R&B… Sự cân bằng trong màu sắc âm thanh của Tech3 là một lợi thế cho sản phẩm, đặc biệt ở mức giá phổ thông, hướng đến nhiều đối tượng (chưa kể là thêm 3 cơ chế hoạt động dành cho nhiều người).
Lợi thế đó chính là, ở những ca khúc mang âm hưởng tối, Tech3 không hướng tối quá sâu. Ở những bài mang màu sắc tươi sáng, Tech3 cũng kịp thời kéo lại tổng thể bài nhạc trở lại điểm cân bằng. Thêm nữa, nhờ sự cân bằng mặc định, Tech3 trao cho người nghe quyền tùy chỉnh âm thanh qua ứng dụng, ai muốn nghe nhiều bass hoặc nhiều treble là quyền của họ. Nhờ vậy, mình tin chắc Tech3 sẽ không quá kén người nghe.
Motorola Tech3 phù hợp để nghe nhiều thể loại âm nhạc. Chẳng hạn như bài hit mới Lovesick Girls của Blackpink. Chất lượng âm thanh hết sức cân bằng, bass ra bass, treble ra treble, vocal ra vocal. Âm thanh rất trong trẻo, tách bạch; trải nghiệm rất tươi và mới.
Không chỉ có cân bằng, với khả năng kiểm soát âm thanh rất tốt, những bài rock-pop khá cũ như Still Intro You nghe vẫn rất với, vừa phải; trong khi tiếng ghi-ta đánh lên rất đằm, không bị rát hay chói.
Thử bài hát kinh điển Emotions của Mariah Carey. Tiếng của Tech3 nghe trong trẻo, rõ ràng và tôn vocal của ca sĩ. Phong cách phối khí thì cũ nhưng trải nghiệm âm thanh thì không cũ một chút nào. Âm trường rộng của Tech3 giúp cho giọng của Mariah thoát hết cả ra, đầy năng lượng nhưng vẫn giàu cảm xúc.
Điều hướng cần hoàn thiện
Có lẽ vì quá chăm chút ở khả năng ‘biến hình’ và đảm bảo cân bằng chất lượng âm thanh cho nên Motorola quên mất một vài cử chỉ thường thấy trên một chiếc tai nghe không dây. Cụ thể, chúng ta vẫn có thao tác chạm (một lần và hai lần…) nhưng không có thao tác vuốt.
Điều này đồng nghĩa, Tech3 chỉ hỗ trợ play/pause, nghe/gọi… mà không hỗ trợ thay đổi âm lượng ngay trên tai nghe. Do đó, muốn tăng/giảm volume, chỉ còn cách dùng trình phát nhạc hoặc nguồn phát (như là điện thoại, máy tính…).
Trải nghiệm 3 chế độ tai nghe, thời lượng pin, v.v…
Về phần trải nghiệm, như đã nói ở trên. Trong lần tiếp xúc đầu tiên, Motorola Tech3 khá là lạ. Buộc chúng ta phải học cách mở hộp, cất dây cáp… Nếu không muốn lần mò thì các bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng, khá đầy đủ.
Thử nghiệm nghe lần lượt 3 chế độ, thì mình thấy âm thanh của Tech3 không thay đổi. Vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, ở chế độ dùng dây jack 3.5mm thì âm lượng giảm một chút. Lúc này có vẻ như tai nghe lấy nguồn trực tiếp từ thiết bị phát và không dùng pin tích hợp cho nên công suất bị giảm.
Thời lượng pin là một điểm cộng. Chúng ta có hơn 7 giờ phát nhạc liên tục sau 1 lần sạc đầy. Cộng với case và chế độ có dây, thì, chúng ta không cần phải lo đến thời lượng pin của Tech3 nữa. Nếu không muốn nói là bất tử (với chế độ có dây headphone).
Bàn về chiếc hai chiếc ear-bud. Phải nói là ngoại hình không được bắt mắt cho lắm. Nhưng, trọng lượng thì nhẹ một cách đáng kinh ngạc. Đặc điểm này rất lý tưởng cho anh em nghe nhạc trong thời gian dài.
Dĩ nhiên, Tech3 không hoàn hảo. Vòi của ear-bud hơi nông và không đi sâu vào trong tai. Điều này giúp người đeo Tech3 cảm thấy thoải mái nhưng cách âm lại không tốt. Do đó, nếu muốn cách âm thật sự tốt, chúng ta nên cân nhắc đến những mẫu in-ear nhét tai sâu hơn.
Cá nhân, mình rất thích trải nghiệm mà Motorola Tech3 mang lại sau một thời gian dài sử dụng. Tai nghe hoạt động tốt, kết nối Bluetooth (5.0) rất nhanh. Trong khi đó, thao tác tháo/quấn dây cáp nhìn rất là ‘cool’ – ngầu; mô phỏng động tác quấn tay mỗi khi chơi thể thao hay sắp sửa nâng tạ vậy.
Chất lượng âm thanh thì đã bàn ở trên. Mặc dù có âm trường rộng rãi, nhưng khi lên âm lượng lớn, noise bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Vì vậy, mình không khuyến khích người dùng Tech3 nghe nhạc ở volume cao; cho dù bạn muốn dùng âm thanh tai nghe để lấn át tiếng ồn bên ngoài. Căn bản là chiếc tai nghe này không chú trọng vào khả năng khử ồn.
Motorola Tech3: Cân bằng hoàn hảo giữa âm thanh, giá bán và tính năng
Nhìn chung, Motorola Tech3 là một bất ngờ lớn. Trên sản phẩm, có bóng dáng của sự phá cách từ nsx Motorola; đồng thời lại đảm bảo được sự cân bằng ở chất lượng âm thanh cũng như hiệu năng trong suốt quá trình sử dụng.
Thiết kế độc đáo từ hộp đựng cho đến chiếc tai nghe
Sau khi hoàn tất việc khui hộp, chúng ta sẽ thấy chiếc hộp chứa kiêm case sạc tai nghe. Hộp sạc của Motorola Tech3 có hình tròn, cơ chế nắp lật… giống như hộp trang điểm của các chị em vậy. Thiết kế này không giống với bất kỳ hộp sạc của tai nghe nào ngoài thị trường khi mà phần lớn nhà sản xuất chọn làm kiểu vuông vắn, bo tròn 4 góc (như AirPods); hoặc là hình thoi, bầu bầu (như Sennheiser).
Lạ lùng hơn nữa, có 2 dây cáp được cuốn gọn gàng, vòng quanh chiếc hộp. Đây chính là những điểm thú vị mà chúng ta sẽ cùng phân tích ở phần nói về khả năng “biến hình” của chiếc tai nghe này nhé.
Nhìn chung, thiết kế sản phẩm của Motorola Tech3 hơi lạ nhưng lại mang đến cảm giác gần gũi mỗi khi chúng ta nhắc đến thương hiệu Motorola. Từ cách vận hành chiếc hộp, cách thay đổi linh hoạt giữa các cách sử dụng Motorola Tech3 (thuần không dây > có dây Bluetooth > có dây và jack 3.5mm) khiến cho mình nhớ đến giai đoạn trong quá khứ, lúc mà những hãng điện thoại như là Sony Ericsson, Nokia, Motorola (với chiếc RAZR)… không ngừng sáng tạo, mang đến những sản phẩm không ai giống ai; vừa độc đáo, vừa thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng.
Dù chỉ một chiếc tai nghe, Motorola Tech3 bất ngờ mang đến cảm giác quen thuộc như vậy. Một mình một phách, Motorola Tech3 hiện lên một cách kỳ lạ ở lần mở hộp đầu tiên. Sau đó, người dùng phải học cách tiếp cận, sử dụng. Để cuối cùng, họ có tùy quyền sử dụng sản phẩm theo cách mình muốn, tiện lợi nhất; mà không bị đóng khung vào một cách sử dụng nào mà nhà sản xuất đặt ra.
Khả năng “biến hình” 3-in-1
Motorola Tech3 không chỉ có MỘT mà tận BA cơ chế hoạt động: (1) thuần không dây (true wireless), (2) có dây nối liền tai earbud và (3) đi dây jack 3.5mm như tai nghe truyền thống.
Ở cơ chế (1) và (2), cách sử dụng của Motorola Tech3 không khác mấy với tình hình chung của các tai nghe thuần không dây hiện nay. Chỉ cần rút tai nghe ra khỏi hộp sạc, kết nối Bluetooth với nguồn phát rồi sau đó tận hưởng.
Sở dĩ cơ chế (2) xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao. Việc có một dây cáp nối liền 2 tai nghe để phòng trường hợp chúng ta vận động mạnh quá. Khi đó, dù bị rơi ra thì tai nghe vẫn nằm vắt vẻo trên vai người dùng mà không bị văng đi mất.
Cơ chế hoạt động số (3) xuất hiện để ‘cứu cánh’, phòng khi tai nghe bị hết pin mà người dùng quên sạc. Khi đó, chúng ta có thể tận dụng jack 3.5mm truyền thống để lấy nguồn và nghe nhạc đến khi chán chê mà thôi.
Bằng việc cung cấp 3 cơ chế sử dụng, có thể thấy mà sản xuất muốn chúng ta tận dụng Motorola Tech3 hết mức có thể; bất chấp các tình huống không dây, có dây, còn pin hoặc hết pin. Để làm được điều này, ắt hẳn, họ phải tự tin lắm trước độ bền của tai nghe cũng như chất lượng âm thanh mà Tech3 đem lại.
Chất lượng âm thanh cân bằng, quá ổn so với mức giá
Đây là phần quan trọng nhất nhưng cũng là phần nhiều bất ngờ nhất. Mình rất ngạc nhiên khi mà ở mức giá (dưới 3 triệu đồng), cùng 3 cơ chế biến hình, mà chất âm trên Motorola Tech3 lại rất cân bằng, tốt hơn nhiều so với một vài đối thủ cùng tầm giá (chẳng hạn như phiên bản sao chép AirPod của một nsx đến từ Trung Quốc).
Bất ngờ tiếp theo là ở không gian âm thanh (hay còn được gọi là âm trường), Motorola Tech3 mang đến âm trường rộng rãi. Yếu tố này thực sự cần thiết với một tai nghe kiểu in-ear. Vốn dĩ thiết kế in-ear làm cho vòi của ear-bud đi khá sâu vô lỗ tai khiến một vài người cảm thấy khó chịu. Đã thế, nếu âm trường bị hẹp, bị bí, bị phẳng… cảm giác ‘ức chế’ sẽ tăng lên gấp bội.
Rất may, dù còn nhiều điểm khuyết ở sắc màu của âm thanh, Motorola Tech3 lại có thể mang đến âm trường rộng, cho người nghe thoải mái dù với một thiết kế in-ear. Khi đạt trạng thái thoải mái rồi, chúng ta có thể nghe nhiều và phát hiện ra nhiều điểm đặc sắc hơn nữa của chiếc tai nghe.
Để mô tả màu sắc âm thanh trên Motorola Tech3, mình chọn khái niệm cân bằng. Motorola Tech3 thể hiện được tốt đa phần nhạc Pop Mỹ, K-Pop, EDM, Dance, R&B… Sự cân bằng trong màu sắc âm thanh của Tech3 là một lợi thế cho sản phẩm, đặc biệt ở mức giá phổ thông, hướng đến nhiều đối tượng (chưa kể là thêm 3 cơ chế hoạt động dành cho nhiều người).
Lợi thế đó chính là, ở những ca khúc mang âm hưởng tối, Tech3 không hướng tối quá sâu. Ở những bài mang màu sắc tươi sáng, Tech3 cũng kịp thời kéo lại tổng thể bài nhạc trở lại điểm cân bằng. Thêm nữa, nhờ sự cân bằng mặc định, Tech3 trao cho người nghe quyền tùy chỉnh âm thanh qua ứng dụng, ai muốn nghe nhiều bass hoặc nhiều treble là quyền của họ. Nhờ vậy, mình tin chắc Tech3 sẽ không quá kén người nghe.
Motorola Tech3 phù hợp để nghe nhiều thể loại âm nhạc. Chẳng hạn như bài hit mới Lovesick Girls của Blackpink. Chất lượng âm thanh hết sức cân bằng, bass ra bass, treble ra treble, vocal ra vocal. Âm thanh rất trong trẻo, tách bạch; trải nghiệm rất tươi và mới.
Không chỉ có cân bằng, với khả năng kiểm soát âm thanh rất tốt, những bài rock-pop khá cũ như Still Intro You nghe vẫn rất với, vừa phải; trong khi tiếng ghi-ta đánh lên rất đằm, không bị rát hay chói.
Thử bài hát kinh điển Emotions của Mariah Carey. Tiếng của Tech3 nghe trong trẻo, rõ ràng và tôn vocal của ca sĩ. Phong cách phối khí thì cũ nhưng trải nghiệm âm thanh thì không cũ một chút nào. Âm trường rộng của Tech3 giúp cho giọng của Mariah thoát hết cả ra, đầy năng lượng nhưng vẫn giàu cảm xúc.
Điều hướng cần hoàn thiện
Có lẽ vì quá chăm chút ở khả năng ‘biến hình’ và đảm bảo cân bằng chất lượng âm thanh cho nên Motorola quên mất một vài cử chỉ thường thấy trên một chiếc tai nghe không dây. Cụ thể, chúng ta vẫn có thao tác chạm (một lần và hai lần…) nhưng không có thao tác vuốt.
Điều này đồng nghĩa, Tech3 chỉ hỗ trợ play/pause, nghe/gọi… mà không hỗ trợ thay đổi âm lượng ngay trên tai nghe. Do đó, muốn tăng/giảm volume, chỉ còn cách dùng trình phát nhạc hoặc nguồn phát (như là điện thoại, máy tính…).
Trải nghiệm 3 chế độ tai nghe, thời lượng pin, v.v…
Về phần trải nghiệm, như đã nói ở trên. Trong lần tiếp xúc đầu tiên, Motorola Tech3 khá là lạ. Buộc chúng ta phải học cách mở hộp, cất dây cáp… Nếu không muốn lần mò thì các bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng, khá đầy đủ.
Thử nghiệm nghe lần lượt 3 chế độ, thì mình thấy âm thanh của Tech3 không thay đổi. Vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, ở chế độ dùng dây jack 3.5mm thì âm lượng giảm một chút. Lúc này có vẻ như tai nghe lấy nguồn trực tiếp từ thiết bị phát và không dùng pin tích hợp cho nên công suất bị giảm.
Thời lượng pin là một điểm cộng. Chúng ta có hơn 7 giờ phát nhạc liên tục sau 1 lần sạc đầy. Cộng với case và chế độ có dây, thì, chúng ta không cần phải lo đến thời lượng pin của Tech3 nữa. Nếu không muốn nói là bất tử (với chế độ có dây headphone).
Bàn về chiếc hai chiếc ear-bud. Phải nói là ngoại hình không được bắt mắt cho lắm. Nhưng, trọng lượng thì nhẹ một cách đáng kinh ngạc. Đặc điểm này rất lý tưởng cho anh em nghe nhạc trong thời gian dài.
Dĩ nhiên, Tech3 không hoàn hảo. Vòi của ear-bud hơi nông và không đi sâu vào trong tai. Điều này giúp người đeo Tech3 cảm thấy thoải mái nhưng cách âm lại không tốt. Do đó, nếu muốn cách âm thật sự tốt, chúng ta nên cân nhắc đến những mẫu in-ear nhét tai sâu hơn.
Cá nhân, mình rất thích trải nghiệm mà Motorola Tech3 mang lại sau một thời gian dài sử dụng. Tai nghe hoạt động tốt, kết nối Bluetooth (5.0) rất nhanh. Trong khi đó, thao tác tháo/quấn dây cáp nhìn rất là ‘cool’ – ngầu; mô phỏng động tác quấn tay mỗi khi chơi thể thao hay sắp sửa nâng tạ vậy.
Chất lượng âm thanh thì đã bàn ở trên. Mặc dù có âm trường rộng rãi, nhưng khi lên âm lượng lớn, noise bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Vì vậy, mình không khuyến khích người dùng Tech3 nghe nhạc ở volume cao; cho dù bạn muốn dùng âm thanh tai nghe để lấn át tiếng ồn bên ngoài. Căn bản là chiếc tai nghe này không chú trọng vào khả năng khử ồn.
Motorola Tech3: Cân bằng hoàn hảo giữa âm thanh, giá bán và tính năng
Nhìn chung, Motorola Tech3 là một bất ngờ lớn. Trên sản phẩm, có bóng dáng của sự phá cách từ nsx Motorola; đồng thời lại đảm bảo được sự cân bằng ở chất lượng âm thanh cũng như hiệu năng trong suốt quá trình sử dụng.
Chỉnh sửa lần cuối: