Ngày nay, Microsoft coi thị trường smartphone là cơ hội để bán ứng dụng và dịch vụ, không phải điện thoại.
Ngày nay, Microsoft đang là một nhà cung cấp các ứng dụng trên iOS của Apple và Android của Google, nhưng trước đây, họ từng là đối thủ của nhau. Thậm chí trước khi thế hệ Windows Phone ra đời, Microsoft đã tham gia vào thị trường phần cứng di động với hai mẫu máy Kin, sau khi Windows Mobile lụi tàn.
Bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào những gì đã xảy ra trong một thập kỷ sau đó. Có vẻ như số phận của Kin đã được định đoạt ngay từ đầu, kể từ khi hệ điều hành Windows Phone 7 được công bố vào đầu năm 2010.
Giao diện Metro trên các thiết bị Zune 2, Zune HD và Windows Phone 7
Ban đầu, Microsoft nghĩ rằng họ có thể sử dụng cùng một kế hoạch như với Windows Mobile và PC, đó là cấp phép phần mềm, để những công ty khác lo sản xuất phần cứng. Microsoft đã đặt ra một số yêu cầu khó chịu đối với phần cứng, khiến các thiết bị WP7 đời đầu bị hạn chế nhiều mặt. Ví dụ: ban đầu chỉ độ phân giải WVGA (480 x 800px) được hỗ trợ. Ngoài ra còn có một danh sách các chipset cụ thể được phê duyệt, khiến thiết bị WP7 tụt hậu so với Android trong cuộc đua về số lượng lõi CPU.
Lúc ra mắt, WP7 bị đánh giá là một hệ điều hành thiếu hoàn thiện một cách nghiêm trọng, không có tính năng copy/paste, không đa nhiệm, không có trình quản lý tệp trên toàn hệ thống, không có chia sẻ Internet, v.v…
Giao diện theo dạng Hub là ý tưởng chính trên WP7
Bất chấp tất cả những điều đó, cuối năm 2010, những chiếc điện thoại WP7 đầu tiên đã được tung ra thị trường, chúng đến từ một số nhà sản xuất khác nhau - HTC, Samsung, LG và thậm chí cả Dell. Tất cả họ trước đó đều đã sản xuất thiết bị Android, nhưng bây giờ nhà sản xuất hệ điều hành thống trị trên máy tính (và một trong những hệ điều hành di động nổi bật của nhiều năm trước) đã tham gia cuộc chiến, do đó các hãng điện thoại sẽ không muốn đứng ngoài cuộc.
Microsoft sẽ đánh dấu sự kết thúc của hệ điều hành Android non trẻ và sự sụp đổ của iOS hùng mạnh? Có vẻ các nhân viên của Microsoft đã nghĩ vậy khi họ tổ chức một... đám tang cho iPhone, họ rất chắc chắn về sự thành công của Windows Phone.
Hãy xem qua những chiếc Windows Phone 7 đầu tiên. Ta có HTC HD7, phiên bản kế nhiệm của HD2 huyền thoại. Ngoài ra còn có HTC 7 Pro, với bàn phím QWERTY trượt, HTC 7 Surround có một loa trượt, đây là một lựa chọn kỳ lạ, vì các phiên bản đầu tiên của WP7 không thật sự phù hợp cho tín đồ âm nhạc.
Trong khi HTC sản xuất hầu hết các mẫu WP7 đầu tiên, thì vẫn có những hãng khác tham gia sử dụng hệ điều hành của Microsoft. Ví dụ Omnia từ Samsung, phiên bản gốc của chiếc điện thoại này từng là một trong những thiết bị Windows Mobile ấn tượng nhất. LG cũng sử dụng thương hiệu smartphone nổi tiếng Optimus cho WP7, với LG E900 Optimus 7. Dell Venue Pro trông giống như một chiếc điện thoại doanh nhân với bàn phím trượt dọc và dường như nhắm đến việc đánh bại BlackBerry.
Đến năm 2011, Microsoft đã hợp tác với Nokia để phát triển smartphone chạy Windows Phone. Dòng Lumia “chào sân” với Lumia 800 và 710. Vì gã khổng lồ Phần Lan quá vội vàng nên họ đã sử dụng lại phần lớn phần cứng của Nokia N9 khi sản xuất Lumia 800.
Lumia 800
Cả hai đều được cung cấp sức mạnh bởi Snapdragon S2, một trong số ít chipset trong danh sách được Microsoft phê duyệt. Với một lõi CPU, nó có vẻ hơi thiếu sức mạnh vào thời điểm cuối năm 2011, khi vào tháng 5 năm đó, LG Optimus 2X đã lọt vào sách kỷ lục Guinness với tư cách là điện thoại lõi kép đầu tiên.
Lúc này, Microsoft đã phát hành một phiên bản WP7 mới có tên là Windows Phone 7.5 "Mango". Đến tháng 9, nó đã được tung ra cho các thiết bị cũ hơn và hai chiếc Lumia đã đi kèm với hệ điều hành này thay vì 7.0.
WP 7.5 là phiên bản hoàn thiện hơn của WP7, nó đã bổ sung các tính năng quan trọng như đa nhiệm và chức năng điểm phát Wi-Fi, cùng với các tính năng nhỏ hơn như cho phép bạn chọn một file để làm nhạc chuông. Đến giữa năm 2012, mọi người dùng buộc phải sử dụng phiên bản này vì Windows Marketplace yêu cầu phiên bản 7.5 mới cho phép tải xuống.
Phiên bản gốc 7.0 rõ ràng là chưa hoàn thiện, nhưng tiếp theo vào năm 2012, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều - Windows Phone 8 đã được công bố vào tháng 6 và ngay sau đó Microsoft xác nhận rằng các thiết bị cũ hơn sẽ không được cập nhật, khiến chúng bị mắc kẹt trên phiên bản 7 cũ kỹ.
WP8
Mặc dù có những điểm tương đồng về giao diện, nhưng bên trong hai hệ điều hành rất khác nhau - WP7 dựa trên lõi Windows CE (đã được sử dụng trên Windows Mobile trước đó), WP8 dựa trên Windows RT mới (hỗ trợ máy tính bảng Windows 8). Đây là những gì đã cho phép hỗ trợ đa lõi, đồ họa vượt trội với màn hình độ phân giải cao hơn, NFC và hơn thế nữa.
Để “an ủi”, các điện thoại cũ hơn đã nhận bản cập nhật Windows Phone 7.8, nâng cấp giao diện người dùng, nhưng không giải quyết được các hạn chế cốt lõi của hệ điều hành.
Tiếp theo là về ứng dụng. Bất kỳ hệ điều hành mới nào đều bắt đầu với một bộ ứng dụng hạn chế, điều này đương nhiên sẽ dẫn đến khó khăn vì ứng dụng là phần quan trọng nhất trên smartphone. Tuy nhiên, WP8 khác với WP7 đến mức phần mềm được phát triển cho điện thoại từ năm 2010 và 2011 sẽ không chạy trên điện thoại mới, buộc các nhà phát triển phải làm lại từ đầu.
Bước sang năm 2013, Microsoft chính thức công bố mua lại bộ phận Thiết bị & Dịch vụ của Nokia. Thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ euro đã đưa Microsoft trở thành nhà sản xuất thiết bị Windows Phone hàng đầu khi các thương hiệu khác đã hạn chế tham gia.
Thỏa thuận này hoàn tất vào năm 2014 và vào tháng 10, thương hiệu "Nokia Lumia" đã được đổi thành "Microsoft Lumia". Các nhà sản xuất khác vẫn tham gia cuộc chơi Windows Phone, nhưng Lumia đã chiếm 90% số điện thoại sử dụng nền tảng này vào thời điểm đó.
Microsoft tiếp tục phát triển hệ điều hành của mình và vào năm 2015, họ đã công bố Windows 10, từng được cho là phiên bản cuối cùng của Windows. Chỉ một ngày sau, hãng đã công bố phiên bản di động của hệ điều hành này, cùng với một số thay đổi thương hiệu, bỏ "Phone" và quay trở lại "Mobile" - Windows 10 Mobile.
Dù có cố gắng, nhưng bước sang năm 2015, Lumia cũng cạn kiệt sức lực trong cuộc chiếc smartphone, nhưng ít nhất nó cũng để lại ấn tượng trước khi ra đi. Lumia 950 và 950 XL ra mắt vào cuối năm 2015 là những điện thoại Windows tốt nhất từng được sản xuất. Tuy nhiên, tổng cộng chỉ có một số ít Lumia được bán với Windows 10 Mobile, hai chiếc còn lại là Lumia 550 và 650.
Lumia 650 ra mắt vào năm 2016 chính là chiếc Windows Phone cuối cùng. Vào năm 2017, Microsoft đã bắt đầu khai tử WP8.1, hãng cho biết các bản sửa lỗi và bản vá bảo mật sẽ tiếp tục phát hành, nhưng sẽ không có tính năng mới nào cho các điện thoại 8.x.
Vào tháng 1 năm 2019, Microsoft bắt đầu khuyến nghị người dùng Windows Phone chuyển sang Android hoặc iOS. Vào tháng 12, hãng chính thức rút chân khỏi cuộc chiến hệ điều hành di động, chỉ hứa hỗ trợ ứng dụng Office cho các thiết bị hiện tại cho đến tháng 1 năm 2021.
Tuy đã từ bỏ việc tạo ra hệ điều hành di động riêng, nhưng Microsoft vẫn chưa rời khỏi thị trường smartphone. Vào năm 2020, hãng đã trình làng Surface Duo hai màn hình chạy Android, nhưng Microsoft đã tùy chỉnh rất nhiều giao diện với những ý tưởng về tính năng đa nhiệm chia đôi màn hình. Tiếp theo là Surface Duo 2, thế hệ này đã cải thiện một số lỗi của phiên bản tiền nhiệm, nhưng vẫn chưa thể giúp Microsoft trở thành một đối thủ nặng ký trên thị trường.
Microsoft được cho là có kế hoạch ra mắt chiếc Surface Neo với hai màn hình 9 inch và chạy Windows 10X thay vì Android. Tuy nhiên, dự án đã trì hoãn và sau đó lặng lẽ bị hủy bỏ, số phận Windows 10X cũng vậy.
Một số tính năng của Windows 10X đã được phát hành cùng với Windows 11. Windows 11 có thể chạy các ứng dụng Android ARM trên PC x86 và nó có thể chạy các ứng dụng Windows x86 trên phần cứng ARM. Microsoft cuối cùng cũng có hệ điều hành thống nhất mà họ hằng mơ ước, nhưng không phải là thứ sẽ tạo ra sự khác biệt cho tham vọng smartphone của họ. Ngày nay, Microsoft coi thị trường smartphone là cơ hội để bán ứng dụng và dịch vụ, không phải điện thoại.
Ngày nay, Microsoft đang là một nhà cung cấp các ứng dụng trên iOS của Apple và Android của Google, nhưng trước đây, họ từng là đối thủ của nhau. Thậm chí trước khi thế hệ Windows Phone ra đời, Microsoft đã tham gia vào thị trường phần cứng di động với hai mẫu máy Kin, sau khi Windows Mobile lụi tàn.
Bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào những gì đã xảy ra trong một thập kỷ sau đó. Có vẻ như số phận của Kin đã được định đoạt ngay từ đầu, kể từ khi hệ điều hành Windows Phone 7 được công bố vào đầu năm 2010.
Giao diện Metro trên các thiết bị Zune 2, Zune HD và Windows Phone 7
Ban đầu, Microsoft nghĩ rằng họ có thể sử dụng cùng một kế hoạch như với Windows Mobile và PC, đó là cấp phép phần mềm, để những công ty khác lo sản xuất phần cứng. Microsoft đã đặt ra một số yêu cầu khó chịu đối với phần cứng, khiến các thiết bị WP7 đời đầu bị hạn chế nhiều mặt. Ví dụ: ban đầu chỉ độ phân giải WVGA (480 x 800px) được hỗ trợ. Ngoài ra còn có một danh sách các chipset cụ thể được phê duyệt, khiến thiết bị WP7 tụt hậu so với Android trong cuộc đua về số lượng lõi CPU.
Lúc ra mắt, WP7 bị đánh giá là một hệ điều hành thiếu hoàn thiện một cách nghiêm trọng, không có tính năng copy/paste, không đa nhiệm, không có trình quản lý tệp trên toàn hệ thống, không có chia sẻ Internet, v.v…
Giao diện theo dạng Hub là ý tưởng chính trên WP7
Bất chấp tất cả những điều đó, cuối năm 2010, những chiếc điện thoại WP7 đầu tiên đã được tung ra thị trường, chúng đến từ một số nhà sản xuất khác nhau - HTC, Samsung, LG và thậm chí cả Dell. Tất cả họ trước đó đều đã sản xuất thiết bị Android, nhưng bây giờ nhà sản xuất hệ điều hành thống trị trên máy tính (và một trong những hệ điều hành di động nổi bật của nhiều năm trước) đã tham gia cuộc chiến, do đó các hãng điện thoại sẽ không muốn đứng ngoài cuộc.
Microsoft sẽ đánh dấu sự kết thúc của hệ điều hành Android non trẻ và sự sụp đổ của iOS hùng mạnh? Có vẻ các nhân viên của Microsoft đã nghĩ vậy khi họ tổ chức một... đám tang cho iPhone, họ rất chắc chắn về sự thành công của Windows Phone.
Hãy xem qua những chiếc Windows Phone 7 đầu tiên. Ta có HTC HD7, phiên bản kế nhiệm của HD2 huyền thoại. Ngoài ra còn có HTC 7 Pro, với bàn phím QWERTY trượt, HTC 7 Surround có một loa trượt, đây là một lựa chọn kỳ lạ, vì các phiên bản đầu tiên của WP7 không thật sự phù hợp cho tín đồ âm nhạc.
Trong khi HTC sản xuất hầu hết các mẫu WP7 đầu tiên, thì vẫn có những hãng khác tham gia sử dụng hệ điều hành của Microsoft. Ví dụ Omnia từ Samsung, phiên bản gốc của chiếc điện thoại này từng là một trong những thiết bị Windows Mobile ấn tượng nhất. LG cũng sử dụng thương hiệu smartphone nổi tiếng Optimus cho WP7, với LG E900 Optimus 7. Dell Venue Pro trông giống như một chiếc điện thoại doanh nhân với bàn phím trượt dọc và dường như nhắm đến việc đánh bại BlackBerry.
Đến năm 2011, Microsoft đã hợp tác với Nokia để phát triển smartphone chạy Windows Phone. Dòng Lumia “chào sân” với Lumia 800 và 710. Vì gã khổng lồ Phần Lan quá vội vàng nên họ đã sử dụng lại phần lớn phần cứng của Nokia N9 khi sản xuất Lumia 800.
Lumia 800
Cả hai đều được cung cấp sức mạnh bởi Snapdragon S2, một trong số ít chipset trong danh sách được Microsoft phê duyệt. Với một lõi CPU, nó có vẻ hơi thiếu sức mạnh vào thời điểm cuối năm 2011, khi vào tháng 5 năm đó, LG Optimus 2X đã lọt vào sách kỷ lục Guinness với tư cách là điện thoại lõi kép đầu tiên.
Lúc này, Microsoft đã phát hành một phiên bản WP7 mới có tên là Windows Phone 7.5 "Mango". Đến tháng 9, nó đã được tung ra cho các thiết bị cũ hơn và hai chiếc Lumia đã đi kèm với hệ điều hành này thay vì 7.0.
WP 7.5 là phiên bản hoàn thiện hơn của WP7, nó đã bổ sung các tính năng quan trọng như đa nhiệm và chức năng điểm phát Wi-Fi, cùng với các tính năng nhỏ hơn như cho phép bạn chọn một file để làm nhạc chuông. Đến giữa năm 2012, mọi người dùng buộc phải sử dụng phiên bản này vì Windows Marketplace yêu cầu phiên bản 7.5 mới cho phép tải xuống.
Phiên bản gốc 7.0 rõ ràng là chưa hoàn thiện, nhưng tiếp theo vào năm 2012, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều - Windows Phone 8 đã được công bố vào tháng 6 và ngay sau đó Microsoft xác nhận rằng các thiết bị cũ hơn sẽ không được cập nhật, khiến chúng bị mắc kẹt trên phiên bản 7 cũ kỹ.
WP8
Mặc dù có những điểm tương đồng về giao diện, nhưng bên trong hai hệ điều hành rất khác nhau - WP7 dựa trên lõi Windows CE (đã được sử dụng trên Windows Mobile trước đó), WP8 dựa trên Windows RT mới (hỗ trợ máy tính bảng Windows 8). Đây là những gì đã cho phép hỗ trợ đa lõi, đồ họa vượt trội với màn hình độ phân giải cao hơn, NFC và hơn thế nữa.
Để “an ủi”, các điện thoại cũ hơn đã nhận bản cập nhật Windows Phone 7.8, nâng cấp giao diện người dùng, nhưng không giải quyết được các hạn chế cốt lõi của hệ điều hành.
Tiếp theo là về ứng dụng. Bất kỳ hệ điều hành mới nào đều bắt đầu với một bộ ứng dụng hạn chế, điều này đương nhiên sẽ dẫn đến khó khăn vì ứng dụng là phần quan trọng nhất trên smartphone. Tuy nhiên, WP8 khác với WP7 đến mức phần mềm được phát triển cho điện thoại từ năm 2010 và 2011 sẽ không chạy trên điện thoại mới, buộc các nhà phát triển phải làm lại từ đầu.
Bước sang năm 2013, Microsoft chính thức công bố mua lại bộ phận Thiết bị & Dịch vụ của Nokia. Thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ euro đã đưa Microsoft trở thành nhà sản xuất thiết bị Windows Phone hàng đầu khi các thương hiệu khác đã hạn chế tham gia.
Thỏa thuận này hoàn tất vào năm 2014 và vào tháng 10, thương hiệu "Nokia Lumia" đã được đổi thành "Microsoft Lumia". Các nhà sản xuất khác vẫn tham gia cuộc chơi Windows Phone, nhưng Lumia đã chiếm 90% số điện thoại sử dụng nền tảng này vào thời điểm đó.
Microsoft tiếp tục phát triển hệ điều hành của mình và vào năm 2015, họ đã công bố Windows 10, từng được cho là phiên bản cuối cùng của Windows. Chỉ một ngày sau, hãng đã công bố phiên bản di động của hệ điều hành này, cùng với một số thay đổi thương hiệu, bỏ "Phone" và quay trở lại "Mobile" - Windows 10 Mobile.
Dù có cố gắng, nhưng bước sang năm 2015, Lumia cũng cạn kiệt sức lực trong cuộc chiếc smartphone, nhưng ít nhất nó cũng để lại ấn tượng trước khi ra đi. Lumia 950 và 950 XL ra mắt vào cuối năm 2015 là những điện thoại Windows tốt nhất từng được sản xuất. Tuy nhiên, tổng cộng chỉ có một số ít Lumia được bán với Windows 10 Mobile, hai chiếc còn lại là Lumia 550 và 650.
Lumia 650 ra mắt vào năm 2016 chính là chiếc Windows Phone cuối cùng. Vào năm 2017, Microsoft đã bắt đầu khai tử WP8.1, hãng cho biết các bản sửa lỗi và bản vá bảo mật sẽ tiếp tục phát hành, nhưng sẽ không có tính năng mới nào cho các điện thoại 8.x.
Vào tháng 1 năm 2019, Microsoft bắt đầu khuyến nghị người dùng Windows Phone chuyển sang Android hoặc iOS. Vào tháng 12, hãng chính thức rút chân khỏi cuộc chiến hệ điều hành di động, chỉ hứa hỗ trợ ứng dụng Office cho các thiết bị hiện tại cho đến tháng 1 năm 2021.
Tuy đã từ bỏ việc tạo ra hệ điều hành di động riêng, nhưng Microsoft vẫn chưa rời khỏi thị trường smartphone. Vào năm 2020, hãng đã trình làng Surface Duo hai màn hình chạy Android, nhưng Microsoft đã tùy chỉnh rất nhiều giao diện với những ý tưởng về tính năng đa nhiệm chia đôi màn hình. Tiếp theo là Surface Duo 2, thế hệ này đã cải thiện một số lỗi của phiên bản tiền nhiệm, nhưng vẫn chưa thể giúp Microsoft trở thành một đối thủ nặng ký trên thị trường.
Microsoft được cho là có kế hoạch ra mắt chiếc Surface Neo với hai màn hình 9 inch và chạy Windows 10X thay vì Android. Tuy nhiên, dự án đã trì hoãn và sau đó lặng lẽ bị hủy bỏ, số phận Windows 10X cũng vậy.
Một số tính năng của Windows 10X đã được phát hành cùng với Windows 11. Windows 11 có thể chạy các ứng dụng Android ARM trên PC x86 và nó có thể chạy các ứng dụng Windows x86 trên phần cứng ARM. Microsoft cuối cùng cũng có hệ điều hành thống nhất mà họ hằng mơ ước, nhưng không phải là thứ sẽ tạo ra sự khác biệt cho tham vọng smartphone của họ. Ngày nay, Microsoft coi thị trường smartphone là cơ hội để bán ứng dụng và dịch vụ, không phải điện thoại.
Theo Genk