Mới đây, Ủy ban châu Âu đã cấm cài đặt TikTok lên thiết bị phục vụ công việc. Song trước khi lệnh cấm này được ban hành, đã có nhiều quốc gia khác ra lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc, do lo ngại bảo mật và xao nhãng ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Hiện tại, chủ yếu lệnh cấm áp dụng cho người làm việc trong khối nhà nước, còn với công dân thì vận động, khuyến khích không sử dụng.
Sau đây là 1 số quốc gia đã cấm TikTok:
*Mỹ: Hạ viện Mỹ đã cấm ứng dụng Trung Quốc trên các thiết bị do chính quyền cấp. Ngoài ra, 28 tiểu bang đã cấm ở cấp độ nhà nước. Có khoảng 20 trường ĐH cấm sinh viên sử dụng TikTok trên thiết bị nhà trường.
*Ấn Độ: Do nhiều mâu thuẫn về địa chính trị, chính phủ Ấn Độ đã ban hành nhiều quy chế nhằm kiểm soát ứng dụng xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó có cả TikTok. Lệnh cấm vĩnh viễn áp dụng trên cả 2 cửa hàng App Store, Google Play Store.
*Indonesia: Từ năm 2018, Indonesia đã bắt đầu hạn chế sự lây lan của TikTok. Hiện tại, họ đang hợp tác chặt chẽ với công ty để xóa bỏ những nội dung bị cho là không phù hợp, vi phạm thuần phong mỹ tục hay quy chuẩn đạo đức xã hội của đất nước.
*Bangladesh: TikTok từng bị cấm truy cập ở quốc gia này cuối năm 2018. Đến năm 2021, lại bị cấm tiếp trong 3 tháng sau đó mở lại. Hoạt động của công ty luôn nằm trong tầm giám sát gắt gao của cơ quan nhà nước.
*Pakistan: Rất nhiều lệnh cấm ngắn hạn đã được đưa ra, mặc dù người dân giờ đã truy cập ứng dụng binhg thường, song TikTok vẫn có thể bị cấm bất kì lúc nào.
*Afghanistan: Đầu năm 2022, TikTok đã bị cấm tại nước này, chưa rõ khi nào được mở lại.
Sau đây là 1 số quốc gia đã cấm TikTok:
*Mỹ: Hạ viện Mỹ đã cấm ứng dụng Trung Quốc trên các thiết bị do chính quyền cấp. Ngoài ra, 28 tiểu bang đã cấm ở cấp độ nhà nước. Có khoảng 20 trường ĐH cấm sinh viên sử dụng TikTok trên thiết bị nhà trường.
*Ấn Độ: Do nhiều mâu thuẫn về địa chính trị, chính phủ Ấn Độ đã ban hành nhiều quy chế nhằm kiểm soát ứng dụng xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó có cả TikTok. Lệnh cấm vĩnh viễn áp dụng trên cả 2 cửa hàng App Store, Google Play Store.
*Indonesia: Từ năm 2018, Indonesia đã bắt đầu hạn chế sự lây lan của TikTok. Hiện tại, họ đang hợp tác chặt chẽ với công ty để xóa bỏ những nội dung bị cho là không phù hợp, vi phạm thuần phong mỹ tục hay quy chuẩn đạo đức xã hội của đất nước.
*Bangladesh: TikTok từng bị cấm truy cập ở quốc gia này cuối năm 2018. Đến năm 2021, lại bị cấm tiếp trong 3 tháng sau đó mở lại. Hoạt động của công ty luôn nằm trong tầm giám sát gắt gao của cơ quan nhà nước.
*Pakistan: Rất nhiều lệnh cấm ngắn hạn đã được đưa ra, mặc dù người dân giờ đã truy cập ứng dụng binhg thường, song TikTok vẫn có thể bị cấm bất kì lúc nào.
*Afghanistan: Đầu năm 2022, TikTok đã bị cấm tại nước này, chưa rõ khi nào được mở lại.
Theo VN review