Một số điện thoại Blu tiếp tục được cài sẵn spyware gửi thông tin về Trung Quốc

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
blu.jpg

Trong trường hợp các bạn là tín đồ mua sắm qua mạng và thường xuyên lượn lờ ở khu vực điện thoại thông minh của trang Amazon, thì không có gì phải nghi ngờ khi các bạn thấy một lượng lớn thiết bị cầm tay của hãng Blu hiện diện ở đây. Và điều này cũng có lý do dễ hiểu là các thiết bị của nhà sản xuất điện thoại thông minh này có giá bán rất rẻ, một "tính năng" giúp đưa chúng bay lao lên vùn vụt như tên lửa trên các bảng xếp hạng của các trang bán lẻ trực tuyến. Mọi thứ tất nhiên là rất tốt đẹp cho đến cuối năm ngoái, khi các nhà nghiên cứu bảo mật phát hiện ra rằng một số thiết bị phổ thông nhất của Blu đã được cài đặt sẵn phần mềm gián điệp khi bán ra, và điều đáng quan ngại hơn cả là phần mềm này sẽ gửi các dữ liệu riêng tư của người dùng về các máy chủ đặt ở Trung Quốc.

Phản hồi trước thông tin do phía công ty bảo mật Kryptowire công bố, nhà sản xuất Blu cho biết họ đã gỡ bỏ phần mềm gián điệp ấy và thay thế bởi một phần mềm do công ty Google phát triển, trong khi Adups, công ty Trung Quốc chủ quản của phần mềm gián điệp, cũng cho biết họ đã tiến hành vô hiệu hóa chức năng gián điệp đánh cắp thông tin nhạy cảm của người sử dụng trên hai thiết bị được phát hiện. Mặc dù vậy, câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó: theo thông tin từ Kryptowire, vấn nạn đánh cắp thông tin bởi phần mềm gián điệp vẫn còn đó trên các thiết bị cầm tay thuộc phân khúc "low profile", trong đó có một số là từ nhà sản xuất Blu. Thông tin cho biết thêm rằng dữ liệu cá nhân được gửi về các máy chủ đặt ở Trung Quốc bao gồm các tin nhắn văn bản và bảng lưu các cuộc gọi, danh mục các ứng dụng đã được cài đặt trên thiết bị, và các thông tin định danh các trạm phát sóng (vốn có thể được sử dụng để dò ra vị trí mà thiết bị đang sử dụng).

Phần mềm gián điệp có thể được tìm thấy trên ít nhất ba thiết bị, theo các nhà nghiên cứu bảo mật: một trong số này là chiếc Blu Grand M, vốn đã được kiểm tra bởi Adups hồi tháng 5, hơn 6 tháng sau khi các nhà nghiên cứu bảo mật lần đầu tiên phát hiện sự hiện diện của phần mềm theo dõi. Tuy nhiên, các thiết bị của Blu không phải là các thiết bị duy nhất bị lây nhiễm, trong đó còn có chiếc Cubot X16S cũng được tìm thấy đang chạy phần mềm của Adups. Có một điều khá thú vị là sau khi các nhà nghiên cứu liên lạc với phía công ty Adups để thông báo về phần mềm gián điệp thì chiếc Cubot đã chấm dứt không còn gửi các dữ liệu cá nhân về máy chủ ở Trung Quốc nữa.

Vấn đề có vẻ như bắt nguồn từ thực tế là nhiều thiết bị cầm tay của nhà sản xuất Blu chỉ là các phiên bản điện thoại đã được thay đổi nhãn hiệu từ nhà sản xuất điện thoại Gionee của Trung Quốc. Từ khi Trung Quốc không có thể truy cập đến các dịch vụ của Google, thì các nhà sản xuất điện thoại trong nước này đã sử dụng các giải pháp của bên thứ ba (chẳng hạn như bản thân công ty Adups, vốn là một nền tảng quảng cáo có định hướng). Vì vậy, Blu dường như đã bị lợi dụng ở đây khi nhà sản xuất này không kiểm tra kỹ lưỡng phần mềm trên các thiết bị được đề cập đến trước khi làm công việc đóng logo lên chúng.

Nguồn Phone Arena
 

Shangri-La

Well-Known Member
Ai biểu xài hàng Trung Quốc chi rồi than, cứ thấy hàng Product of China là né ra cái đã, không có nó thì vẫn sống nhăn răng đấy thôi.
 

kero2005

Active Member
cái này anh trum phải cấm lun tất cả các hãng kìa, đm lên làm tt mà o bế TQ thấy sợ luôn
 
Bên trên