Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

alext

New Member
Trước 30/4/1975, nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng gần như chỉ có ở miền Nam ... Vậy tại Sài Gòn ai là những người tiên phong cho trào lưu nhạc rock?

Năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi người Mỹ đổ quân đến miền Nam thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ. Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.

72218898.jpg

Ban nhạc the Enterprise

Cũng từ cái mốc năm 1963 cho đến trước ngày 30/4/1975, Sài Gòn nhộn nhịp với những đại nhạc hội. Đại nhạc hội thời ấy có hai loại: đại nhạc hội dành cho giới bình dân, biểu diễn tại rạp Quốc Thanh và rạp Hưng Đạo vào mỗi buổi sáng Chủ nhật với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng thời đó như: Chế Linh, Duy Khánh... Hát nhạc kích động “bình dân” tiêu biểu có Hùng Cường - Mai Lệ Huyền, Khánh Băng - Phùng Trọng với những bản nhạc twist, agogo như Một trăm phần trăm, Gặp nhau trên phố.... Ngoài ra, có một đại nhạc hội khác gọi là đại nhạc hội kích động nhạc, tiền thân của nó là những ban nhạc học sinh của trường Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa - 20 Lý Tự Trọng, quận 1). Đại nhạc hội kích động thường được tổ chức tại trường Taberd, Thảo cầm viên hoặc sân vận động Hoa Lư. Đây là nơi trình diễn của những ban nhạc trẻ không hát những loại nhạc “bình dân” và trong đó có những ban nhạc rock thực thụ.

Giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ.

Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có một sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, anh đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Adventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v... Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có cả nhà báo Trường Kỳ...

Nhưng trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn... đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn.

Về các ban nhạc trẻ, một trong những ban nhạc gây ấn tượng nhất đó là Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Chane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, amplie Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc, trên sân khấu họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi Trawberry Four là ban nhạc Việt Nam đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).

52727757.jpg

Ban nhạc The Black Caps

Nhạc rock đã xuất hiện trong bối cảnh của nhạc trẻ Sài Gòn như trên. Tuy nhiên, lịch sử nhạc rock Sài Gòn có liên hệ mật thiết đến sự có mặt của quân đội Mỹ, những club mọc lên như nấm của người Mỹ tại Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng nhạc rock, nhất là từ năm 1965 khi người Mỹ có mặt thật đông đảo tại “hòn ngọc Viễn Đông” và các tỉnh phụ cận. Đây cũng là giai đoạn chuyển hướng mạnh mẽ nhất của nhạc trẻ Sài Gòn, và là thời điểm xuất hiện khá nhiều ban nhạc chơi rock Mỹ, khác với trước đó dân chơi nhạc và nghe nhạc vẫn còn yêu chuộng những ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ Việt Nam như Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước... và các ca khúc Pháp.

18382660.jpg


Tuy nhiên dấu mốc phát triển của rock có thể kể đến sự kiện đại nhạc hội kích động nhạc do “Hội đồng quân nhân cách mạng” Sài Gòn tổ chức sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Đại hội kích động nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5) vào năm 1963, qui tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội kích động nhạc được tổ chức thường xuyên.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì: “Trước 30/04/75 có những ban nhạc “thuần” rock như The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC... Trong đó The Rockin’ Stars và The Black Caps được xem như những ban nhạc rock đầu tiên của Sài Gòn. CBC cũng xuất hiện khá sớm (khoảng 1962) nhưng thời đó còn là một ban nhạc thiếu nhi chơi rock và khi lớn lên CBC được xem là ban nhạc “đệ nhất kích động nhạc” thời ấy”.

97862896.jpg

Elvis Phương và The Rockin’Stars

Ca sĩ Elvis Phương thành viên của Rockin’ Stars cho biết: "Ban nhạc thành lập năm 1960 với thành viên: Nguyễn Trung Lang (bass guitar), Nguyễn Trung Phương (rythm guitar), Jules Tampicanou (lead guitar), Đặng Hữu Tòng (tenor saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương (ca sĩ). Năm 1961 có thêm 2 thành viên mới là Jean jacques Cussy va Nicole. Cuối naăm 1961 có thêm ca sĩ Billy Shane. Ban nhạc The Black Caps ra đời vào cuối năm 1960 với: Thanh Tùng (guitar), Paul Doãn (ca sĩ)... Phong trào nhạc trẻ hình thành trong giới học sinh của trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là trường cấp 3 Lê Quý Đôn), vì vậy hai ban nhạc này đa số là học sinh của Jean Jacques Rousseau chỉ có Nicole là của Marie Curie và Billy Shane là của Taberd".

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng cho biết: “Các ban nhạc rock trước giải phóng chủ yếu là cover các bản nhạc rock Mỹ, cũng có một số ca khúc được những “rocker” Việt sáng tác, nhưng chủ yếu là viết lời bằng tiếng Anh để trình diễn trong những club của Mỹ”. Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.
 
Ðề: Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

Hay quá! Còn tiếp không bạn. Mình nhớ trong giai đoạn này còn xuất hiện ban nhạc của Lê Uyên-Phương nửa mà....
 

alext

New Member
Ðề: Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

Hay quá! Còn tiếp không bạn. Mình nhớ trong giai đoạn này còn xuất hiện ban nhạc của Lê Uyên-Phương nửa mà....

Bài này chỉ nói riêng về phần "nhạc trẻ" tức là loại nhạc của giới trẻ chứ không nói chung về đề tài âm nhạc VN. Nhạc trẻ lúc ấy thường được chỉ cho loại nhạc của Anh, Mỹ và Pháp bằng nguyên bản hay đã được đặt lời Việt, chỉ riêng trường hợp ban Phượng Hoàng là đặc biệt vì tuy là nhạc Việt nhưng lại có giai điệu mới mẻ như nhạc Tây phương....
 
Ðề: Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

Cảm ơn bác vì nhưng thông tin mà em chưa được biết
 

huongdem92

New Member
Ðề: Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

Hay quá bạn ơi. Cảm ơn nhiều nha. Lâu rồi mình mới đọc được thông tin bổ ích thế.
 

xuka971987

New Member
Ðề: Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

tks
Bài này bổ ích
Lần đầu tiên e đc nghe đến tên những ban nhạc này
 

techcity015

New Member
Ðề: Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

âm nhạc trước 75 hòa âm đơn điệu, nội dung thì cũng hoài niệm buồn thương lắm
 

hdevent

New Member
Ðề: Một góc nhìn nhạc trẻ miền Nam trước 75!

Quê Em Miền Trung Du.
 
Bên trên