Đó là cô giáo Nguyễn Lê Phương Thảo, 43 tuổi, giáo viên môn Lý trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chân bị bại liệt từ nhỏ. Cô du lịch theo tour của Công ty du lịch Vietravel (TP.HCM) và bị người của công ty này bỏ rơi tại Singapore trong lúc giấy tờ và tiền bạc bị mất sạch.
Cô Thảo tại Tòa soạn Báo Thanh Niên - Ảnh: Lê Thanh
Tin báo từ Singapore
Tin báo từ Văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore cho biết: Hơn 30 giáo viên đã tham gia tour du lịch tham quan Singapore và Malaysia từ ngày 4 đến ngày 9.7.2009 do Vietravel tổ chức. Chiều ngày 5.7, sau khi ăn trưa tại một nhà hàng trong khu giải trí Sentosa thì cô Thảo phát hiện chiếc ví trong túi ba lô biến mất. Trong ví có 2 hộ chiếu của cô Thảo (một đã hết hạn sử dụng), hơn 700 đô la Mỹ, tiền Singapore, tiền Việt và nhiều giấy tờ cá nhân khác.
Điều duy nhất mà hai hướng dẫn viên của Vietravel (một người Việt và một người Singapore) trợ giúp cô Thảo là dẫn cô đến đồn cảnh sát khai báo mất hộ chiếu. Rồi lấy lý do sáng hôm sau đoàn phải đi Malaysia sớm và từ Kuala Lumpur đoàn sẽ về thẳng TP.HCM, hướng dẫn viên Vietravel cho cô Thảo mượn 100 SGD và bảo cô tự lo mọi chuyện còn lại. Cô Thảo và các đồng nghiệp phản đối thì nhân viên Vietravel nói đó là theo hợp đồng. Các nhân viên này cũng nói họ tìm được chỗ ở cho cô Thảo với giá rẻ nhất là 17 SGD/đêm trong khu Tiểu Ấn rất phức tạp và phải chung phòng với những người đàn ông xa lạ. Họ cũng cảnh báo thêm, để làm được giấy tờ về nước phải mất cả tuần lễ với rất nhiều chi phí phát sinh. Một chị trong đoàn đề nghị được ở lại Singapore để hỗ trợ tinh thần cho cô Thảo nhưng nhân viên Vietravel không đồng ý.
Tin nhắn hướng dẫn viên Trang nhận được sau khi thông báo tình hình sự cố với công ty - Ảnh: N.L.N
Bế tắc, những người trong đoàn quay sang tìm sự trợ giúp của người quen từ VN. Một chị trong đoàn chợt nhớ đến Văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore (VP) và tìm cách liên lạc ngay trong đêm. Nhà báo Thục Minh của Thanh Niên thường trú tại Singapore đã trực tiếp đứng ra giúp đỡ. Sáng sớm hôm sau, sau khi điện thoại báo cáo với Đại sứ quán VN ở Singapore (ĐSQ), nhà báo Thục Minh đã đến khách sạn nơi đoàn lưu trú để tìm hiểu sự việc. Nhân viên Vietravel tại đây khẳng định đoàn sẽ bay thẳng từ Kuala Lumpur về TP.HCM và Vietravel không có trách nhiệm gì nữa với cô Thảo, ngoài việc nhờ một người Việt tại Singapore dẫn cô Thảo đi làm giấy tờ. Dù vậy, chờ hoài không thấy người trợ giúp này xuất hiện...
Theo hướng dẫn của cảnh sát Singapore, nhà báo Thục Minh đưa cô Thảo đến Cục Di trú (ICA) để xin cấp giấy lưu trú trong thời gian chờ ĐSQ cấp giấy thông hành. Tuy nhiên, do cô Thảo không còn một thứ giấy tờ nào, ICA từ chối tiếp nhận và yêu cầu đến ĐSQ để cơ quan này xác nhận cô Thảo là công dân VN trước. ĐSQ cũng bó tay trong trường hợp công dân của mình không có “miếng giấy lận lưng”. Cách duy nhất để họ xác nhận công dân là phải chờ giấy tờ từ VN gửi sang. Dù vậy, do tin tưởng ở Báo Thanh Niên, ĐSQ cho phép VP bảo lãnh cô Thảo, đồng thời giấy tờ của cô Thảo từ VN fax trực tiếp vào ĐSQ.
Nhờ thế mà mọi thứ được giải quyết rất nhanh. Với thư xác nhận công dân từ ĐSQ, cộng thêm sự bảo lãnh của Thanh Niên, ICA cấp ngay cho cô Thảo giấy phép lưu trú tạm thời. Trên cơ sở đó, ĐSQ cấp ngay cho cô Thảo giấy thông hành. Chiếu theo giấy thông hành và vé máy bay cô Thảo vừa mua mới, ICA đóng dấu cho phép cô Thảo xuất cảnh khỏi Singapore trong điều kiện không có hộ chiếu. Toàn bộ quy trình được giải quyết trong vòng 1 ngày. Trong suốt thời gian đó, cô Thảo lưu trú tại VP Báo Thanh Niên. Trưa 7.7, cô Thảo bay về nước...
Bức xúc
Chưa kịp lấy lại tinh thần sau cú sốc nặng nề thì chiều 9.7, cô Thảo được các đồng nghiệp báo tin cả đoàn bay từ Kuala Lumpur về Singapore, rồi từ đó mới bay về TP.HCM. Tiếp chúng tôi tại nhà riêng, cô Thảo vẫn chưa hết bức xúc, liên tục nêu ra những thắc mắc: Thứ nhất, khi cô Thảo bị mất passport, đoàn đã đề nghị gom tất cả passport còn lại cho cô Trang giữ để khỏi mất nữa, nhưng đã bị từ chối. Thứ hai, Vietravel là một công ty chuyên nghiệp, họ đã có danh sách đoàn, đã tự lo hết mọi giấy tờ thủ tục, có mối quan hệ tại địa phương, nhưng khi một thành viên mất passport lại xử lý hậu quả có vẻ rất khó khăn. Thứ ba, có vẻ như Vietravel và hướng dẫn viên của mình quan tâm tới việc kinh doanh nhiều hơn tới chăm sóc cho khách hàng nên suốt chuyến đi, nhiều thành viên trong đoàn có nhiều bức xúc về cách giao tiếp, ứng xử (trong đoàn có người già và trẻ em, hướng dẫn viên nhiều lần tỏ ra khó chịu khi những người này đi chậm, không theo kịp tốc độ của đoàn)... Và: Vietravel có lừa dối khách hàng? Có lợi dụng lòng tin của toàn thể giáo viên trường Gia Định, lập lờ hành trình đi lại, cố tình cắt đứt liên lạc với du khách ở Singapore trong lúc gặp hoạn nạn khiến cô Thảo phải mất thêm tiền vé máy bay từ Singapore về TP.HCM?
Vietravel nói gì ?
Chiều 27.7, trả lời chúng tôi về vụ việc, đại diện Công ty Vietravel cho biết: Trường Gia Định đã ký hợp đồng đi du lịch với Vietravel kèm theo những điều khoản rất rõ ràng. Việc chị Thảo bị mất hộ chiếu, tiền bạc là một “tai nạn”, theo hợp đồng ký kết, trách nhiệm không thuộc về phía bên A (Vietravel). Hướng dẫn viên Ngọc Trang khẳng định: Trước khi đoàn rời khỏi Singapore, cô đã liên lạc với một nhân viên của Vietravel tại Singapore là anh Tuệ để bàn giao lại công việc, hòng tháo gỡ những khó khăn, giúp đỡ chị Thảo.
Việc cô Trang yêu cầu chị Thảo rời khỏi phòng khách sạn (ngay lúc đoàn chuẩn bị hành trình đi Malaysia) không phải là “bỏ rơi” khách hàng mà bởi do nhu cầu công việc, cô Trang còn phải quan tâm đến cả đoàn khách gần 40 người, phía trước là cả một hành trình đã có kế hoạch, được sắp xếp cụ thể, không thể thay đổi được. Và cô Trang cũng đã nhận được chỉ đạo từ “sếp” qua tin nhắn với nội dung “hiện tại, chi phí đó do khách trả, nếu khách không về với đoàn được thì khách phải tự trả chi phí” (!).
Không một lời giải thích thỏa đáng nào về việc đoàn có quay lại Singapore hay không, nhưng cô Trang lại khẳng định đoàn sẽ bay thẳng từ Kuala Lumpur về TP.HCM với phóng viện Báo Thanh Niên tại Singapore. Việc cô Trang bàn giao cô Thảo cho anh Tuệ, thực tế đã chứng minh: Trong suốt quá trình làm lại giấy tờ tại Singapore, cô Thảo không hề gặp được mặt nhân viên này, chỉ trao đổi qua điện thoại và nhận được những lời hứa.
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, đại diện Vietravel, thì đây là một sự cố đáng tiếc, phía công ty đang xem xét để hỗ trợ lại phần nào kinh phí cho cô Thảo. Tuy ý kiến của ông Mẫn có thiện chí, nhưng liệu có quá trễ không khi đến bây giờ Vietravel mới thể hiện thiện chí này đối với khách hàng, mà khách hàng đó lại là một cô giáo khuyết tật!
Thục Minh - Nguyễn Lê Nguyên
Nguồn :
Cô Thảo tại Tòa soạn Báo Thanh Niên - Ảnh: Lê Thanh
Tin báo từ Singapore
Tin báo từ Văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore cho biết: Hơn 30 giáo viên đã tham gia tour du lịch tham quan Singapore và Malaysia từ ngày 4 đến ngày 9.7.2009 do Vietravel tổ chức. Chiều ngày 5.7, sau khi ăn trưa tại một nhà hàng trong khu giải trí Sentosa thì cô Thảo phát hiện chiếc ví trong túi ba lô biến mất. Trong ví có 2 hộ chiếu của cô Thảo (một đã hết hạn sử dụng), hơn 700 đô la Mỹ, tiền Singapore, tiền Việt và nhiều giấy tờ cá nhân khác.
Điều duy nhất mà hai hướng dẫn viên của Vietravel (một người Việt và một người Singapore) trợ giúp cô Thảo là dẫn cô đến đồn cảnh sát khai báo mất hộ chiếu. Rồi lấy lý do sáng hôm sau đoàn phải đi Malaysia sớm và từ Kuala Lumpur đoàn sẽ về thẳng TP.HCM, hướng dẫn viên Vietravel cho cô Thảo mượn 100 SGD và bảo cô tự lo mọi chuyện còn lại. Cô Thảo và các đồng nghiệp phản đối thì nhân viên Vietravel nói đó là theo hợp đồng. Các nhân viên này cũng nói họ tìm được chỗ ở cho cô Thảo với giá rẻ nhất là 17 SGD/đêm trong khu Tiểu Ấn rất phức tạp và phải chung phòng với những người đàn ông xa lạ. Họ cũng cảnh báo thêm, để làm được giấy tờ về nước phải mất cả tuần lễ với rất nhiều chi phí phát sinh. Một chị trong đoàn đề nghị được ở lại Singapore để hỗ trợ tinh thần cho cô Thảo nhưng nhân viên Vietravel không đồng ý.
Tin nhắn hướng dẫn viên Trang nhận được sau khi thông báo tình hình sự cố với công ty - Ảnh: N.L.N
Bế tắc, những người trong đoàn quay sang tìm sự trợ giúp của người quen từ VN. Một chị trong đoàn chợt nhớ đến Văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore (VP) và tìm cách liên lạc ngay trong đêm. Nhà báo Thục Minh của Thanh Niên thường trú tại Singapore đã trực tiếp đứng ra giúp đỡ. Sáng sớm hôm sau, sau khi điện thoại báo cáo với Đại sứ quán VN ở Singapore (ĐSQ), nhà báo Thục Minh đã đến khách sạn nơi đoàn lưu trú để tìm hiểu sự việc. Nhân viên Vietravel tại đây khẳng định đoàn sẽ bay thẳng từ Kuala Lumpur về TP.HCM và Vietravel không có trách nhiệm gì nữa với cô Thảo, ngoài việc nhờ một người Việt tại Singapore dẫn cô Thảo đi làm giấy tờ. Dù vậy, chờ hoài không thấy người trợ giúp này xuất hiện...
Theo hướng dẫn của cảnh sát Singapore, nhà báo Thục Minh đưa cô Thảo đến Cục Di trú (ICA) để xin cấp giấy lưu trú trong thời gian chờ ĐSQ cấp giấy thông hành. Tuy nhiên, do cô Thảo không còn một thứ giấy tờ nào, ICA từ chối tiếp nhận và yêu cầu đến ĐSQ để cơ quan này xác nhận cô Thảo là công dân VN trước. ĐSQ cũng bó tay trong trường hợp công dân của mình không có “miếng giấy lận lưng”. Cách duy nhất để họ xác nhận công dân là phải chờ giấy tờ từ VN gửi sang. Dù vậy, do tin tưởng ở Báo Thanh Niên, ĐSQ cho phép VP bảo lãnh cô Thảo, đồng thời giấy tờ của cô Thảo từ VN fax trực tiếp vào ĐSQ.
Nhờ thế mà mọi thứ được giải quyết rất nhanh. Với thư xác nhận công dân từ ĐSQ, cộng thêm sự bảo lãnh của Thanh Niên, ICA cấp ngay cho cô Thảo giấy phép lưu trú tạm thời. Trên cơ sở đó, ĐSQ cấp ngay cho cô Thảo giấy thông hành. Chiếu theo giấy thông hành và vé máy bay cô Thảo vừa mua mới, ICA đóng dấu cho phép cô Thảo xuất cảnh khỏi Singapore trong điều kiện không có hộ chiếu. Toàn bộ quy trình được giải quyết trong vòng 1 ngày. Trong suốt thời gian đó, cô Thảo lưu trú tại VP Báo Thanh Niên. Trưa 7.7, cô Thảo bay về nước...
Bức xúc
Chưa kịp lấy lại tinh thần sau cú sốc nặng nề thì chiều 9.7, cô Thảo được các đồng nghiệp báo tin cả đoàn bay từ Kuala Lumpur về Singapore, rồi từ đó mới bay về TP.HCM. Tiếp chúng tôi tại nhà riêng, cô Thảo vẫn chưa hết bức xúc, liên tục nêu ra những thắc mắc: Thứ nhất, khi cô Thảo bị mất passport, đoàn đã đề nghị gom tất cả passport còn lại cho cô Trang giữ để khỏi mất nữa, nhưng đã bị từ chối. Thứ hai, Vietravel là một công ty chuyên nghiệp, họ đã có danh sách đoàn, đã tự lo hết mọi giấy tờ thủ tục, có mối quan hệ tại địa phương, nhưng khi một thành viên mất passport lại xử lý hậu quả có vẻ rất khó khăn. Thứ ba, có vẻ như Vietravel và hướng dẫn viên của mình quan tâm tới việc kinh doanh nhiều hơn tới chăm sóc cho khách hàng nên suốt chuyến đi, nhiều thành viên trong đoàn có nhiều bức xúc về cách giao tiếp, ứng xử (trong đoàn có người già và trẻ em, hướng dẫn viên nhiều lần tỏ ra khó chịu khi những người này đi chậm, không theo kịp tốc độ của đoàn)... Và: Vietravel có lừa dối khách hàng? Có lợi dụng lòng tin của toàn thể giáo viên trường Gia Định, lập lờ hành trình đi lại, cố tình cắt đứt liên lạc với du khách ở Singapore trong lúc gặp hoạn nạn khiến cô Thảo phải mất thêm tiền vé máy bay từ Singapore về TP.HCM?
Vietravel nói gì ?
Chiều 27.7, trả lời chúng tôi về vụ việc, đại diện Công ty Vietravel cho biết: Trường Gia Định đã ký hợp đồng đi du lịch với Vietravel kèm theo những điều khoản rất rõ ràng. Việc chị Thảo bị mất hộ chiếu, tiền bạc là một “tai nạn”, theo hợp đồng ký kết, trách nhiệm không thuộc về phía bên A (Vietravel). Hướng dẫn viên Ngọc Trang khẳng định: Trước khi đoàn rời khỏi Singapore, cô đã liên lạc với một nhân viên của Vietravel tại Singapore là anh Tuệ để bàn giao lại công việc, hòng tháo gỡ những khó khăn, giúp đỡ chị Thảo.
Việc cô Trang yêu cầu chị Thảo rời khỏi phòng khách sạn (ngay lúc đoàn chuẩn bị hành trình đi Malaysia) không phải là “bỏ rơi” khách hàng mà bởi do nhu cầu công việc, cô Trang còn phải quan tâm đến cả đoàn khách gần 40 người, phía trước là cả một hành trình đã có kế hoạch, được sắp xếp cụ thể, không thể thay đổi được. Và cô Trang cũng đã nhận được chỉ đạo từ “sếp” qua tin nhắn với nội dung “hiện tại, chi phí đó do khách trả, nếu khách không về với đoàn được thì khách phải tự trả chi phí” (!).
Không một lời giải thích thỏa đáng nào về việc đoàn có quay lại Singapore hay không, nhưng cô Trang lại khẳng định đoàn sẽ bay thẳng từ Kuala Lumpur về TP.HCM với phóng viện Báo Thanh Niên tại Singapore. Việc cô Trang bàn giao cô Thảo cho anh Tuệ, thực tế đã chứng minh: Trong suốt quá trình làm lại giấy tờ tại Singapore, cô Thảo không hề gặp được mặt nhân viên này, chỉ trao đổi qua điện thoại và nhận được những lời hứa.
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, đại diện Vietravel, thì đây là một sự cố đáng tiếc, phía công ty đang xem xét để hỗ trợ lại phần nào kinh phí cho cô Thảo. Tuy ý kiến của ông Mẫn có thiện chí, nhưng liệu có quá trễ không khi đến bây giờ Vietravel mới thể hiện thiện chí này đối với khách hàng, mà khách hàng đó lại là một cô giáo khuyết tật!
Thục Minh - Nguyễn Lê Nguyên
Nguồn :
Mã:
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200931/20090729234100.aspx