scotty
Well-Known Member
[JUST][INFO=Mở đề]Ngày nay đi chợ smartphone để mua thì giống như đi chợ mua gạo vậy, đủ loại từ thơm, ngon, dẻo, khô cho đến có nhiều giá. Nhưng khác với gạo chúng ta có thể mua 1-2 ký về ăn thử (không thích thì chọn loại gạo khác để ăn), thì mua smartphone khó lòng "chơi" kiểu đó được rồi![/INFO] Smartphone ngoài nhiều tùy chọn về cấu hình bên trong, hệ điều hành, thiết kế... - là những thứ hay thay đổi chóng mặt theo sự thay đổi và phát triển của công nghệ, khó lòng mà đeo đuổi (trừ phi là dân công nghệ có tiền), thì còn mỗi thứ duy nhất mà chúng ta có thể không bị chóng mặt, đó là màn hình cảm ứng chạm, là thứ đòi một khoảng thời gian khá lâu để thay đổi. Smartphone và tablet hoàn toàn hầu như lệ thuộc vào giao diện màn hình cảm ứng, cho nên màn hình tất yếu trở thành bộ phận quan trọng nhất của chúng. Hiện nay người dùng chúng ta chỉ có được 2 tùy chọn màn hình cảm ứng để mua smartphone hoặc tablet, đó là LCD hay AMOLED. Đây có thể xem là một thuận lợi đối với người dùng thiết bị di động ngày nay, bởi càng có ít tùy chọn quan trọng thì càng dễ định hướng hơn khi mua. Hay nói cách khác, chúng ta có thể lấy màn hình cảm ứng là điểm quyết định đầu tiên hoặc là cuối cùng để chọn cũng được. Bài viết này sẽ giải thích sự khác biệt cơ bản giữa LCD và AMOLED, cũng như nêu ra những điểm mạnh và điểm yếu của chúng. LCD [FLOAT=LEFT] [FLOAT=RIGHT]Những mẫu smartphone phổ dụng sử dụng màn hình LCD: iPhone 4/4s, iPad, HTC One X[/FLOAT]Màn hình LCD hiện sử dụng 2 loại công nghệ phổ biến là TFT và IPS, cũng là 2 thuật ngữ mà chúng ta hay bắt gặp ở các loại màn hình của thiết bị di động. - TFT viết tắt cho Thin Film Transistor, là công nghệ giúp cho kỹ thuật dẫn điện trong màn hình LCD trở nên hiệu quả hơn bằng cách giảm đi số điện cực trên một điểm ảnh. Điểm lợi mà màn hình LCD sử dụng công nghệ TFT mang lại là chất lượng hình ảnh được cải thiện hơn màn hình LCD chuẩn. - IPS viết tắt cho In-Plane Switching, chính là công nghệ TFT nhưng đã được cải tiến thêm, mang lại góc nhìn rộng hơn và tái tạo lại màu sắc cho màn hình LCD. Có được 2 lợi điểm này là nhờ công nghệ IPS có khả năng giữ toàn bộ các tấm tinh thể lỏng của màn hình nằm song song với màn hình. Vì là công nghệ cải tiến từ TFT nên nói chung IPS được ưa chuộng hơn TFT. Về mặt kỹ thuật sản xuất, màn hình LCD không đơn giản là làm từ các tấm tinh thể lỏng mà còn phải cần phải ghép thêm 2 tấm kính và nguồn ánh sáng để hoạt động. [TIP=Ưu-Nhược] Ưu điểm: Cho hình ảnh sắc nét, hiển thị màu sắc tự nhiên nhất, không lòe loẹt Nhược điểm: Độ tương phản không cao (ví dụ không đạt được mức đen thẫm hoặc sáng rực)[/TIP] AMOLED [FLOAT=LEFT] Màn hình AMOLED được làm từ một tấm mỏng gồm các phân tử nhựa hữu cơ, có khả năng phát sáng khi được "kích" bằng một dòng điện. Nhờ cấu trúc chế tạo cực kỳ đơn giản như vậy, màn hình AMOLED mới có thể đạt đến độ mỏng đến mức không thể mỏng hơn và quan trọng là không đòi hỏi một nguồn sáng phụ trợ (đèn nền backlight). Lợi điểm khi không cần đèn nền backlight là màn hình AMOLED có thể tự tái tạo màu đen thẫm đến mức các điểm ảnh trên màn hình có thể tự tắt bớt đi, tức là không cần điện chạy qua chúng. Điều này vô cùng ý nghĩa, bởi điểm ảnh được tắt đi cũng đồng nghĩa là tiết kiệm được pin cho smartphone và tablet. Chỉ cần giữ cho màu nền gần với màu đen là sẽ tiết kiệm được pin. [FLOAT=RIGHT]Những mẫu smartphone phổ dụng sử dụng màn hình AMOLED: các dòng Samsung Galaxy S, Nokia Lumia 900, và HTC One S.[/FLOAT]Nói đến việc tiết kiệm pin, màn hình AMOLED có một tính năng rất quan trọng để hỗ trợ cho việc này, đó là Pentile. Về kỹ thuật, thay vì mỗi một điểm ảnh chỉ có gam 3 màu - 2 màu đơn là đỏ và xanh dương, được phụ trợ bởi một điểm ảnh phụ có màu xanh lá, thì Pentile sử dụng một gam màu RGBG có đến 2 điểm ảnh phụ màu xanh lá, phụ trợ cho mỗi màu đỏ và xanh dương (tức là mỗi màu đỏ và xanh dương được kèm theo 2 điểm ảnh phụ màu xanh lá). Nhờ có tính năng Pentile, nhà sản xuất có thể tạo được màn hình có độ sáng ngang ngửa độ sáng màn hình thường mà chỉ mất 1/3 lượng điểm ảnh phụ. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, màn hình sử dụng công nghệ Pentile có thể khiến khó chịu vì hiển thị kiểu như bị hột bởi lượng điểm ảnh phụ nhiều hơn, nhất là kích cỡ màn hình càng lớn thì điểm ảnh phụ sẽ xuất hiện rõ trong mắt hơn; hoặc nói cách khác là độ phân giải sẽ trông giảm đi. Có thể chúng ta đã biết Samsung là một trong những nhà sản xuất đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ màn hình AMOLED, mà cụ thể là 2 smartphone Galaxy S II và Galaxy S III. scotty xin nói trước là không PR cho Samsung gì ở bài viết này nhé, chỉ là lấy ví dụ để chúng ta hiểu thêm. Màn hình Galaxy S II đã sử dụng công nghệ Super AMOLED Plus không có tính năng Pentile, mục đích là nhằm cải thiện khả năng xem rõ hơn ở ngoài nắng, là yếu điểm mang tính bản chất ở màn hình AMOLED. Tuy nhiên, ở thế hệ kế tiếp là Galaxy S III, Samsung đã ứng dụng công nghệ Super AMOLED truyền thống (không có Plus), mục đích duy nhất là để tiết kiệm pin (http://www.hdvietnam.com/diendan/203-samsung-galaxy-s-iii/376168-tai-sao-samsung-galaxy-s-iii.html). [TIP=Ưu-Khuyết của AMOLED] Ưu điểm: - Mỏng, hình ảnh có độ tương phản cao, giúp nâng độ chi tiết và độ sâu của hình ảnh lên, góc nhìn rộng. - Chịu lực ép tốt hơn màn hình LCD. - Tiết kiệm điện năng. Nhược điểm: - Hình ảnh không mịn lắm. - Hiển thị không tốt dưới ánh sáng mặt trời.[/TIP] Quyền lựa chọn thuộc về người dùng
Như vậy là chúng ta đã thấy ưu điểm và yếu điểm một cách khái quát của 2 loại màn hình LED và AMOLED. Cả hai đều có ưu điểm chung là đem đến màn hình hiển thị hình ảnh sắc nét, tươi và đẹp. Vấn đề còn lại để thu hẹp tùy chọn cho bạn là bạn thích gì nhất và đáng hy sinh cái gì để đánh đổi, chẳng hạn:
[INFO=Lưu ý cuối cùng] Trên đây là những điểm nhận định, đánh giá chung nhất mà bài viết có thể đưa ra. Vẫn còn nhiều dữ kiện khác về kỹ thuật để so sánh cho rốt ráo thì trong quá trình trao đổi, scotty mong chúng ta hãy cùng nhau đóng góp thêm. Chân thành cảm ơn.[/INFO] Tổng hợp từ Digitaltrends và Internet |
Chỉnh sửa lần cuối: