anhtuanngoc
Well-Known Member
Không gì có thể so sánh được với vẻ đẹp thần tiên của một đêm trăng. Trăng luôn đẹp, đẹp mọi thời điểm, đẹp từ khi chỉ là một vết xước hình cánh cung nhỏ trên bầu trời đến khi trở thành hình lưỡi liềm và hoàn mỹ nhất là khi tròn vành vạnh vào những đêm rằm.
Ánh trăng như một thứ phép màu khiến vạn vật trở nên đẹp đẽ, tinh khôi hơn. Những mái nhà yên bình ngủ dưới trăng. Những cánh đồng xào xạc, cảnh núi đồi yên tĩnh, mặt biển lóng lánh bạc, tuyết lấp lánh sáng như triệu hạt kim cương… Dù ở nơi đâu, phương trời nào, Xuân, Hạ, Thu hay Đông, những đêm trăng đều có vẻ đẹp riêng, làm mê đắm bao kẻ mơ mộng. Moon River đưa người nghe đến một trong nhưng đêm trăng tuyệt diệu như vậy…
“…Moon river, wider than a mile
I'm crossing you in style some day
Oh, dream maker, you heart breaker
Wherever you're goin', I'm goin' your way…”
“…Dòng sông trăng trải dài mênh mông
Một ngày nào đó ta sẽ băng qua ngươi một cách đường hoàng
Một kẻ gợi nên bao mơ mộng, một kẻ làm tan vỡ bao trái tim
Ngươi trôi đến nơi nào, ta cũng sẽ đi theo ngươi đến nơi ấy…”
Moon River mở ra khoảng không gian mênh mông của một dòng sông đang thao thức chảy vào đêm, trở mình lấp lánh dưới trăng. Có một kẻ mơ mộng không ngủ đang thực hiện lời hứa đặc biệt với dòng sông ấy. Một ngày nào đó, người ấy sẽ lên thuyền, bỏ mặc lại tất cả sau lưng, một mình đi khám phá thế giới. Chiếc thuyền sẽ trôi theo dòng nước. Nước chảy tới đâu, thuyền trôi tới ấy, hoàn toàn ung dung, tự do tự tại.
Ý tưởng ấy trong trẻo và lãng mạn, đầy chất bồng bột của tuổi trẻ. Vì trăng đẹp quá, lý tưởng quá nên tất cả những gì tầm thường của cuộc sống như được gột sạch đi, chỉ còn lại những trái tim thuần khiết, run rẩy vì xúc động. Dòng chảy ánh sáng đẹp đẽ dịu dàng như một lời khuyến khích cho mọi ước mơ thầm kín nhất được bộc bạch. Dưới ánh trăng, dường như mọi điều mơ ước dù là viển vông nhất đều có thể thực hiện được…
“…Two drifters, off to see the world
There's such a lot of world to see
We're after the same rainbow's end, waitin' 'round the bend
My huckleberry friend, moon river, and me…”
“…Hai kẻ phiêu bạt khởi hành đi khắp thế gian
Thế gian này có quá nhiều thứ để khám phá
Cả hai ta sẽ cùng đi về phía cuối cầu vồng, nơi khuất ngay sau khúc rẽ kia thôi
Người bạn ấu thơ của ta, sông trăng và ta...”
Theo thần thoại, chẳng bao giờ người ta tìm thấy được điểm tận cùng của cầu vồng. Nơi ấy có thể là một thế giới khác, kỳ diệu như thế giới trong Phù thủy xứ Oz, nơi mà cô bé Dorothy trong bộ phim kinh điển năm 1939 vẫn mơ về khi hát Over the Rainbow. Khao khát được đi xa, được khám phá thế giới vẫn là khao khát nguyên thủy của con người. Ai trong chúng ta chẳng từng có đôi lần bị giục giã bởi mong ước ấy.
Tiếng gọi của tự do, của tuổi trẻ, của những con đường chưa đặt chân đến, của những vị rượu ngọt chưa từng được nếm, những người lạ chưa từng gặp qua. Tất cả đều thôi thúc ta bỏ lại tất cả để lên đường, sống những ngày rực rỡ và mê đắm. Kẻ mơ mộng trong Moon River đã mơ chuyến đi của đời mình với dòng sông trăng như thế. Đối với người ấy, sông trăng như một người bạn, một tri kỷ, một anh bạn “Huckleberry” của thời thơ ấu.
Đã có rất nhiều tranh luận về “Huckleberry” có nghĩa là gì. Trong cuốn tiểu sử của Johnny Mercer, người viết lời cho ca khúc, thì cụm từ đó chỉ những người bạn thuở thiếu thời thường đi hái dâu với ông. Nhiều người cũng so sánh Huckleberry với nhân vật cùng tên trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Mark Twain. Trong hai cuốn Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và tiếp nối là Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, có thể tóm gọn lại là mọi đứa trẻ đều mơ ước thành Tom Sawyer và có một người bạn thân như Huckleberry.
Moon River là ca khúc được Henry Mancini và Johnny Mercer viết riêng cho phim Breakfast at Tiffany’s (1961). Trong phim, Audrey Hepburn thủ vai Holly Golightly, một cô gái có vẻ đẹp kỳ lạ luôn khao khát được cất cánh bay xa, khám phá thế giới.
Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, người hâm mộ vẫn không thể quên được hình ảnh Audrey Hepburn cầm cây đàn guitar, trong ánh chiều tà, ngồi hong tóc bên cầu thang thoát hiểm, miệng ngân nga giai điệu của Moon River. Từ bộ quần áo ở nhà giản dị đến chiếc khăn tắm được vấn gọn ghẽ trên tóc, tất cả ở Audrey Hepburn đều toát lên sự tinh tế. Duyên dáng đã trở thành bản chất của người phụ nữ này. Audrey Hepburn mê hoặc khán giả một cách dễ dàng như thể nàng chẳng cần một chút cố gắng nào.
Moon River sau đó nhận được giải Oscar cho “Bài hát trong phim hay nhất” năm 1962. Cũng trong năm ấy, ca khúc đem lại cho Henry Mancini giải Grammy “Thu âm của năm” và Johnny Mercer giải Grammy “Ca khúc của năm”. Năm 2004, Viện phim Mỹ xếp Moon River đứng vị trí thứ tư trong danh sách 100 ca khúc nổi bật nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ.
Moon River cũng gắn liền với tên tuổi Andy Williams, người hát tình ca vĩ đại của thế kỷ 20. Chính ông cũng là người biểu diễn ca khúc này tại lễ trao giải Oscar năm 1962. Andy Williams yêu thích ca khúc đến nỗi ông đặt tên nhà hát riêng của mình tại Missouri là Moon River.
Khách du lịch đến Savannah, Georgia, cũng sẽ tìm thấy một dòng sông nhỏ mang tên Moon River. Người dân nơi đây đã đặt tên dòng sông theo bài hát như một cách để vinh danh Johnny Mercer, người nghệ sĩ tài hoa của quê hương mình.
Điều khiến Moon River trở thành một ca khúc còn mãi với thời gian là chất thơ đặc biệt và sự lãng mạn bàng bạc vẫn dịu dàng ôm lấy người nghe. Ca khúc là một lời hứa hẹn tươi sáng rằng dù hiện tại có u ám và ảm đạm đến mức nào, vẫn luôn có những điều đẹp đẽ chờ ta ở phía trước, một thế giới hoàn mỹ đang chờ ta ở đâu đó ngoài kia.
Những chuyến phiêu lưu chờ ta để thực hiện, những con đường chờ ta đặt chân đến, những người xa lạ chờ ta gặp mặt… Tất cả đủ sức đẩy lùi mọi lo toan vặt vãnh và những nỗi phiền muộn của cuộc sống hằng ngày, giúp ta trở lại tuổi hoa niên trong thoáng chốc, thời mà ta còn trẻ trung, mơ mộng và tràn đầy hy vọng ở cuộc đời.
Ánh trăng như một thứ phép màu khiến vạn vật trở nên đẹp đẽ, tinh khôi hơn. Những mái nhà yên bình ngủ dưới trăng. Những cánh đồng xào xạc, cảnh núi đồi yên tĩnh, mặt biển lóng lánh bạc, tuyết lấp lánh sáng như triệu hạt kim cương… Dù ở nơi đâu, phương trời nào, Xuân, Hạ, Thu hay Đông, những đêm trăng đều có vẻ đẹp riêng, làm mê đắm bao kẻ mơ mộng. Moon River đưa người nghe đến một trong nhưng đêm trăng tuyệt diệu như vậy…
“…Moon river, wider than a mile
I'm crossing you in style some day
Oh, dream maker, you heart breaker
Wherever you're goin', I'm goin' your way…”
“…Dòng sông trăng trải dài mênh mông
Một ngày nào đó ta sẽ băng qua ngươi một cách đường hoàng
Một kẻ gợi nên bao mơ mộng, một kẻ làm tan vỡ bao trái tim
Ngươi trôi đến nơi nào, ta cũng sẽ đi theo ngươi đến nơi ấy…”
Moon River mở ra khoảng không gian mênh mông của một dòng sông đang thao thức chảy vào đêm, trở mình lấp lánh dưới trăng. Có một kẻ mơ mộng không ngủ đang thực hiện lời hứa đặc biệt với dòng sông ấy. Một ngày nào đó, người ấy sẽ lên thuyền, bỏ mặc lại tất cả sau lưng, một mình đi khám phá thế giới. Chiếc thuyền sẽ trôi theo dòng nước. Nước chảy tới đâu, thuyền trôi tới ấy, hoàn toàn ung dung, tự do tự tại.
Ý tưởng ấy trong trẻo và lãng mạn, đầy chất bồng bột của tuổi trẻ. Vì trăng đẹp quá, lý tưởng quá nên tất cả những gì tầm thường của cuộc sống như được gột sạch đi, chỉ còn lại những trái tim thuần khiết, run rẩy vì xúc động. Dòng chảy ánh sáng đẹp đẽ dịu dàng như một lời khuyến khích cho mọi ước mơ thầm kín nhất được bộc bạch. Dưới ánh trăng, dường như mọi điều mơ ước dù là viển vông nhất đều có thể thực hiện được…
“…Two drifters, off to see the world
There's such a lot of world to see
We're after the same rainbow's end, waitin' 'round the bend
My huckleberry friend, moon river, and me…”
“…Hai kẻ phiêu bạt khởi hành đi khắp thế gian
Thế gian này có quá nhiều thứ để khám phá
Cả hai ta sẽ cùng đi về phía cuối cầu vồng, nơi khuất ngay sau khúc rẽ kia thôi
Người bạn ấu thơ của ta, sông trăng và ta...”
Theo thần thoại, chẳng bao giờ người ta tìm thấy được điểm tận cùng của cầu vồng. Nơi ấy có thể là một thế giới khác, kỳ diệu như thế giới trong Phù thủy xứ Oz, nơi mà cô bé Dorothy trong bộ phim kinh điển năm 1939 vẫn mơ về khi hát Over the Rainbow. Khao khát được đi xa, được khám phá thế giới vẫn là khao khát nguyên thủy của con người. Ai trong chúng ta chẳng từng có đôi lần bị giục giã bởi mong ước ấy.
Tiếng gọi của tự do, của tuổi trẻ, của những con đường chưa đặt chân đến, của những vị rượu ngọt chưa từng được nếm, những người lạ chưa từng gặp qua. Tất cả đều thôi thúc ta bỏ lại tất cả để lên đường, sống những ngày rực rỡ và mê đắm. Kẻ mơ mộng trong Moon River đã mơ chuyến đi của đời mình với dòng sông trăng như thế. Đối với người ấy, sông trăng như một người bạn, một tri kỷ, một anh bạn “Huckleberry” của thời thơ ấu.
Đã có rất nhiều tranh luận về “Huckleberry” có nghĩa là gì. Trong cuốn tiểu sử của Johnny Mercer, người viết lời cho ca khúc, thì cụm từ đó chỉ những người bạn thuở thiếu thời thường đi hái dâu với ông. Nhiều người cũng so sánh Huckleberry với nhân vật cùng tên trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Mark Twain. Trong hai cuốn Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và tiếp nối là Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, có thể tóm gọn lại là mọi đứa trẻ đều mơ ước thành Tom Sawyer và có một người bạn thân như Huckleberry.
Moon River là ca khúc được Henry Mancini và Johnny Mercer viết riêng cho phim Breakfast at Tiffany’s (1961). Trong phim, Audrey Hepburn thủ vai Holly Golightly, một cô gái có vẻ đẹp kỳ lạ luôn khao khát được cất cánh bay xa, khám phá thế giới.
Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, người hâm mộ vẫn không thể quên được hình ảnh Audrey Hepburn cầm cây đàn guitar, trong ánh chiều tà, ngồi hong tóc bên cầu thang thoát hiểm, miệng ngân nga giai điệu của Moon River. Từ bộ quần áo ở nhà giản dị đến chiếc khăn tắm được vấn gọn ghẽ trên tóc, tất cả ở Audrey Hepburn đều toát lên sự tinh tế. Duyên dáng đã trở thành bản chất của người phụ nữ này. Audrey Hepburn mê hoặc khán giả một cách dễ dàng như thể nàng chẳng cần một chút cố gắng nào.
Moon River sau đó nhận được giải Oscar cho “Bài hát trong phim hay nhất” năm 1962. Cũng trong năm ấy, ca khúc đem lại cho Henry Mancini giải Grammy “Thu âm của năm” và Johnny Mercer giải Grammy “Ca khúc của năm”. Năm 2004, Viện phim Mỹ xếp Moon River đứng vị trí thứ tư trong danh sách 100 ca khúc nổi bật nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ.
Vượt khỏi phạm vi một bài hát trong phim, Moon River trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của thập niên 1960. Theo thống kê, có ít nhất 500 bản thu âm ca khúc này tồn tại, trong đó phải kể đến những bản thu âm của Frank Sinatra, Louis Armstrong, Judy Garland, Sarah Vaughan và Sarah Brightman.Moon River cũng gắn liền với tên tuổi Andy Williams, người hát tình ca vĩ đại của thế kỷ 20. Chính ông cũng là người biểu diễn ca khúc này tại lễ trao giải Oscar năm 1962. Andy Williams yêu thích ca khúc đến nỗi ông đặt tên nhà hát riêng của mình tại Missouri là Moon River.
Khách du lịch đến Savannah, Georgia, cũng sẽ tìm thấy một dòng sông nhỏ mang tên Moon River. Người dân nơi đây đã đặt tên dòng sông theo bài hát như một cách để vinh danh Johnny Mercer, người nghệ sĩ tài hoa của quê hương mình.
Điều khiến Moon River trở thành một ca khúc còn mãi với thời gian là chất thơ đặc biệt và sự lãng mạn bàng bạc vẫn dịu dàng ôm lấy người nghe. Ca khúc là một lời hứa hẹn tươi sáng rằng dù hiện tại có u ám và ảm đạm đến mức nào, vẫn luôn có những điều đẹp đẽ chờ ta ở phía trước, một thế giới hoàn mỹ đang chờ ta ở đâu đó ngoài kia.
Những chuyến phiêu lưu chờ ta để thực hiện, những con đường chờ ta đặt chân đến, những người xa lạ chờ ta gặp mặt… Tất cả đủ sức đẩy lùi mọi lo toan vặt vãnh và những nỗi phiền muộn của cuộc sống hằng ngày, giúp ta trở lại tuổi hoa niên trong thoáng chốc, thời mà ta còn trẻ trung, mơ mộng và tràn đầy hy vọng ở cuộc đời.