Microsoft Windows 8 với những xu thế - Nhảy vào cuộc chơi cảm ứng

Angus_Bert

Film critic
Không biết từ bao giờ, mặc định trong phản xạ của mình khi nghĩ đến một sản phẩm công nghệ nào đó thì ngoài chuyện nó xài chip gì, màn hình bao nhiêu thì nếu như nó không trang bị cảm ứng, mình sẵn sàng phán một câu rằng “Đồ vứt rác!” Thật thế đấy, xu thế trang bị cảm ứng của làng công nghệ từ mấy năm nay đã lan tỏa một cách mạnh mẽ. Ghê gớm đến nỗi, có những kẻ cổ hủ cũng phải dần chiều theo nó.

data

Thực chất công nghệ cảm ứng đã có tuổi đời hàng chục năm, những chiếc máy tính hay điện thoại cảm ứng đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Những người dùng Việt Nam đam mê công nghệ từ lâu chắc sẽ không thể không nhớ tới những huyền thoại như O2, Dopod, những mẫu điện thoại doanh nhân siêu cấp của Nokia (mình quên cha nó tên rồi).

Nhưng để nói xu thế trang bị cảm ứng trên các sản phẩm di động hiện nay thực sự bùng nổ thì tất cả đều nhờ công của Apple. Năm 2007, Táo ra mắt iPhone – chiếc điện thoại cảm ứng toàn màn hình gây sốt cả thế giới. Kể từ đó, một cuộc đại tu ngành công nghiệp điện tử đã diễn ra trên diện rộng. Không còn những sản phẩm đập đá với những nút bấm nữa, tất cả dần đơn giản hóa và để lại là những thiết bị với một màn hình lớn, người sử dụng thì đâm chọt trên đó.

ipad-apps.jpg

Nhưng sự thay đổi đó không chỉ diễn ra mạnh mẽ trên lĩnh vực phần cứng, mà ở cả phần mềm. Nói chung thì phần cứng và phần mềm là hai thứ có quan hệ biện chứng cho nhau, mâu thuẫn nhưng cũng bổ sung cho nhau (chém gió tí cho mát). Việc các thiết bị phần cứng lần lượt trang bị màn hình cảm ứng cũng đòi hỏi các hệ điều hành chạy trên nó phải đáp ứng theo việc hỗ trợ các thao tác cảm ứng. Thế là như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, những hệ điều hành được làm ra để chạy trên những thiết bị cảm ứng xuất hiện, tiêu biểu nhất là iOS và Android.

Sau gần từng ấy năm, kể từ sự ra đời của Android – kẻ đi đầu trong phong trào phổ cập hóa thiết bị cảm ứng năm 2008, người ta đã chứng kiến một đợt phủ sóng kinh hoàng của xu thế cảm ứng. Không chỉ tồn tại trong dòng sản phẩm smartphone, nó lan sang những chiếc tablet (thực chất tablet là hệ quả của nhu cầu smartphone siêu to), đến cả những sản phẩm mà chúng ta nghĩ khó có thể có như máy ảnh – cả mẫu PnS và DSLR, như Galaxy Camera và Canon EOS DSLR 6D là một ví dụ. Dần dà, đi đâu người ta cũng thấy cảm ứng. Và dĩ nhiên, đi đâu người ta giờ cũng đòi cảm ứng.

android-ios.jpg

Lẽ dĩ nhiên, khi cái gì nó đã trở thành xu thế, thuận theo thì sống, chống lại thì chết. Với thành công mà Apple và Google đang tạo dựng với những sản phẩm cảm ứng của mình là iOS và Android thì dĩ nhiên Microsoft phải đứng ngồi không yên. Tuy thế, với uy thế là hãng phần mềm lớn nhất thế giới, hãng luôn bắt kịp với những xu thế mới của làng công nghệ.

Rất nhiều người có lí khi chê bai những thay đổi mà theo họ là khá ngu xuẩn của Microsoft với Windows 8. Họ cho rằng cuộc đại tu từ bộ mã cho đến giao diện, và cả Hệ Sinh thái MS tạo ra là một thất bại. Lí do đơn giản vì Windows 7 vẫn đang làm rất tốt những gì mà Microsoft có thể mang lại cho ngành công nghiệp máy tính. Liệu điều này có đúng?

Nếu ai đã theo dõi cái series về Windows 8 của mình vài ngày nay đều sẽ thấy được rằng xu thế mới trong những năm sắp tới như di động, đồng bộ hóa và xã hội hóa. Nếu như những con số gần đây đang cho thấy ngành công nghiệp PC của thế giới sụt giảm từng ngày và tăng dần với mức đáng lo ngại thì việc bấu víu vào một cái hoài niệm cũ đã mất đi vị thế dẫn đầu công nghệ từ nhiều năm nay như PC sẽ khiến cho Microsoft bị loại khỏi cuộc chơi. Việc tỉnh giấc đúng lúc và quay trở lại với những sản phẩm tuân theo đúng những nhu cầu và xu thế hiện nay có lẽ sẽ giúp MS tránh đi vào vết xe đổ của Nokia hay Blackberry trước đây.

windows8pen.jpg

Cũng như mình đã nói, trong cái thời buổi ở nơi đâu cũng thấy thiết bị cảm ứng, nhu cầu người dùng luôn đòi hỏi sản phẩm điện tử phải trang bị tối thiểu là một màn hình cảm ứng khiến chuyện tiếp tục cho ra đời một hệ điều hành chỉ có thể thao tác bằng chuột và bàn phím như bấy lâu chẳng khác nào một chiếc thòng lọng Microsoft tự quấn lấy cổ mình. Nhưng với một cuộc đại tu như Windows 8, thay đổi dần từ những giá trị truyền thống sang một xu thế mới hơn của thời đại dẫu có làm cho rất nhiều người cảm thấy khó chịu khi phải thay đổi, lại sẽ khiến đứa con cưng của Microsoft tiếp tục gắn bó hơn với người dùng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với Apple và Google.

Như những gì mình đã từng viết trong bài viết rất lâu này, Windows 8 ra đời không phải chỉ là một bản cập nhật mới cho hệ điều hành phổ biến nhất thế giới, nó là một khúc giao mùa cho những giá trị cốt lõi truyền thống của ngành công nghiệp máy tính với những xu thế mới đang dần chiếm lấy và bao phủ toàn bộ làng nghệ trong tương lai.

windows8feb29.jpg

Dẫu gì thì Microsoft cũng mới chỉ đang bước những bước đầu tiên trong lần trở lại của mình.




6497-albums22709-picture49541.jpg


Angus_Bert @ HDvietnam.com chém gió​

 

trochoivui

New Member
Ðề: Microsoft Windows 8 với những xu thế - Nhảy vào cuộc chơi cảm ứng

Với đà này có lẽ Microsoft sẽ vượt mặt Apple mất thôi
 

1945

Member
Ðề: Microsoft Windows 8 với những xu thế - Nhảy vào cuộc chơi cảm ứng

Đang trải nghiệm win 8 với màn hình cảm ứng.
Mọi thứ nói chung đều rất tuyệt, hiệu suất làm việc nhanh hơn hẳn, giao diện thân thiện và trực quan.
Đặc biệt hiệu quả trong thuyết trình và làm việc theo nhóm.
 
Ðề: Microsoft Windows 8 với những xu thế - Nhảy vào cuộc chơi cảm ứng

Đang trải nghiệm win 8 với màn hình cảm ứng.
Mọi thứ nói chung đều rất tuyệt, hiệu suất làm việc nhanh hơn hẳn, giao diện thân thiện và trực quan.
Đặc biệt hiệu quả trong thuyết trình và làm việc theo nhóm.

Xài mỏi tay hem?
 

plutotn

New Member
Ðề: Microsoft Windows 8 với những xu thế - Nhảy vào cuộc chơi cảm ứng

em cài win8 xong dùng không quen lại phải xuống win7 :(
 
Bên trên