scotty
Well-Known Member
Đúng là như vậy. Mục tiêu đậm chất "phim viễn tưởng" này hiện đang được Microsoft nghiên cứu thử nghiệm, thông qua việc biến bất kỳ bức tường nào thành giao diện giao tiếp của thân thể con người.
Qua sách vở hay báo chí, phim ảnh... có thể bạn đã biết rằng, bao trùm thân thể chúng ta là các sóng điện từ (bức xạ điện từ) được tạo ra từ dây điện hoặc các tín hiệu sóng phát ra từ thiết bị Wi-Fi. Từ cơ sở này, các nhà nghiên cứu của Microsoft, lập team với Đại học Washington, đã tìm ra một phương pháp mang tính khoa học chứ không còn viễn vông gì nữa (tải bản PDF đầy đủ) - đó là khai thác sóng điện từ nhằm ứng dụng vào lĩnh vực giao diện máy tính, đem lại khả năng hoán chuyển bất kỳ bức tường nào trong nhà trở thành giao diện cảm ứng đa chạm.
Mặc dù sóng điện từ phát ra từ đồ điện gia dụng, điện thoại di động, máy vi tính và dây dẫn điện thường được xem là loại sóng gây nhiễu, có ảnh hưởng không tốt đến chức năng hoạt động của các thiết bị khác, nhưng nhóm các nhà nghiên cứu này vẫn quyết định tận dụng nó để làm hạt nhân cơ bản cho công nghệ giao diện tương tác mới.
Công nghệ này cho phép con người điều khiển các thiết bị gia dụng một cách tự do và ở bất kỳ đâu trong nhà như bật tắt đèn, máy điều hòa nhiệt độ, dàn âm thanh, máy truyền hình và các hệ thống an ninh. Đây cũng là công nghệ mở đường cho cách mạng giao diện trên game tương lai.
Cách thức hoạt động
Khi một người chạm vào bức tường có dây điện đi âm bên trong, người đó sẽ trở thành một chiếc "ăng-ten" bắt được sóng bức xạ phông và phát ra tín hiệu điện cá biệt - gọi là cá biệt vì nó tùy thuộc vào vị trí của thân thể và khoảng cách của người đó với bức tường. Tín hiệu điện cá biệt này sẽ được thu thập và xử lý bởi một thiết bị được lập trình giao tiếp với thân thể của người. Chẳng hạn, khi chạm vào một chỗ nào đó trên tường ở phía sau sofa, cử chỉ đó sẽ được nhận diện và được chuyển hóa thành lệnh điều khiển, ví dụ giảm âm lượng của dàn âm thanh chẳng hạn.
Cho đến thời điểm này, các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ thử nghiệm thành công ở tình huống thân thể chuyển hóa các nhiễu điện từ thành tín hiệu ứng dụng cho giao diện dựa trên cử chỉ mà thôi. Thông tin này cũng đã được trình bày tại CHI 2011 (Hội nghị bàn về các nhân tố con người ứng dụng cho hệ thống máy tính) tổ chức vào ngày 9/5 vừa qua tại Vancouver, Canada.
Thử nghiệm ban đầu
Tiến trình thử nghiệm diễn tiến như sau: Người thử nghiệm được đeo một vòng chống tĩnh điện ở cổ tay. Cái vòng này có một sợi dây dẫn kết nối với một bộ chuyển tín hiệu từ analog sang digital, đóng vai trò thu thâp dữ liệu từ cái vòng rồi truyền về một chiếc laptop bỏ trong ba lô đeo vai. Một phần mềm chạy trên laptop được lập trình theo thuật toán học điều khiển (machine-learning algorithm) sau đó sẽ xử lý dữ liệu đó nhằm xác định được các thay đổi đặc trưng của tín hiệu điện khi chúng thể hiện tương ứng với các yếu tố như khoảng cách của thân người với bức tường, vị trí bàn tay đặt trên bức tường và vị trí của người đó ở trong nhà.
Lấy bức tường làm giao diện tương tác và thân thể người làm chiếc ăngten
để truyền phát sóng điện từ vào không gian chung quanh.
Viễn cảnh của công nghệ
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch dùng phần mềm nói trên để kết nối với các thiết bị điện gia dụng để người dùng khi đeo bộ cảm biến có thể dùng cử chỉ để điều chỉnh ánh sáng bóng đèn điện và máy điều hòa nhiệt độ. Hơn nữa, họ còn quan tâm phát triển cả bộ cảm biến để tích hợp vào điện thoại di động thay cho vòng đeo tay lỉnh kỉnh kia.
Xa hơn nữa, hệ thống này còn được khuyến khích dùng để điều khiển bất kỳ thiết bị điện chuyên dụng nào, kể cả console chơi game. Theo Gabe Cohn, sinh viên PhD trường ĐH Washington đang cộng tác trong team Microsoft cho biết: "Không giống như Kinect có chức năng nhận diện chuyển động thân thể người, hệ thống mới này sẽ không bắt buộc người chơi phải đứng ngay trước camera. Nhờ vậy bạn sẽ có được trải nghiệm chơi game trong cả căn phòng."
Hệ thống này thậm chí còn ứng dụng được ở ngoài trời nhờ bộ cảm biến có thể bắt được tín hiệu phát ra từ bức xạ điện từ đến từ đường dây điện cao thế. Một ví dụ cho ứng dụng ngoài trời là hệ thống có thể gởi tin nhắn báo cho người dùng biết thời gian cập bến của xe buýt sau khi họ chạm tay lên chỗ ấn định nào đó ở bến chờ.
Đối tượng được phép sử dụng
Theo Desney Tan, trưởng nhóm nghiên cứu dự án của Microsoft thì hãng vẫn chưa quyết định nộp đơn xin bảo hộ ý tưởng sáng chế cho hệ thống này. Anh cho biết Microsoft đang xem xét khả năng công bố công nghệ này dưới dạng nguồn mở (open-source) và đặc biệt lưu ý là kỹ thuật chế tạo liên quan đến công nghệ thì khá đơn giản, đủ để các kỹ sư không chuyên có thể xây dựng được các hệ thống tương tự.
Qua sách vở hay báo chí, phim ảnh... có thể bạn đã biết rằng, bao trùm thân thể chúng ta là các sóng điện từ (bức xạ điện từ) được tạo ra từ dây điện hoặc các tín hiệu sóng phát ra từ thiết bị Wi-Fi. Từ cơ sở này, các nhà nghiên cứu của Microsoft, lập team với Đại học Washington, đã tìm ra một phương pháp mang tính khoa học chứ không còn viễn vông gì nữa (tải bản PDF đầy đủ) - đó là khai thác sóng điện từ nhằm ứng dụng vào lĩnh vực giao diện máy tính, đem lại khả năng hoán chuyển bất kỳ bức tường nào trong nhà trở thành giao diện cảm ứng đa chạm.
Mặc dù sóng điện từ phát ra từ đồ điện gia dụng, điện thoại di động, máy vi tính và dây dẫn điện thường được xem là loại sóng gây nhiễu, có ảnh hưởng không tốt đến chức năng hoạt động của các thiết bị khác, nhưng nhóm các nhà nghiên cứu này vẫn quyết định tận dụng nó để làm hạt nhân cơ bản cho công nghệ giao diện tương tác mới.
Công nghệ này cho phép con người điều khiển các thiết bị gia dụng một cách tự do và ở bất kỳ đâu trong nhà như bật tắt đèn, máy điều hòa nhiệt độ, dàn âm thanh, máy truyền hình và các hệ thống an ninh. Đây cũng là công nghệ mở đường cho cách mạng giao diện trên game tương lai.
Cách thức hoạt động
Khi một người chạm vào bức tường có dây điện đi âm bên trong, người đó sẽ trở thành một chiếc "ăng-ten" bắt được sóng bức xạ phông và phát ra tín hiệu điện cá biệt - gọi là cá biệt vì nó tùy thuộc vào vị trí của thân thể và khoảng cách của người đó với bức tường. Tín hiệu điện cá biệt này sẽ được thu thập và xử lý bởi một thiết bị được lập trình giao tiếp với thân thể của người. Chẳng hạn, khi chạm vào một chỗ nào đó trên tường ở phía sau sofa, cử chỉ đó sẽ được nhận diện và được chuyển hóa thành lệnh điều khiển, ví dụ giảm âm lượng của dàn âm thanh chẳng hạn.
Cho đến thời điểm này, các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ thử nghiệm thành công ở tình huống thân thể chuyển hóa các nhiễu điện từ thành tín hiệu ứng dụng cho giao diện dựa trên cử chỉ mà thôi. Thông tin này cũng đã được trình bày tại CHI 2011 (Hội nghị bàn về các nhân tố con người ứng dụng cho hệ thống máy tính) tổ chức vào ngày 9/5 vừa qua tại Vancouver, Canada.
Thử nghiệm ban đầu
Tiến trình thử nghiệm diễn tiến như sau: Người thử nghiệm được đeo một vòng chống tĩnh điện ở cổ tay. Cái vòng này có một sợi dây dẫn kết nối với một bộ chuyển tín hiệu từ analog sang digital, đóng vai trò thu thâp dữ liệu từ cái vòng rồi truyền về một chiếc laptop bỏ trong ba lô đeo vai. Một phần mềm chạy trên laptop được lập trình theo thuật toán học điều khiển (machine-learning algorithm) sau đó sẽ xử lý dữ liệu đó nhằm xác định được các thay đổi đặc trưng của tín hiệu điện khi chúng thể hiện tương ứng với các yếu tố như khoảng cách của thân người với bức tường, vị trí bàn tay đặt trên bức tường và vị trí của người đó ở trong nhà.
Lấy bức tường làm giao diện tương tác và thân thể người làm chiếc ăngten
để truyền phát sóng điện từ vào không gian chung quanh.
Viễn cảnh của công nghệ
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch dùng phần mềm nói trên để kết nối với các thiết bị điện gia dụng để người dùng khi đeo bộ cảm biến có thể dùng cử chỉ để điều chỉnh ánh sáng bóng đèn điện và máy điều hòa nhiệt độ. Hơn nữa, họ còn quan tâm phát triển cả bộ cảm biến để tích hợp vào điện thoại di động thay cho vòng đeo tay lỉnh kỉnh kia.
Xa hơn nữa, hệ thống này còn được khuyến khích dùng để điều khiển bất kỳ thiết bị điện chuyên dụng nào, kể cả console chơi game. Theo Gabe Cohn, sinh viên PhD trường ĐH Washington đang cộng tác trong team Microsoft cho biết: "Không giống như Kinect có chức năng nhận diện chuyển động thân thể người, hệ thống mới này sẽ không bắt buộc người chơi phải đứng ngay trước camera. Nhờ vậy bạn sẽ có được trải nghiệm chơi game trong cả căn phòng."
Hệ thống này thậm chí còn ứng dụng được ở ngoài trời nhờ bộ cảm biến có thể bắt được tín hiệu phát ra từ bức xạ điện từ đến từ đường dây điện cao thế. Một ví dụ cho ứng dụng ngoài trời là hệ thống có thể gởi tin nhắn báo cho người dùng biết thời gian cập bến của xe buýt sau khi họ chạm tay lên chỗ ấn định nào đó ở bến chờ.
Đối tượng được phép sử dụng
Theo Desney Tan, trưởng nhóm nghiên cứu dự án của Microsoft thì hãng vẫn chưa quyết định nộp đơn xin bảo hộ ý tưởng sáng chế cho hệ thống này. Anh cho biết Microsoft đang xem xét khả năng công bố công nghệ này dưới dạng nguồn mở (open-source) và đặc biệt lưu ý là kỹ thuật chế tạo liên quan đến công nghệ thì khá đơn giản, đủ để các kỹ sư không chuyên có thể xây dựng được các hệ thống tương tự.
Theo Technology Review, TechLand
Chỉnh sửa lần cuối: