Microsoft vừa ghi tên vào lịch sử khi trở thành công ty đại chúng Mỹ thứ hai, sau Apple, đạt giá trị vốn hóa 2 nghìn tỷ USD.
CEO Microsoft Satya Nadella. (Ảnh: Bloomberg)
Theo Bloomberg, cổ phiếu Microsoft tăng 1,2% trên sàn New York hôm 22/6, vừa đủ để công ty phần mềm gia nhập câu lạc bộ 2 nghìn tỷ USD cùng Apple. Hiện tại, trên thế giới chỉ có Microsoft và Apple làm được điều này. Hãng dầu mỏ Saudi Aramco từng lập thành tích vào tháng 12/2019, nhưng giá trị vốn hóa nay chỉ khoảng 1,9 nghìn tỷ USD.
Từ khi nắm quyền năm 2014, CEO Satya Nadella đã biến Microsoft thành công ty bán phần mềm điện toán đám mây lớn nhất thế giới, tính cả bộ phận Office và hạ tầng. Microsoft cũng là một hãng công nghệ Mỹ lớn duy nhất thoát khỏi lưới của các nhà quản lý chống độc quyền tới lúc này, giúp hãng thoải mái mở rộng sản phẩm và thâu tóm.
Năm nay, cổ phiếu công ty đã tăng 19%, hoạt động hiệu quả hơn Apple và Amazon do các nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng dài hạn với cả doanh thu và lợi nhuận, cũng như mở rộng trong các lĩnh vực máy học và điện toán đám mây. Doanh thu quý gần nhất vượt kỳ vọng của nhà đầu tư, cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ trong các bộ phận kinh doanh.
Theo nhà phân tích cấp cao Hilary Frisch của hãng đầu tư Clearbridge, Microsoft đang làm tốt trong tất cả các mảng game, đám mây, tự động hóa, phân tích, AI. Đây là một cái tên giá trị trong giới công nghệ và được hưởng lợi từ tái mở cửa nền kinh tế lẫn xu hướng chuyển dịch lên đám mây.
Được thành lập năm 1975, Microsoft đã tạo ra ngành công nghiệp phần mềm máy tính cá nhân và thống trị thị trường hệ điều hành PC, Office trong nhiều năm. Khi các trình duyệt như Netscape chứng tỏ tầm quan trọng vào những năm 1990, công ty cũng chạy đua ra mắt sản phẩm riêng, tích hợp trên hệ điều hành Windows. Điều đó dẫn tới vụ kiện độc quyền của chính phủ Mỹ năm 1998 và bị phán quyết có tội năm 2000.
Dù Microsoft tránh được kết cục phải chia tách công ty, trong thập niên tiếp theo, hãng gần như bỏ lỡ con tàu phần mềm di động, mạng xã hội và tìm kiếm Internet, đi sau các đối thủ như Google và Apple. Song, với một loạt thay đổi chiến lược trong 7 năm qua, ông Nadella đã khôi phục vị thế của Microsoft như một gã khổng lồ công nghệ với trọng tâm đặt vào đám mây, điện toán di động và AI.
Mất 33 năm để Microsoft đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2019, song công ty chỉ cần 2 năm để đạt mốc 2.000 tỷ USD. Amazon, Alphabet (công ty mẹ Google) được kỳ vọng là những cái tên tiếp theo ghi dấu ấn.
Bộ phận điện toán đám mây là động lực lớn đứng sau bước tiến của Microsoft. Theo dữ liệu của Bloomberg, bộ phận Intelligent Cloud mang về 33,8% doanh thu cho công ty năm 2020, lần đầu tiên đứng đầu trong ba mảng chính. Các nước cờ chiến lược của ông Nadella giúp Microsoft ở vị trí thuận lợi để tận dụng các xu hướng công nghệ nổi lên trong thời kỳ dịch bệnh. Phong tỏa và làm việc từ xa thúc đẩy xu hướng sử dụng phần mềm hội nghị và tăng tốc hiện đại hóa mạng phần mềm, ứng dụng xoay quanh đám mây. Số thuê bao game Xbox cũng tăng do người dùng ở nhà nhiều hơn. Khi nhân viên bắt đầu quay lại văn phòng, Microsoft lại khuyến khích ý tưởng quản lý các cuộc họp, nơi một số người có mặt trực tiếp, một số người tham gia từ xa.
CEO Microsoft Satya Nadella. (Ảnh: Bloomberg)
Theo Bloomberg, cổ phiếu Microsoft tăng 1,2% trên sàn New York hôm 22/6, vừa đủ để công ty phần mềm gia nhập câu lạc bộ 2 nghìn tỷ USD cùng Apple. Hiện tại, trên thế giới chỉ có Microsoft và Apple làm được điều này. Hãng dầu mỏ Saudi Aramco từng lập thành tích vào tháng 12/2019, nhưng giá trị vốn hóa nay chỉ khoảng 1,9 nghìn tỷ USD.
Từ khi nắm quyền năm 2014, CEO Satya Nadella đã biến Microsoft thành công ty bán phần mềm điện toán đám mây lớn nhất thế giới, tính cả bộ phận Office và hạ tầng. Microsoft cũng là một hãng công nghệ Mỹ lớn duy nhất thoát khỏi lưới của các nhà quản lý chống độc quyền tới lúc này, giúp hãng thoải mái mở rộng sản phẩm và thâu tóm.
Năm nay, cổ phiếu công ty đã tăng 19%, hoạt động hiệu quả hơn Apple và Amazon do các nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng dài hạn với cả doanh thu và lợi nhuận, cũng như mở rộng trong các lĩnh vực máy học và điện toán đám mây. Doanh thu quý gần nhất vượt kỳ vọng của nhà đầu tư, cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ trong các bộ phận kinh doanh.
Theo nhà phân tích cấp cao Hilary Frisch của hãng đầu tư Clearbridge, Microsoft đang làm tốt trong tất cả các mảng game, đám mây, tự động hóa, phân tích, AI. Đây là một cái tên giá trị trong giới công nghệ và được hưởng lợi từ tái mở cửa nền kinh tế lẫn xu hướng chuyển dịch lên đám mây.
Được thành lập năm 1975, Microsoft đã tạo ra ngành công nghiệp phần mềm máy tính cá nhân và thống trị thị trường hệ điều hành PC, Office trong nhiều năm. Khi các trình duyệt như Netscape chứng tỏ tầm quan trọng vào những năm 1990, công ty cũng chạy đua ra mắt sản phẩm riêng, tích hợp trên hệ điều hành Windows. Điều đó dẫn tới vụ kiện độc quyền của chính phủ Mỹ năm 1998 và bị phán quyết có tội năm 2000.
Dù Microsoft tránh được kết cục phải chia tách công ty, trong thập niên tiếp theo, hãng gần như bỏ lỡ con tàu phần mềm di động, mạng xã hội và tìm kiếm Internet, đi sau các đối thủ như Google và Apple. Song, với một loạt thay đổi chiến lược trong 7 năm qua, ông Nadella đã khôi phục vị thế của Microsoft như một gã khổng lồ công nghệ với trọng tâm đặt vào đám mây, điện toán di động và AI.
Mất 33 năm để Microsoft đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2019, song công ty chỉ cần 2 năm để đạt mốc 2.000 tỷ USD. Amazon, Alphabet (công ty mẹ Google) được kỳ vọng là những cái tên tiếp theo ghi dấu ấn.
Bộ phận điện toán đám mây là động lực lớn đứng sau bước tiến của Microsoft. Theo dữ liệu của Bloomberg, bộ phận Intelligent Cloud mang về 33,8% doanh thu cho công ty năm 2020, lần đầu tiên đứng đầu trong ba mảng chính. Các nước cờ chiến lược của ông Nadella giúp Microsoft ở vị trí thuận lợi để tận dụng các xu hướng công nghệ nổi lên trong thời kỳ dịch bệnh. Phong tỏa và làm việc từ xa thúc đẩy xu hướng sử dụng phần mềm hội nghị và tăng tốc hiện đại hóa mạng phần mềm, ứng dụng xoay quanh đám mây. Số thuê bao game Xbox cũng tăng do người dùng ở nhà nhiều hơn. Khi nhân viên bắt đầu quay lại văn phòng, Microsoft lại khuyến khích ý tưởng quản lý các cuộc họp, nơi một số người có mặt trực tiếp, một số người tham gia từ xa.
Theo ICT News