Gã khổng lồ công nghệ Mỹ, Microsoft, đang khuyến khích hàng trăm nhân viên tại Trung Quốc chuyển đến các quốc gia khác. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Theo các hãng truyền thông Trung Quốc, ít nhất 100 nhân viên Microsoft, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực điện toán đám mây, đã được đề nghị chuyển đến Mỹ, Úc hoặc Ireland. Tờ The Paper dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết các nhân viên này được cho chưa đầy một tháng để quyết định. Một nhân viên giấu tên chia sẻ với The Paper: "Mọi người đều bối rối". Yicai, một hãng truyền thông tài chính nhà nước Trung Quốc, cũng đưa tin về việc hơn 100 nhân viên bị ảnh hưởng và họ có quyền lựa chọn không di chuyển.
Phía Microsoft xác nhận với CNN: "Việc tạo cơ hội luân chuyển nội bộ là một phần thường xuyên trong việc quản lý hoạt động kinh doanh toàn cầu của chúng tôi. Là một phần của quy trình này, chúng tôi đã chia sẻ cơ hội chuyển nhượng nội bộ tùy chọn với một nhóm nhân viên".
Tuy nhiên đại diện Microsoft không tiết lộ cụ thể số lượng nhân viên nhận được lời đề nghị. Trước đó, The Wall Street Journal đưa tin rằng Microsoft đã yêu cầu 800 nhân viên, chủ yếu là kỹ sư người Trung Quốc làm việc về điện toán đám mây và AI, xem xét việc chuyển địa điểm. The Wall Street Journal cũng từng dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết chính quyền Biden đang chuẩn bị hạn chế quyền truy cập của các công ty Trung Quốc vào dịch vụ đám mây của Mỹ.
Sự việc xảy ra cùng tuần Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố mức thuế quan mới đối với 18 tỷ USD hàng nhập khẩu xe điện và một loạt sản phẩm khác từ Trung Quốc. Ông Biden khẳng định đang cố gắng ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp Mỹ.
"Cuộc chiến công nghệ" giữa hai siêu cường kinh tế đã và đang leo thang trong nhiều năm qua. Vào tháng 10/2022, chính quyền Biden đã hạn chế các loại chất bán dẫn mà các công ty Mỹ có thể bán cho Trung Quốc. Gần đây, Mỹ cũng đã kêu gọi các đồng minh ở châu Âu và châu Á hạn chế bán thiết bị sản xuất chip tiên tiến cho Trung Quốc. Để đáp trả, Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp hạn chế riêng đối với việc xuất khẩu germanium và gali, hai nguyên tố thiết yếu để sản xuất chất bán dẫn.
Microsoft gia nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1992. Trong nhiều thập kỷ, công ty đã dựa vào phòng thí nghiệm nghiên cứu nổi tiếng tại Bắc Kinh, Microsoft Research Lab Asia, để xây dựng ảnh hưởng.
Theo Genk
Theo các hãng truyền thông Trung Quốc, ít nhất 100 nhân viên Microsoft, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực điện toán đám mây, đã được đề nghị chuyển đến Mỹ, Úc hoặc Ireland. Tờ The Paper dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết các nhân viên này được cho chưa đầy một tháng để quyết định. Một nhân viên giấu tên chia sẻ với The Paper: "Mọi người đều bối rối". Yicai, một hãng truyền thông tài chính nhà nước Trung Quốc, cũng đưa tin về việc hơn 100 nhân viên bị ảnh hưởng và họ có quyền lựa chọn không di chuyển.
Phía Microsoft xác nhận với CNN: "Việc tạo cơ hội luân chuyển nội bộ là một phần thường xuyên trong việc quản lý hoạt động kinh doanh toàn cầu của chúng tôi. Là một phần của quy trình này, chúng tôi đã chia sẻ cơ hội chuyển nhượng nội bộ tùy chọn với một nhóm nhân viên".
Tuy nhiên đại diện Microsoft không tiết lộ cụ thể số lượng nhân viên nhận được lời đề nghị. Trước đó, The Wall Street Journal đưa tin rằng Microsoft đã yêu cầu 800 nhân viên, chủ yếu là kỹ sư người Trung Quốc làm việc về điện toán đám mây và AI, xem xét việc chuyển địa điểm. The Wall Street Journal cũng từng dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết chính quyền Biden đang chuẩn bị hạn chế quyền truy cập của các công ty Trung Quốc vào dịch vụ đám mây của Mỹ.
Sự việc xảy ra cùng tuần Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố mức thuế quan mới đối với 18 tỷ USD hàng nhập khẩu xe điện và một loạt sản phẩm khác từ Trung Quốc. Ông Biden khẳng định đang cố gắng ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp Mỹ.
"Cuộc chiến công nghệ" giữa hai siêu cường kinh tế đã và đang leo thang trong nhiều năm qua. Vào tháng 10/2022, chính quyền Biden đã hạn chế các loại chất bán dẫn mà các công ty Mỹ có thể bán cho Trung Quốc. Gần đây, Mỹ cũng đã kêu gọi các đồng minh ở châu Âu và châu Á hạn chế bán thiết bị sản xuất chip tiên tiến cho Trung Quốc. Để đáp trả, Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp hạn chế riêng đối với việc xuất khẩu germanium và gali, hai nguyên tố thiết yếu để sản xuất chất bán dẫn.
Microsoft gia nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1992. Trong nhiều thập kỷ, công ty đã dựa vào phòng thí nghiệm nghiên cứu nổi tiếng tại Bắc Kinh, Microsoft Research Lab Asia, để xây dựng ảnh hưởng.
Theo Genk