terabyte
Banned
Trong lúc các nhà phân tích chỉ trích, hãng bán lẻ than ế và kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng cũng khá thờ ơ, Microsoft lại hân hoan tuyên bố đã bán được tới 40 triệu bản Windows 8. Vậy ai là người nói thật trong chuỗi sự kiện này?
40 triệu tuy không ấn tượng bằng Windows 7 (bán được 60 triệu sau 2 tháng ra mắt) nhưng có thể xem là một thành công lớn của Microsoft nếu đó là con số thực đến tay người tiêu dùng.
Không giống các sản phẩm hữu hình như điện thoại hay laptop, doanh số của hệ điều hành là một thứ "vô cùng trừu tượng". Dù được chính giám đốc tiếp thị và tài chính của Windows 8 là Tami Reller công bố trước đó nhưng khi Cnet yêu cầu làm rõ con số "40 triệu bản Windows 8 được bán ra", câu trả lời chính thức từ Microsoft lại là "chúng tôi không còn gì để chia sẻ nữa". Đây khó có thể xem là thái độ hân hoan của một công ty đang đạt thành công.
Nhiều người tự hỏi tại sao chúng ta lại phải đặt câu hỏi khi con số 40 triệu đã rành rành ra đó? Bởi vì dù con số không biết nói dối nhưng chúng vẫn có thể bị hiểu lầm.
Trước hết, có 3 đối tượng chính sẽ "mua" Windows 8 là: người tiêu dùng, nhà phân phối và các hãng sản xuất máy tính.
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân, gia đình và doanh nghiệp. Đây là đối tượng quan trọng nhất bởi vì họ chính là người trực tiếp sử dụng và cũng là "nguồn thu nhập chính" của Microsoft. Một hệ điều hành thành công hay thất bại được xét theo số lượng người dùng nhiều hay ít. Một phiên bản Microsoft Windows 8, dù thông qua bất cứ con đường nào đi chăng nữa, chỉ có thể được xác nhận là "đã được bán đúng nghĩa" khi chúng chính thức được kích hoạt trên máy tính của "người tiêu dùng".
Nhà bán lẻ
Dù lớn tới đâu, một nhà sản xuất cũng không thể tiếp cận toàn bộ khách hàng tiềm năng và đây chính là lúc các nhà bán lẻ vào cuộc. Họ có thể được xem là nhịp cầu trung gian giúp Microsoft đem Windows 8 đến cho người tiêu dùng. Dĩ nhiên, gã khổng lồ phần mềm sẽ "bán" Windows 8 cho các cửa hàng này (điển hình như Phong Vũ hay Hoàn Long ở Việt Nam) nhưng là để... trưng ở trên kệ chờ người mua. Dù bán hàng triệu, hàng tỉ sản phẩm cho nhà bán lẻ thì báo cáo tài chính vẫn đỏ nếu chúng không được cho vào giỏ người mua.
Hãng sản xuất máy tính
Đối với phần cứng, dù có sẵn bản vẽ và nguyên vật liệu thì phải chờ đợi đến khi chúng kết hợp ra thành phẩm thì mới có thể bán ra thị trường. Windows 8 hay phần mềm nói chung lại khác, chỉ cần hoàn thiện là có thể xuất ra vô số "key bản quyền" trong thời gian tích tắc. Vấn đề ở chỗ các hãng thường mua bản quyền theo "số lượng", có nghĩa là dù sản phẩm của họ chưa ra đời thì bản thân chúng đã có sẵn một bản Windows 8. Lúc này, sự thành công của hệ điều hành sẽ phụ thuộc vào doanh số máy tính được "bán ra thị trường", tức là đến tay của người tiêu dùng.
Vậy Microsoft đã bán cho 40 triệu bản Windows 8 cho ai?
3 đối tượng nhưng thực tế chỉ có 1 là mang ý nghĩa. Vậy con số 40 triệu kia chứng tỏ điều gì? Liệu đó là số lượng Windows 8 đã đến tay người dùng hay còn kèm theo cả con số vô nghĩa của những phiên bản trên kệ nhà bán lẻ và trong kho hãng sản xuất máy tính?
"Chúng tôi không còn gì để chia sẽ". Phải chăng gã khổng lồ phần mềm đang bỏ qua cơ hội "giải oan" cho Windows 8 hay thực tế đây chỉ là chiêu kích cầu của bộ phận tiếp thị?
|
40 triệu tuy không ấn tượng bằng Windows 7 (bán được 60 triệu sau 2 tháng ra mắt) nhưng có thể xem là một thành công lớn của Microsoft nếu đó là con số thực đến tay người tiêu dùng.
Không giống các sản phẩm hữu hình như điện thoại hay laptop, doanh số của hệ điều hành là một thứ "vô cùng trừu tượng". Dù được chính giám đốc tiếp thị và tài chính của Windows 8 là Tami Reller công bố trước đó nhưng khi Cnet yêu cầu làm rõ con số "40 triệu bản Windows 8 được bán ra", câu trả lời chính thức từ Microsoft lại là "chúng tôi không còn gì để chia sẻ nữa". Đây khó có thể xem là thái độ hân hoan của một công ty đang đạt thành công.
Nhiều người tự hỏi tại sao chúng ta lại phải đặt câu hỏi khi con số 40 triệu đã rành rành ra đó? Bởi vì dù con số không biết nói dối nhưng chúng vẫn có thể bị hiểu lầm.
Trước hết, có 3 đối tượng chính sẽ "mua" Windows 8 là: người tiêu dùng, nhà phân phối và các hãng sản xuất máy tính.
Người tiêu dùng
|
Một sản phẩm chỉ có ý nghĩa khi đến tay người sử dụng...
Người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân, gia đình và doanh nghiệp. Đây là đối tượng quan trọng nhất bởi vì họ chính là người trực tiếp sử dụng và cũng là "nguồn thu nhập chính" của Microsoft. Một hệ điều hành thành công hay thất bại được xét theo số lượng người dùng nhiều hay ít. Một phiên bản Microsoft Windows 8, dù thông qua bất cứ con đường nào đi chăng nữa, chỉ có thể được xác nhận là "đã được bán đúng nghĩa" khi chúng chính thức được kích hoạt trên máy tính của "người tiêu dùng".
Nhà bán lẻ
|
Chứ không phải nằm mãi trên kệ...
Dù lớn tới đâu, một nhà sản xuất cũng không thể tiếp cận toàn bộ khách hàng tiềm năng và đây chính là lúc các nhà bán lẻ vào cuộc. Họ có thể được xem là nhịp cầu trung gian giúp Microsoft đem Windows 8 đến cho người tiêu dùng. Dĩ nhiên, gã khổng lồ phần mềm sẽ "bán" Windows 8 cho các cửa hàng này (điển hình như Phong Vũ hay Hoàn Long ở Việt Nam) nhưng là để... trưng ở trên kệ chờ người mua. Dù bán hàng triệu, hàng tỉ sản phẩm cho nhà bán lẻ thì báo cáo tài chính vẫn đỏ nếu chúng không được cho vào giỏ người mua.
Hãng sản xuất máy tính
|
Hay trưng bày như thế này
Đối với phần cứng, dù có sẵn bản vẽ và nguyên vật liệu thì phải chờ đợi đến khi chúng kết hợp ra thành phẩm thì mới có thể bán ra thị trường. Windows 8 hay phần mềm nói chung lại khác, chỉ cần hoàn thiện là có thể xuất ra vô số "key bản quyền" trong thời gian tích tắc. Vấn đề ở chỗ các hãng thường mua bản quyền theo "số lượng", có nghĩa là dù sản phẩm của họ chưa ra đời thì bản thân chúng đã có sẵn một bản Windows 8. Lúc này, sự thành công của hệ điều hành sẽ phụ thuộc vào doanh số máy tính được "bán ra thị trường", tức là đến tay của người tiêu dùng.
Vậy Microsoft đã bán cho 40 triệu bản Windows 8 cho ai?
3 đối tượng nhưng thực tế chỉ có 1 là mang ý nghĩa. Vậy con số 40 triệu kia chứng tỏ điều gì? Liệu đó là số lượng Windows 8 đã đến tay người dùng hay còn kèm theo cả con số vô nghĩa của những phiên bản trên kệ nhà bán lẻ và trong kho hãng sản xuất máy tính?
"Chúng tôi không còn gì để chia sẽ". Phải chăng gã khổng lồ phần mềm đang bỏ qua cơ hội "giải oan" cho Windows 8 hay thực tế đây chỉ là chiêu kích cầu của bộ phận tiếp thị?
terabyte@hdvietnam