Microsoft vừa công bố cập nhật Windows checkpoint. Các bản cập nhật này sẽ bắt đầu có hiệu lực với Windows 11 phiên bản 24H2 và sẽ thay đổi cách hoạt động của Windows update.
Windows Update có lẽ là cụm từ mà nhiều người dùng Windows cảm thấy khó chịu nhất khi nhìn thấy. Tất nhiên, các bản cập nhật là cần thiết để hệ điều hành hoạt động, nhưng cách mà Microsoft thực hiện cập nhật khiến chúng ta có cảm giác phiền phức và bị bắt buộc.
Bên cạnh đó, Windows cũng có vô số các loại cập nhật, với việc Windows 11 và 10 nhận được các bản vá riêng biệt và mỗi hệ điều hành có các bản vá khác nhau trong các giai đoạn khác nhau, không dễ để người dùng thông thường nhận biết chúng có tính năng gì.
Giờ đây, Microsoft đã giới thiệu một loại bản cập nhật Windows khác, được gọi là "Windows 11 checkpoint cumulative update", khiến mọi thứ càng trở nên rắc rối hơn, nhưng có lẽ sẽ hữu ích.
Trên trang tin tức của mình là, Microsoft đã "hào hứng" công bố các bản cập nhật checkpoint. Các bản cập nhật này sẽ bắt đầu có hiệu lực với Windows 11 phiên bản 24H2 và sẽ thay đổi cách hoạt động của Windows update.
Ý tưởng của bản cập nhật checkpoint là mỗi khi Microsoft phát hành một bản cập nhật lớn, bản cập nhật này sẽ được đánh dấu là "bản cập nhật checkpoint". Từ đó trở đi, mỗi khi công ty muốn thêm nội dung nào đó như tăng cường bảo mật, họ có thể upload một bản vá nhỏ để cập nhật. Các bản vá này sẽ chỉ chứa những thay đổi mới nhất mà không kèm theo các dữ liệu cũ và Microsoft tuyên bố cập nhật checkpoint sẽ giúp "tiết kiệm thời gian, băng thông và dung lượng ổ cứng".
Như vậy, mỗi khi Microsoft muốn thực hiện một thay đổi lớn đối với nền tảng của Windows 11, hãng sẽ phát hành một bản cập nhật checkpoint mới, từ đó các bản cập nhật nhỏ hơn sẽ được thực hiện dựa trên đó.
Điều này không có nghĩa là người dùng sẽ thoát khỏi cảnh phải ngồi chờ một bản cập nhật Windows. Tuy nhiên, nếu Microsoft thực hiện được những gì họ hứa hẹn, tính năng mới sẽ giảm đáng kể số lượng bản cập nhật lớn mà người dùng cần tải xuống về tổng thể.
Ví dụ: gói cập nhật cumulative tháng 7 năm 2023 cho hệ thống x64 chạy Windows 11 22H2 có dung lượng 302MB. Trong suốt năm tiếp theo, mỗi bản cập nhật hàng tháng đã bổ sung thêm một số lượng lớn dữ liệu và đến cuối năm, tháng 12 năm 2023 đã tăng hơn gấp đôi kích thước đó, ở mức 622,5 MB. Bản cập nhật tháng 7 năm 2024 đã tăng kích thước lên 728,7 MB.
Mỗi PC Windows phải tải xuống và cài đặt từng bản cập nhật lớn hơn liên tiếp, một quá trình tốn nhiều thời gian. Trong suốt bảy tháng đầu năm 2024, chủ sở hữu PC chạy Windows 11 phải trải qua hơn 4,8GB bản cập nhật.
Ngược lại, bằng cách sử dụng các bản cập nhật checkpoint, người có thể cài đặt gói 622 MB vào tháng 12 để cập nhật hệ thống. Các gói cập nhật cho những tháng tiếp theo sẽ có dung lượng trung bình dưới 100MB mỗi gói, giúp giảm tổng gánh nặng xuống đến 80%.
Windows 11 checkpoint cumulative update hiện đang được Microsoft thử nghiệm với người dùng beta của Windows 11 24H2, người dùng Windows 10 sẽ không có tính năng này.
Theo Genk
Windows Update có lẽ là cụm từ mà nhiều người dùng Windows cảm thấy khó chịu nhất khi nhìn thấy. Tất nhiên, các bản cập nhật là cần thiết để hệ điều hành hoạt động, nhưng cách mà Microsoft thực hiện cập nhật khiến chúng ta có cảm giác phiền phức và bị bắt buộc.
Bên cạnh đó, Windows cũng có vô số các loại cập nhật, với việc Windows 11 và 10 nhận được các bản vá riêng biệt và mỗi hệ điều hành có các bản vá khác nhau trong các giai đoạn khác nhau, không dễ để người dùng thông thường nhận biết chúng có tính năng gì.
Giờ đây, Microsoft đã giới thiệu một loại bản cập nhật Windows khác, được gọi là "Windows 11 checkpoint cumulative update", khiến mọi thứ càng trở nên rắc rối hơn, nhưng có lẽ sẽ hữu ích.
Trên trang tin tức của mình là, Microsoft đã "hào hứng" công bố các bản cập nhật checkpoint. Các bản cập nhật này sẽ bắt đầu có hiệu lực với Windows 11 phiên bản 24H2 và sẽ thay đổi cách hoạt động của Windows update.
Ý tưởng của bản cập nhật checkpoint là mỗi khi Microsoft phát hành một bản cập nhật lớn, bản cập nhật này sẽ được đánh dấu là "bản cập nhật checkpoint". Từ đó trở đi, mỗi khi công ty muốn thêm nội dung nào đó như tăng cường bảo mật, họ có thể upload một bản vá nhỏ để cập nhật. Các bản vá này sẽ chỉ chứa những thay đổi mới nhất mà không kèm theo các dữ liệu cũ và Microsoft tuyên bố cập nhật checkpoint sẽ giúp "tiết kiệm thời gian, băng thông và dung lượng ổ cứng".
Như vậy, mỗi khi Microsoft muốn thực hiện một thay đổi lớn đối với nền tảng của Windows 11, hãng sẽ phát hành một bản cập nhật checkpoint mới, từ đó các bản cập nhật nhỏ hơn sẽ được thực hiện dựa trên đó.
Điều này không có nghĩa là người dùng sẽ thoát khỏi cảnh phải ngồi chờ một bản cập nhật Windows. Tuy nhiên, nếu Microsoft thực hiện được những gì họ hứa hẹn, tính năng mới sẽ giảm đáng kể số lượng bản cập nhật lớn mà người dùng cần tải xuống về tổng thể.
Ví dụ: gói cập nhật cumulative tháng 7 năm 2023 cho hệ thống x64 chạy Windows 11 22H2 có dung lượng 302MB. Trong suốt năm tiếp theo, mỗi bản cập nhật hàng tháng đã bổ sung thêm một số lượng lớn dữ liệu và đến cuối năm, tháng 12 năm 2023 đã tăng hơn gấp đôi kích thước đó, ở mức 622,5 MB. Bản cập nhật tháng 7 năm 2024 đã tăng kích thước lên 728,7 MB.
Mỗi PC Windows phải tải xuống và cài đặt từng bản cập nhật lớn hơn liên tiếp, một quá trình tốn nhiều thời gian. Trong suốt bảy tháng đầu năm 2024, chủ sở hữu PC chạy Windows 11 phải trải qua hơn 4,8GB bản cập nhật.
Ngược lại, bằng cách sử dụng các bản cập nhật checkpoint, người có thể cài đặt gói 622 MB vào tháng 12 để cập nhật hệ thống. Các gói cập nhật cho những tháng tiếp theo sẽ có dung lượng trung bình dưới 100MB mỗi gói, giúp giảm tổng gánh nặng xuống đến 80%.
Windows 11 checkpoint cumulative update hiện đang được Microsoft thử nghiệm với người dùng beta của Windows 11 24H2, người dùng Windows 10 sẽ không có tính năng này.
Theo Genk