Microsoft bất ngờ cấm ứng dụng giả lập trên máy chơi game Xbox

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sau gần ba năm cho phép người dùng tự do cài đặt phần mềm giả lập trên máy Xbox, giờ đây Microsoft đã thay đổi ý định này.


Theo The Verge, Microsoft hiện đã cấm người dùng chạy các ứng dụng giả lập trò chơi trên máy chơi game Xbox Series X/S. Thông tin được phát hiện đầu tiên bởi người dùng Twitter ‘gamr12’, người có liên quan đến việc triển khai phần mềm giả lập RetroArch trên Xbox.

xbox-1680931775800818856793.jpg

Cụ thể, khi cố gắng khởi chạy nội dung giả lập, gamr12 đã gặp phải thông báo lỗi "Unable to launch this game or app" - không thể khởi chạy trò chơi hoặc ứng dụng này. Nội dung của thông báo lỗi cho biết "The game or app you’re trying to launch violates Microsoft Store policy and is not supported" - Trò chơi hoặc ứng dụng bạn đang cố gắng khởi chạy vi phạm chính sách của Microsoft Store và không được hỗ trợ.

Sau khi gamr12 chia sẻ thông báo lỗi trên Twitter, đã có nhiều người dùng khác sử dụng Xbox Series X/S cũng báo cáo rằng họ đều gặp phải tình huống tương tự.

Trước đây khi được ra mắt vào năm 2022, người dùng có thể cài đặt và chạy phần mềm giả lập trên Xbox Series X/S. Việc này giúp họ có thể chơi hầu hết các tựa game cổ điển như PlayStation 2, GameCube, Wii, ... trên máy chơi game đời mới.


twitter-1680931775728467491233.jpg

Thông báo lỗi xuất hiện khi người chơi cố gắng khởi động một ứng dụng giả lập
Gamr12 đã chỉ ra rằng người dùng vẫn có thể giả lập trò chơi trên Xbox Series X/S, nhưng chỉ khi thiết bị được thiết lập hoạt động ở chế độ trả phí Developer Mode (chế độ dành cho nhà phát triển). Có thể thấy, Microsoft đã vô hiệu hóa tùy chọn này với chế độ Retail Mode miễn phí mà người dùng sử dụng trong suốt thời gian qua.

Nguyên nhân phía sau sự thay đổi này của Microsoft vẫn chưa rõ ràng, nhưng một nhà phát triển Microsoft Azure đã cho biết rằng phần lớn lý do được lấy cảm hứng từ Nintendo. Từ lâu công ty trò chơi Nhật Bản đã luôn gắn liền với các rắc rối liên quan đến trò chơi giả lập. Cụ thể, Nintendo từng kiện trang web RomUniverse với số tiền 1,2 triệu USD vào năm 2019. Cũng như đệ đơn chống lại Gary Bowser, một hacker người Canada chuyên bán các bản hack Switch, hiện người này đã đồng ý trả 10 triệu USD tiền phạt và hiện đang thụ án 40 tháng tù.

Vì mặc dù bản thân việc giả lập trò chơi là hợp pháp, nhưng việc này thường được lợi dụng để chơi trái phép các trò chơi được bảo vệ bản quyền, gây ra những ảnh hưởng lớn đến nhà phát hành. Nên việc Microsoft mạnh tay cấm các dạng ứng dụng này là điều dễ hiểu.

Theo Thanh Niên​
 
Bên trên