scotty
Well-Known Member
Một hệ thống nhân tạo vừa mới ra đời có chức năng mô phỏng một mạng network liên kết hàng trăm ngàn thiết bị Android, nhằm cung cấp một sức mạnh đủ để dự đoán hành vi của các thiết bị Android trong mạng liên kết đó (chính xác là hành vi ứng xử của người dùng thiết bị) trong các trường hợp từ đơn giản như một ứng dụng mới vừa phát hành, sự cố malware cho đến các sự kiện phức tạp hay "khủng" như là các trục trặc, hỏng hóc về công nghệ không lường trước. Nếu ai đó đọc xong những dòng vừa rồi và có suy nghĩ đến bộ phim Ma Trận (The Matrix) thì nhóm thực hiện dự án này sẽ thầm cảm ơn lắm lắm, nhưng thực tế thì có thể còn có tính giải trí cao hơn cả những gì mà diễn viên Keanu Reeveses đã thể hiện trong phim. Dự án đó có tên gọi là MegaDroid, và bây giờ chúng ta hãy cùng làm quen với nó. MegaDroid là một sản phẩm sáng tạo của các nhà nghiên tại Sandia National Laboratories (California). Nó mô phỏng gần 300.000 thiết bị Android riêng lẻ nhằm phục vụ công việc phân tích các phản ứng từ các mạng liên kết (network) có quy mô lớn đối với bất kỳ tình huống hay sự kiện nào. Nhà khoa học máy tính John Floren cho biết MegaDroid hoàn toàn biệt lập, không liên kết với mọi network khác trên toàn cầu mà lại tự cấp một môi trường mạng thực sự bên trong chính nó, với đầy đủ dịch vụ tên miền, máy chủ relay chat qua Internet, dịch vụ máy chủ web và subnet. Thậm chí MegaDroid còn có cả một hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giả lập, trong đó các người dùng (cũng giả lập) của nhiều thiết bị Android đang được mô phỏng có thể theo dõi được ở nhiều môi trường khác nhau, giúp người ta biết liệu môi trường nào có sự tác động lên số liệu đang được nghiên cứu, và còn cho biết cả khu vực nào không có WiFi hoặc dịch vụ có ảnh hưởng đến kết nối Bluetooth một cách đáng kể.
Nhu cầu cần đến MegaDroid được John Floren giải thích rất giản đơn như sau: "Bạn khó có thể chống lại cái gì đó một khi bạn chưa hiểu biết về nó." Việc tận dụng hệ thống chạy các mô phỏng sẽ cho cung cấp cho người dùng Android một cách tự vệ chống lại các cuộc tấn công mạng hoặc rớt dịch vụ và chuyển sang sử dụng những nguồn có tính ổn định hơn. Điều này cũng được David Fritz thuộc Sandia nhấn mạnh thêm, cho rằng mặc dù smartphone ngày nay có mặt ở khắp nơi và được dùng như một thiết bị tính toán cho các mục đích chung như máy tính để bàn hoặc laptop, nhưng chúng vẫn còn là công cụ hữu hiệu cho những kẻ rắp tâm phá hoại một hệ thống. "Hầu như chưa có ai nghiên cứu các đối tượng xấu này ở cấp độ mà chúng tôi đang thực hiện", Fritz cho biết. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của MegaDroid, Fritz nói rằng "trục trặc rất có khả năng xảy ra ở mạng không dây với quy mô lớn nếu có một lỗi code nào đó trong một hệ điều hành hoặc một ứng dụng, và rất là khó khăn để chẩn đoán, sửa lại. Cơ bản là người ta không đủ sức để đọc qua 15 triệu dòng mã code cũng như hiểu hết từng mối tương tác có thể xảy ra giữa các thiết bị với mạng network." MegaDroid tận dụng dữ liệu tập hợp từ dự án MegaTux có từ năm 2009, trong đó Sandia cho chạy 1 triệu máy ảo chạy hệ điều hành Linux (họ còn có tạo nên MegaWin chạy nhiều hệ điều hành Windows cùng lúc - rất ấn tượng!). Nhờ vậy họ đã đúc kết được kinh nghiệm quý giá từ việc tạo một bản sao như vậy nhưng chạy bằng mã hệ điều Android, viết mã của Google chạy trên nền Linux. Sandia cũng có kế hoạch biến MegaDroid thành mã nguồn mở sau khi xử lý xong các lỗi đã phát hiện. Fritz giải thích về quyết định này một cách rất khoan khoái: "Công cụ chỉ có ích khi nó được sử dụng. Người ta có thể làm được những gì với 300.000 máy Android liên kết với nhau…?" Video giới thiệu về MegaDroid.
|