Nhịp sống số
Tội nghiệp người xem truyền hình Việt Nam
Mê hồn trận đầu thu kỹ thuật số
TT - Lĩnh vực đầu thu kỹ thuật số (KTS) rối rắm, phức tạp như một mê hồn trận và chỉ có các chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này mới hiểu nổi...
Khách hàng của VTC phát mệt khi đơn vị này liên tục cho ra đời đầu thu KTS mới - Ảnh: Thuận Thắng
Như chúng tôi đã đề cập trong các số báo trước, người xem truyền hình ở VN nếu ngán ngẩm hệ thống truyền hình cáp thì còn có lựa chọn khác là sắm đầu thu KTS. Nếu chọn phương án này, người tiêu dùng sẽ phải tốn tiền nhiều hơn so với cáp, nhưng bù lại chất lượng hình ảnh tốt hơn. Tuy nhiên, nội dung chương trình không khác mấy so với cáp.
Thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều nhà đài cung cấp truyền hình KTS: VTC, VSTV (thương hiệu K+), SCTV, HTVC... Mỗi nhà đài đều có đầu thu cho các dịch vụ gói kênh của mình. Trong đó VTC là đài truyền hình đã ra mắt nhiều đầu thu nhất. Ngoài ra còn phải tính đến nhiều loại đầu thu Trung Quốc trôi nổi trên thị trường.
“Mất đứt thu nhập một vụ lúa”!
Chúng tôi xin bắt đầu bằng một lá thư tâm sự của ông Trần Anh Khoa, một người dân ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thư, ông Khoa cho biết ông và một số người cùng xã mua ba đầu thu VTC E901 chính hãng hồi đầu năm 2009.
“Từ khi có đầu thu KTS, người dân ở xã tôi rất vui mừng vì lần đầu tiên được xem truyền hình KTS, đặc biệt là được xem những trận bóng đá Giải ngoại hạng Anh. Những tối thứ bảy xóm chúng tôi vui như mở hội, vừa xem bóng đá vừa bàn chuyện đồng áng thật không có gì thú vị bằng, thắm đậm tình làng nghĩa xóm. Ở nông thôn chúng tôi thiếu thốn đủ thứ, có đầu thu KTS, chúng tôi không sợ mình lạc hậu với thế giới bên ngoài” - ông Khoa chia sẻ.
Thế nhưng đến đầu năm 2010, đầu thu của ông Khoa và những người cùng xã không còn bắt được tín hiệu của Đài truyền hình KTS VTC nữa. Ông Khoa cho biết đã nhiều lần gọi điện đến tổng đài VTC nhưng không được nhân viên kỹ thuật đến khắc phục mà chỉ nhận được những hướng dẫn: xoay ăngten, thay ăngten mới. Ông Khoa làm theo nhưng đều không có tiến triển gì. Chiếc đầu thu 1,8 triệu đồng mà theo ông Khoa là “thu nhập cả một vụ lúa”... phải đắp chiếu!
Ông Khoa chỉ là một trong số nhiều nạn nhân của đầu thu KTS VTC. Tìm hiểu lịch sử của đài này, được biết đầu thu KTS đầu tiên mà VTC ra mắt vào năm 2001 mang tên T5. Liên tục các năm sau đó là các đầu thu T9, T10, T11, T12, T13 rồi đến D901, E901, F901 hiện nay. Đây là những thế hệ đầu thu truyền hình KTS mặt đất. Còn đầu thu KTS vệ tinh, hiện nay VTC có các đầu thu SD01, HD01, HD02.
Theo sự thay đổi của công nghệ phát sóng, những đầu thu thế hệ sau bao giờ cũng hiện đại hơn, thu được nhiều kênh hơn đầu thu trước. Khi ra một đầu thu mới, nhà đài tập trung quảng cáo nồng nhiệt cho sản phẩm và đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng là ưa thích cái mới, sự hiện đại nên tha hồ thu tiền.
Tuy nhiên, không hẳn ai cũng có điều kiện để mua đầu thu mới, vì đó là một số tiền không nhỏ. Nhưng các nhà đài đã bỏ mặc những khách hàng này, như trường hợp của ông Khoa.
Nhiều nghi vấn...
Theo các chuyên gia truyền hình, mặc dù các đài còn lại có ít đầu thu hơn VTC nhưng lại tồn tại nhiều nghi vấn. Ví dụ, HTV đã phát sóng thử nghiệm nhiều kênh truyền hình của mình qua vệ tinh Vinasat-1 từ giữa năm 2008, dự kiến đầu năm 2009 phát chính thức. Thế nhưng đến thời điểm này, theo chúng tôi ghi nhận, có sáu kênh HTV và ba kênh HTVC đang được phát sóng qua vệ tinh Vinasat-1, nhưng không hề thấy HTV công bố rộng rãi.
Kèm theo phát sóng là câu chuyện đầu thu mập mờ của HTV. Lẽ thường khi các đài phát sóng qua vệ tinh đều ra mắt đầu thu của riêng mình. Trên thị trường hiện đang có nhiều đầu thu được cho là của HTV với giá bán khoảng 2,2 triệu đồng. Người bán khẳng định của HTV chính hãng nhưng HTV lại chưa bao giờ công bố bán đầu thu này. Tất nhiên, loại đầu thu này vẫn thu được những kênh phát qua vệ tinh của HTV và những kênh miễn phí khác.
Người dùng đang đặt ra câu hỏi “Tại sao HTV im lặng?”. Người dùng lo sợ rằng HTV phát sóng nhưng không công bố gì cả, nghĩa là sẽ không phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Giờ các kênh HTV đang được phát miễn phí, mình mua đầu thu HTV, biết đâu mai mốt họ lại khóa mã và ra mắt một loại đầu thu khác, há chẳng phải mình mất tiền oan! Chúng tôi đặt câu hỏi này với lãnh đạo HTV nhưng không được trả lời(?!).
Một nghi vấn khác dành cho SCTV, đơn vị đang cung cấp dịch vụ truyền hình KTS qua mạng cáp. Theo kỹ sư Đặng Tấn Mầu - nguyên trưởng phòng kỹ thuật HTV, các kênh truyền hình chuẩn SD phát qua gói kênh KTS của SCTV hiện nay đều không khóa mã, nghĩa là người dùng chỉ việc mua đầu thu của SCTV gắn vào là xem được các kênh KTS.
Vì không khóa mã nên người dùng có thể dùng loại đầu thu khác gắn vào cáp SCTV là có thể câu lậu vô tư. Giới buôn bán đầu thu cho biết đã có loại đầu thu này với giá rẻ hơn đầu thu của SCTV từ 500.000-700.000 đồng.
Kỹ sư Mầu phân tích: “Câu lậu cáp analog sẽ làm giảm mạnh chất lượng hình ảnh, nhưng câu lậu KTS thì hình ảnh vẫn rõ đẹp nếu tín hiệu còn đủ mạnh. Chắc chắn đến một lúc nào đó, tình trạng câu lậu sẽ tràn lan khi người dùng truyền tai nhau. Khi đó SCTV sẽ lại đưa ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng này là dùng đầu thu mới có khóa mã (?!). Khi ấy khán giả lại phải bỏ tiền ra mua đầu thu mới”.
Với VSTV (đơn vị liên doanh giữa VCTV và Canal+), thương hiệu K+ đang trở nên nổi tiếng sau câu chuyện bản quyền bóng đá thời gian gần đây. Và đường đi của VSTV cũng chẳng khác gì các nhà đài khác, đó là tung đầu thu mới để “dụ” khách hàng. Được biết K+ hiện đang chuẩn bị kênh K+ chuẩn hình ảnh HD... Và khi ấy lại được nghe quảng cáo những tính năng ưu việt của sản phẩm mới!
ĐỨC THIỆN
Báo tuổi trẻ Online: http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/404310/Me-hon-tran-dau-thu-ky-thuat-so.html
Tội nghiệp người xem truyền hình Việt Nam
Mê hồn trận đầu thu kỹ thuật số
TT - Lĩnh vực đầu thu kỹ thuật số (KTS) rối rắm, phức tạp như một mê hồn trận và chỉ có các chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này mới hiểu nổi...
Khách hàng của VTC phát mệt khi đơn vị này liên tục cho ra đời đầu thu KTS mới - Ảnh: Thuận Thắng
Như chúng tôi đã đề cập trong các số báo trước, người xem truyền hình ở VN nếu ngán ngẩm hệ thống truyền hình cáp thì còn có lựa chọn khác là sắm đầu thu KTS. Nếu chọn phương án này, người tiêu dùng sẽ phải tốn tiền nhiều hơn so với cáp, nhưng bù lại chất lượng hình ảnh tốt hơn. Tuy nhiên, nội dung chương trình không khác mấy so với cáp.
Thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều nhà đài cung cấp truyền hình KTS: VTC, VSTV (thương hiệu K+), SCTV, HTVC... Mỗi nhà đài đều có đầu thu cho các dịch vụ gói kênh của mình. Trong đó VTC là đài truyền hình đã ra mắt nhiều đầu thu nhất. Ngoài ra còn phải tính đến nhiều loại đầu thu Trung Quốc trôi nổi trên thị trường.
“Mất đứt thu nhập một vụ lúa”!
Chúng tôi xin bắt đầu bằng một lá thư tâm sự của ông Trần Anh Khoa, một người dân ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thư, ông Khoa cho biết ông và một số người cùng xã mua ba đầu thu VTC E901 chính hãng hồi đầu năm 2009.
“Từ khi có đầu thu KTS, người dân ở xã tôi rất vui mừng vì lần đầu tiên được xem truyền hình KTS, đặc biệt là được xem những trận bóng đá Giải ngoại hạng Anh. Những tối thứ bảy xóm chúng tôi vui như mở hội, vừa xem bóng đá vừa bàn chuyện đồng áng thật không có gì thú vị bằng, thắm đậm tình làng nghĩa xóm. Ở nông thôn chúng tôi thiếu thốn đủ thứ, có đầu thu KTS, chúng tôi không sợ mình lạc hậu với thế giới bên ngoài” - ông Khoa chia sẻ.
Thế nhưng đến đầu năm 2010, đầu thu của ông Khoa và những người cùng xã không còn bắt được tín hiệu của Đài truyền hình KTS VTC nữa. Ông Khoa cho biết đã nhiều lần gọi điện đến tổng đài VTC nhưng không được nhân viên kỹ thuật đến khắc phục mà chỉ nhận được những hướng dẫn: xoay ăngten, thay ăngten mới. Ông Khoa làm theo nhưng đều không có tiến triển gì. Chiếc đầu thu 1,8 triệu đồng mà theo ông Khoa là “thu nhập cả một vụ lúa”... phải đắp chiếu!
Ông Khoa chỉ là một trong số nhiều nạn nhân của đầu thu KTS VTC. Tìm hiểu lịch sử của đài này, được biết đầu thu KTS đầu tiên mà VTC ra mắt vào năm 2001 mang tên T5. Liên tục các năm sau đó là các đầu thu T9, T10, T11, T12, T13 rồi đến D901, E901, F901 hiện nay. Đây là những thế hệ đầu thu truyền hình KTS mặt đất. Còn đầu thu KTS vệ tinh, hiện nay VTC có các đầu thu SD01, HD01, HD02.
Theo sự thay đổi của công nghệ phát sóng, những đầu thu thế hệ sau bao giờ cũng hiện đại hơn, thu được nhiều kênh hơn đầu thu trước. Khi ra một đầu thu mới, nhà đài tập trung quảng cáo nồng nhiệt cho sản phẩm và đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng là ưa thích cái mới, sự hiện đại nên tha hồ thu tiền.
Tuy nhiên, không hẳn ai cũng có điều kiện để mua đầu thu mới, vì đó là một số tiền không nhỏ. Nhưng các nhà đài đã bỏ mặc những khách hàng này, như trường hợp của ông Khoa.
Nhiều nghi vấn...
Theo các chuyên gia truyền hình, mặc dù các đài còn lại có ít đầu thu hơn VTC nhưng lại tồn tại nhiều nghi vấn. Ví dụ, HTV đã phát sóng thử nghiệm nhiều kênh truyền hình của mình qua vệ tinh Vinasat-1 từ giữa năm 2008, dự kiến đầu năm 2009 phát chính thức. Thế nhưng đến thời điểm này, theo chúng tôi ghi nhận, có sáu kênh HTV và ba kênh HTVC đang được phát sóng qua vệ tinh Vinasat-1, nhưng không hề thấy HTV công bố rộng rãi.
Kèm theo phát sóng là câu chuyện đầu thu mập mờ của HTV. Lẽ thường khi các đài phát sóng qua vệ tinh đều ra mắt đầu thu của riêng mình. Trên thị trường hiện đang có nhiều đầu thu được cho là của HTV với giá bán khoảng 2,2 triệu đồng. Người bán khẳng định của HTV chính hãng nhưng HTV lại chưa bao giờ công bố bán đầu thu này. Tất nhiên, loại đầu thu này vẫn thu được những kênh phát qua vệ tinh của HTV và những kênh miễn phí khác.
Người dùng đang đặt ra câu hỏi “Tại sao HTV im lặng?”. Người dùng lo sợ rằng HTV phát sóng nhưng không công bố gì cả, nghĩa là sẽ không phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Giờ các kênh HTV đang được phát miễn phí, mình mua đầu thu HTV, biết đâu mai mốt họ lại khóa mã và ra mắt một loại đầu thu khác, há chẳng phải mình mất tiền oan! Chúng tôi đặt câu hỏi này với lãnh đạo HTV nhưng không được trả lời(?!).
Một nghi vấn khác dành cho SCTV, đơn vị đang cung cấp dịch vụ truyền hình KTS qua mạng cáp. Theo kỹ sư Đặng Tấn Mầu - nguyên trưởng phòng kỹ thuật HTV, các kênh truyền hình chuẩn SD phát qua gói kênh KTS của SCTV hiện nay đều không khóa mã, nghĩa là người dùng chỉ việc mua đầu thu của SCTV gắn vào là xem được các kênh KTS.
Vì không khóa mã nên người dùng có thể dùng loại đầu thu khác gắn vào cáp SCTV là có thể câu lậu vô tư. Giới buôn bán đầu thu cho biết đã có loại đầu thu này với giá rẻ hơn đầu thu của SCTV từ 500.000-700.000 đồng.
Kỹ sư Mầu phân tích: “Câu lậu cáp analog sẽ làm giảm mạnh chất lượng hình ảnh, nhưng câu lậu KTS thì hình ảnh vẫn rõ đẹp nếu tín hiệu còn đủ mạnh. Chắc chắn đến một lúc nào đó, tình trạng câu lậu sẽ tràn lan khi người dùng truyền tai nhau. Khi đó SCTV sẽ lại đưa ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng này là dùng đầu thu mới có khóa mã (?!). Khi ấy khán giả lại phải bỏ tiền ra mua đầu thu mới”.
Với VSTV (đơn vị liên doanh giữa VCTV và Canal+), thương hiệu K+ đang trở nên nổi tiếng sau câu chuyện bản quyền bóng đá thời gian gần đây. Và đường đi của VSTV cũng chẳng khác gì các nhà đài khác, đó là tung đầu thu mới để “dụ” khách hàng. Được biết K+ hiện đang chuẩn bị kênh K+ chuẩn hình ảnh HD... Và khi ấy lại được nghe quảng cáo những tính năng ưu việt của sản phẩm mới!
ĐỨC THIỆN
Báo tuổi trẻ Online: http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/404310/Me-hon-tran-dau-thu-ky-thuat-so.html