Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Hôm trước, nhà Vạn Thịnh Phát (đang nín thở qua cầu từ mấy năm nay) chớp ngay thời cơ “đáp đền sông núi” với 2.000 máy trợ thở (nhắc lại, again, máy trợ thở) và được báo chí cùng với đội kols tung hô ồ ạt.
Vạn Thịnh Phát gọi thì một ông lớn bất động sản khác cũng phải đáp lời, Vin Group tung ngay tin sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt. Các kols lớn lại đồng loạt lên bài, đáng chú ý có cả Osin Huy Đức. Giữa không khí mùa xuân quyết chiến, ai ai cũng rưng rưng "tự hào Việt Nam".
Máy trợ thở và máy thở khác nhau thế nào? Máy trợ thở là máy hỗ trợ hô hấp đơn giản cho những bệnh nhân có vấn đề về đường thở. Còn máy thở là máy hỗ trợ hô hấp được dùng trong bệnh viện, có cấu tạo phức tạp, nhiều tính năng để có thể hỗ trợ cho các bệnh nhân mất khả năng hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân tổn thương phổi nặng. Máy thở còn có phân loại xâm nhập và không xâm nhập.
Vấn đề là thế này, máy trợ thở không có tác dụng với người nhiễm virus SARS-Covi-2 một khi nó tấn công vào phế nang phổi gây suy hô hấp cấp tính, ngoài ra, máy trợ thở còn góp phần làm lan truyền virus ra xung quanh phòng bệnh do mặt nạ không kín. Nên với bệnh viện, hiện tại để điều trị cho người bệnh Covid-19, chỉ dùng máy thở chuyên dụng, bao gồm cả xâm nhập nội khí quản. Vì vậy, máy trợ thở của Vạn Thịnh Phát coi như hương hoa lễ phật cho vui, chỉ còn lại máy của Vin.
Máy thở mà Vin dự định sản xuất 45.000 máy mỗi tháng là loại nào? không biết, vì chưa có mẫu hoàn chỉnh, nhưng để sản xuất loại này, về mặt kỹ thuật là không khó, lắp ráp không thôi thì Asanzo cũng làm được. Nhưng về mặt thực tế là khó khả thi trong thời điểm hiện tại với chỉ tiêu 45k máy không xâm nhập và 10k máy xâm nhập mỗi tháng, chỉ đơn giản là bởi nguồn cung nguyên liệu giữa mùa dịch đang rất khan hiếm. Việt Nam trước giờ có truyền thống nhập toàn bộ linh kiện mà không có ngành công nghiệp phụ trợ và ngành chế tạo cơ bản, khả năng tự sản xuất ra linh kiện (đạt chuẩn) rất thấp. Trừ khi Vin đã có sẵn nguồn nguyên liệu và linh kiện phía bạn vàng Trung Quốc, còn giờ mới bắt đầu đi tìm nguồn cung thì e là muộn rồi.
Dẫu sao, Vin đang có một pha lên bóng thuận lợi, nếu xoay sở giữa muôn trùng vây, tìm được linh kiện đem về sản xuất 10.000 máy thở chuyên dụng (not máy trợ thở) mỗi tháng thì xuất khẩu bán cho Mỹ Anh Pháp cũng giàu to, hóa rồng chẳng mấy chốc, chứ VN mới hơn 200 ca nhiễm, dùng 10.000 máy thở làm gì cho hết. Chờ xem pha lên bóng này sẽ chuyển thành bàn thắng tung lưới vỡ òa, hay lại việt vị té sml.
*Từ máy trợ thở là xuất phát từ hệ thống buôn hàng y tế có từ rất lâu trên thị trường Việt Nam, để dễ phân biệt với máy thở chuyên dụng. Nó là để dễ dàng trong tìm kiếm thông tin và mua máy ở Việt Nam.
Vạn Thịnh Phát gọi thì một ông lớn bất động sản khác cũng phải đáp lời, Vin Group tung ngay tin sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt. Các kols lớn lại đồng loạt lên bài, đáng chú ý có cả Osin Huy Đức. Giữa không khí mùa xuân quyết chiến, ai ai cũng rưng rưng "tự hào Việt Nam".
Máy trợ thở và máy thở khác nhau thế nào? Máy trợ thở là máy hỗ trợ hô hấp đơn giản cho những bệnh nhân có vấn đề về đường thở. Còn máy thở là máy hỗ trợ hô hấp được dùng trong bệnh viện, có cấu tạo phức tạp, nhiều tính năng để có thể hỗ trợ cho các bệnh nhân mất khả năng hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân tổn thương phổi nặng. Máy thở còn có phân loại xâm nhập và không xâm nhập.
Vấn đề là thế này, máy trợ thở không có tác dụng với người nhiễm virus SARS-Covi-2 một khi nó tấn công vào phế nang phổi gây suy hô hấp cấp tính, ngoài ra, máy trợ thở còn góp phần làm lan truyền virus ra xung quanh phòng bệnh do mặt nạ không kín. Nên với bệnh viện, hiện tại để điều trị cho người bệnh Covid-19, chỉ dùng máy thở chuyên dụng, bao gồm cả xâm nhập nội khí quản. Vì vậy, máy trợ thở của Vạn Thịnh Phát coi như hương hoa lễ phật cho vui, chỉ còn lại máy của Vin.
Máy thở mà Vin dự định sản xuất 45.000 máy mỗi tháng là loại nào? không biết, vì chưa có mẫu hoàn chỉnh, nhưng để sản xuất loại này, về mặt kỹ thuật là không khó, lắp ráp không thôi thì Asanzo cũng làm được. Nhưng về mặt thực tế là khó khả thi trong thời điểm hiện tại với chỉ tiêu 45k máy không xâm nhập và 10k máy xâm nhập mỗi tháng, chỉ đơn giản là bởi nguồn cung nguyên liệu giữa mùa dịch đang rất khan hiếm. Việt Nam trước giờ có truyền thống nhập toàn bộ linh kiện mà không có ngành công nghiệp phụ trợ và ngành chế tạo cơ bản, khả năng tự sản xuất ra linh kiện (đạt chuẩn) rất thấp. Trừ khi Vin đã có sẵn nguồn nguyên liệu và linh kiện phía bạn vàng Trung Quốc, còn giờ mới bắt đầu đi tìm nguồn cung thì e là muộn rồi.
Dẫu sao, Vin đang có một pha lên bóng thuận lợi, nếu xoay sở giữa muôn trùng vây, tìm được linh kiện đem về sản xuất 10.000 máy thở chuyên dụng (not máy trợ thở) mỗi tháng thì xuất khẩu bán cho Mỹ Anh Pháp cũng giàu to, hóa rồng chẳng mấy chốc, chứ VN mới hơn 200 ca nhiễm, dùng 10.000 máy thở làm gì cho hết. Chờ xem pha lên bóng này sẽ chuyển thành bàn thắng tung lưới vỡ òa, hay lại việt vị té sml.
*Từ máy trợ thở là xuất phát từ hệ thống buôn hàng y tế có từ rất lâu trên thị trường Việt Nam, để dễ phân biệt với máy thở chuyên dụng. Nó là để dễ dàng trong tìm kiếm thông tin và mua máy ở Việt Nam.