BenQ Vietnam
New Member
Trong thế giới máy chiếu 4K hiện nay đang tồn tại hai tính năng khiến người chơi máy chiếu cảm thấy lăn tăn khi có ý định nâng cấp hay đầu tư máy chiếu giải trí tại gia. Đó là độ phân giải 4K trên các máy chiếu này có phải là thực hay đó chỉ công nghệ nội suy hình ảnh lên 4K, và tính năng HDR tích hợp trên máy chiếu.
W11000 và X12000 là bộ đôi máy chiếu 4K giải trí tại gia của BenQ được trang bị công nghệ chiếu hình DLP 4K với mật độ điểm ảnh lên đến 8.3 triệu cho phép nó mang lại hình ảnh siêu chi tiết và rõ ràng nhất lên màn chiếu, đúng với bản chất của độ phân giải 4K hỗ trợ.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu không thực sự am hiểu về máy chiếu thì bạn sẽ thắc mắc rằng liệu độ phân giải 4K của hai máy chiếu này có là thực? Để làm rõ vấn đề này, BenQ đã tiến hành thực nghiệm mẫu X12000 của họ với máy chiếu hãng khác cũng hỗ trợ độ phân giải 4K thông qua hình thức nội suy hình ảnh với cấu hình như sau:
Và dưới đây là một số hình ảnh so sánh chất lượng hiển thị của hai máy chiếu:
Với hình ảnh bản đồ thế giới, máy chiếu của BenQ tỏ ra vượt trội ở khoản tái tạo chi tiết ảnh.
Nếu hình ảnh bản đồ độ phân giải 4K thực của model khác vẫn chưa thể hiện rõ thì ở ảnh hai màu trắng đen với các đường lượn sóng thì sự khác biệt đến từ đây. Máy chiếu của BenQ hiển thị đường nét liền mạch hơn hẳn so với máy chiếu sử dụng công nghệ nội suy hình ảnh 4K.
Về khả năng xem ảnh và đọc chữ, X12000 hiển thị hình ảnh với độ chi tiết rất cao đến từ độ phân giải 4K thực với 8.3 triệu điểm ảnh. Trong khi đó, máy chiếu nội suy hình ảnh chỉ giúp hình ảnh có độ phân giải là 4K trên lý thuyết nhưng mật độ điểm ảnh kém hơn hẳn, vì vậy không có gì lạ khi máy chiếu này tỏ ra thua thiệt so với X12000 nếu xét về mức độ chi tiết ảnh.
Như thế BenQ đã xử lý xong vấn đề về độ phân giải 4K, vậy còn HDR thì sao? HDR là viết tắt của High Dynamic Range (tạm dịch là dải tần nhạy sáng cao). Với những ai dùng máy ảnh DSLR và thích chơi ảnh thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm này. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Với những máy chiếu cao cấp hiện nay, HDR được xem là một trong những tính năng quan trọng có thể giúp người dùng có thể nhìn rõ chi tiết các vùng ảnh sáng và tối hiển thị trên một khung hình. Dù X12000 cũng như W11000 không hỗ trợ HDR nhưng BenQ đã tích hợp cho bộ đôi này công nghệ SDR (Standard Dynamic Range). Về lý thuyết, SDR có dải tần nhạy sáng thấp hơn so với HDR nhưng bù lại với mục đích xem phim điện ảnh tại gia, SDR sẽ có khả năng tối ưu độ sáng ảnh chiếu tốt hơn HDR. Sau đây là một số hình ảnh chụp thực nghiệm so sánh giữa X12000 và máy chiếu 4K khác hỗ trợ HDR khi xem phim Deadpool trong phòng chiếu phim tại gia, nhưng trước khi so sánh, phần cấu hình của hai máy chiếu đều được thiết lập chạy độ phân giải 4K và chế độ SDR/HDR được mở sẵn.
Ở hầu hết các cảnh phim, máy chiếu HDR thường có tình trạng hạ độ sáng tone màu trung tính khiến người xem khó nhìn rõ chi tiết các nhân vật, đặc biệt ở những cảnh nền tối. Trong khi đó, dù chỉ hỗ trợ SDR nhưng với nhu cầu xem phim điện ảnh tại gia thì X12000 tỏ ra vượt trội ở khoản độ sáng toàn phần, giúp hình ảnh hiển thị rõ ràng và chi tiết hơn.
Chỉnh sửa lần cuối: