thanhhlong
Member
Qualcomm yêu cầu Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ đưa ra lệnh cấm nhập khẩu một số mẫu iPhone, đồng thời muốn Apple ngay lập tức dừng bán sản phẩm.
Qualcomm tiếp tục đẩy cuộc chiến pháp lý với Apple lên một nấc thang mới. Hãng sản xuất chip di động lớn nhất thế giới vừa yêu cầu Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (ITC) cấm nhập khẩu một số mẫu iPhone, iPad vào Mỹ do vi phạm 6 bằng sáng chế của Qualcomm.
Một vụ kiện tương tự được đưa lên tòa án California hôm thứ 5 (6/7), yêu cầu một khoản bồi thường lớn, bên cạnh lệnh cấm bán sản phẩm.
Qualcomm và Apple xảy ra mâu thuẫn sâu sắc. Ảnh: Bloomberg.
Cụ thể, Qualcomm muốn cấm bán các sản phẩm Apple sử dụng baseband modem - con chip kết nối mạng di động - của hãng khác thay vì Qualcomm. Ngoài yêu cầu cấm nhập khẩu, Qualcomm cũng muốn Apple ngay lập tức dừng bán hoặc quảng cáo các sản phẩm vi phạm bản quyền.
Qualcomm không xác nhận model iPhone nào vi phạm bản quyền nhưng có thể, tất cả smartphone không sử dụng modem của Qualcomm được nhắm đến, bao gồm iPhone 7 cho nhà mạng AT&T và T-Mobile.
Apple đã quen với những vụ kiện tương tự. Năm 2013, họ giành chiến thắng với một lệnh cấm bán từ ITC với một vài smartphone Samsung do vi phạm bản quyền. Do tính chất phức tạp của các vụ kiện vi phạm bản quyền trong trường hợp này, một cuộc điều tra của ITC là cần thiết. Do đó, phải mất ít nhất vài tháng để các bên đưa ra kết quả cuối cùng.
Đây được xem là động thái leo thang trong xung đột giữa Apple và Qualcomm. Trung tâm của vấn đề vẫn là số lượng bản quyền Qualcomm nắm giữ và mức độ sẵn sàng cấp phép cho các đối tác. Qualcomm nắm trong tay bản quyền của nhiều công nghệ quan trọng trên smartphone từ bất cứ hãng nào.
Apple lập luận mức độ cấp phép bản quyền của Qualcomm là không công bằng, thứ đã vi phạm luật thương mại.
Apple và Qualcomm từng kiện tụng nhau về vấn đề này trước đó. Apple thậm chí còn gợi ý các đối tác sản xuất nước ngoài không trả phí bản quyền cho Qualcomm cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Các nhà phân tích nhận định cuộc chiến pháp lý này sẽ gây bất lợi cho Apple khi ra mắt iPhone thế hệ tiếp theo. Qualcomm chính là nhà sản xuất lớn nhất và tiên tiến nhất cho chip baseband trên thiết bị di động.
Sự bất hòa giữa 2 ông lớn này có thể gây khó khăn về nguồn cung chip cho Apple. Các báo cáo chỉ ra Apple đang tìm kiếm đối tác thay thế nhưng để tìm một nguồn như vậy với số lượng đủ lớn, Apple cần nhiều năm, không đơn thuần là vài tháng.
Qualcomm tiếp tục đẩy cuộc chiến pháp lý với Apple lên một nấc thang mới. Hãng sản xuất chip di động lớn nhất thế giới vừa yêu cầu Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (ITC) cấm nhập khẩu một số mẫu iPhone, iPad vào Mỹ do vi phạm 6 bằng sáng chế của Qualcomm.
Một vụ kiện tương tự được đưa lên tòa án California hôm thứ 5 (6/7), yêu cầu một khoản bồi thường lớn, bên cạnh lệnh cấm bán sản phẩm.
Qualcomm và Apple xảy ra mâu thuẫn sâu sắc. Ảnh: Bloomberg.
Cụ thể, Qualcomm muốn cấm bán các sản phẩm Apple sử dụng baseband modem - con chip kết nối mạng di động - của hãng khác thay vì Qualcomm. Ngoài yêu cầu cấm nhập khẩu, Qualcomm cũng muốn Apple ngay lập tức dừng bán hoặc quảng cáo các sản phẩm vi phạm bản quyền.
Qualcomm không xác nhận model iPhone nào vi phạm bản quyền nhưng có thể, tất cả smartphone không sử dụng modem của Qualcomm được nhắm đến, bao gồm iPhone 7 cho nhà mạng AT&T và T-Mobile.
Apple đã quen với những vụ kiện tương tự. Năm 2013, họ giành chiến thắng với một lệnh cấm bán từ ITC với một vài smartphone Samsung do vi phạm bản quyền. Do tính chất phức tạp của các vụ kiện vi phạm bản quyền trong trường hợp này, một cuộc điều tra của ITC là cần thiết. Do đó, phải mất ít nhất vài tháng để các bên đưa ra kết quả cuối cùng.
Đây được xem là động thái leo thang trong xung đột giữa Apple và Qualcomm. Trung tâm của vấn đề vẫn là số lượng bản quyền Qualcomm nắm giữ và mức độ sẵn sàng cấp phép cho các đối tác. Qualcomm nắm trong tay bản quyền của nhiều công nghệ quan trọng trên smartphone từ bất cứ hãng nào.
Apple lập luận mức độ cấp phép bản quyền của Qualcomm là không công bằng, thứ đã vi phạm luật thương mại.
Apple và Qualcomm từng kiện tụng nhau về vấn đề này trước đó. Apple thậm chí còn gợi ý các đối tác sản xuất nước ngoài không trả phí bản quyền cho Qualcomm cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Các nhà phân tích nhận định cuộc chiến pháp lý này sẽ gây bất lợi cho Apple khi ra mắt iPhone thế hệ tiếp theo. Qualcomm chính là nhà sản xuất lớn nhất và tiên tiến nhất cho chip baseband trên thiết bị di động.
Sự bất hòa giữa 2 ông lớn này có thể gây khó khăn về nguồn cung chip cho Apple. Các báo cáo chỉ ra Apple đang tìm kiếm đối tác thay thế nhưng để tìm một nguồn như vậy với số lượng đủ lớn, Apple cần nhiều năm, không đơn thuần là vài tháng.