Mặt cầu Thăng Long nứt do thời tiết'
Bộ Giao thông Vận tải vừa kết luận, thời tiết biến động bất thường khiến bê tông nhựa SMA không dính bám được với lớp chống thấm dẫn đến nứt mặt cầu Thăng Long.
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, một số thời điểm thi công mặt cầu Thăng Long có nhiệt độ thấp, cộng với gió mạnh làm cho nhiệt độ của một số mẻ bê tông nhựa SMA hạ thấp nhanh hơn dự kiến. Mặt khác, tại thời điểm thi công ban đêm có sương mù đậm đặc, mưa nhỏ gây khó khăn cho việc khống chế độ ẩm nên không tạo được dính bám giữa lớp SMA và lớp chống thấm Eliminator.
Ngoài ra, theo Bộ Giao thông, độ rung, độ bằng phẳng của mặt cầu do vừa thi công vừa khai thác, sự biến dạng của bản thép mặt cầu sau 20 năm khai thác cũng như việc chưa có kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát chất lượng công nghệ mới... đã "ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, dẫn tới không đảm bảo tính dính bám, hình thành các vết nứt".
Vết nứt mới trên cầu Thăng Long bên cạnh nết trám cũ. Ảnh: Xuân Tùng.
Để xử lý vết nứt, thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các cơ quan chức năng khảo sát tổng thể tình trạng lớp phủ mặt cầu, phân định diện tích lớp phủ mặt cầu có dính bám giữa các lớp đảm bảo yêu cầu và vùng không đảm bảo yêu cầu.
Cầu Thăng Long được sửa chữa trong 2 tháng cuối năm 2009 với công nghệ lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa polymer (SMA). Đây là công nghệ tiên tiến, sử dụng vật liệu mới được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc…
Sau một thời gian khai thác, lớp phủ bê tông nhựa trên mặt cầu Thăng Long đã xuất hiện một số vị trí rạn nứt, hư hỏng cục bộ, đơn vị thi công đang sửa chữa, tuy nhiên các vết nứt vẫn xuất hiện và ngày càng lan rộng.
Câu Thăng Long nằm trong tuyến đường huyết mạch nối Sân bay quốc tế Nội bài với trung tâm Hà Nội.
Toàn bộ cầu có chiều dài 6.000 m, được xây dựng từ năm 1972 do chuyên gia Trung Quốc thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô vào năm 1982.
Một công trình quan trọng lại được giao cho người "chưa có kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát chất lượng công nghệ mới", nói chung là giao cho người ko biết gì về thi công giám sát chất lượng thì đúng hơn
nguồn http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20879/
Bộ Giao thông Vận tải vừa kết luận, thời tiết biến động bất thường khiến bê tông nhựa SMA không dính bám được với lớp chống thấm dẫn đến nứt mặt cầu Thăng Long.
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, một số thời điểm thi công mặt cầu Thăng Long có nhiệt độ thấp, cộng với gió mạnh làm cho nhiệt độ của một số mẻ bê tông nhựa SMA hạ thấp nhanh hơn dự kiến. Mặt khác, tại thời điểm thi công ban đêm có sương mù đậm đặc, mưa nhỏ gây khó khăn cho việc khống chế độ ẩm nên không tạo được dính bám giữa lớp SMA và lớp chống thấm Eliminator.
Ngoài ra, theo Bộ Giao thông, độ rung, độ bằng phẳng của mặt cầu do vừa thi công vừa khai thác, sự biến dạng của bản thép mặt cầu sau 20 năm khai thác cũng như việc chưa có kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát chất lượng công nghệ mới... đã "ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, dẫn tới không đảm bảo tính dính bám, hình thành các vết nứt".

Vết nứt mới trên cầu Thăng Long bên cạnh nết trám cũ. Ảnh: Xuân Tùng.
Để xử lý vết nứt, thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các cơ quan chức năng khảo sát tổng thể tình trạng lớp phủ mặt cầu, phân định diện tích lớp phủ mặt cầu có dính bám giữa các lớp đảm bảo yêu cầu và vùng không đảm bảo yêu cầu.
Cầu Thăng Long được sửa chữa trong 2 tháng cuối năm 2009 với công nghệ lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa polymer (SMA). Đây là công nghệ tiên tiến, sử dụng vật liệu mới được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc…
Sau một thời gian khai thác, lớp phủ bê tông nhựa trên mặt cầu Thăng Long đã xuất hiện một số vị trí rạn nứt, hư hỏng cục bộ, đơn vị thi công đang sửa chữa, tuy nhiên các vết nứt vẫn xuất hiện và ngày càng lan rộng.
Câu Thăng Long nằm trong tuyến đường huyết mạch nối Sân bay quốc tế Nội bài với trung tâm Hà Nội.
Toàn bộ cầu có chiều dài 6.000 m, được xây dựng từ năm 1972 do chuyên gia Trung Quốc thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô vào năm 1982.
Một công trình quan trọng lại được giao cho người "chưa có kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát chất lượng công nghệ mới", nói chung là giao cho người ko biết gì về thi công giám sát chất lượng thì đúng hơn
nguồn http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20879/