Ngoài mạng xã hội, Mark Zuckerberg có thể sẽ còn chịu thua trước công ty mẹ TikTok trong lĩnh vực thực tế ảo.
Tờ WSJ đưa tin, ByteDance - chủ sở hữu TikTok đang bắt đầu giành thị phần trong lĩnh vực tai nghe thực tế ảo mà gã khổng lồ Mỹ Meta Platforms vốn được xác định là mảng rất quan trọng đối với tương lai của tập đoàn.
Hai năm trước, ByteDance đã thâu tóm Pico - một công ty khởi nghiệp Trung Quốc sản xuất tai nghe VR. Thương vụ này đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh của công ty Trung Quốc với Meta. Trên thực tế, công ty mẹ Facebook và Instagram vốn cũng đang tranh giành người dùng và tiền quảng cáo với TikTok khi ứng dụng video ngắn này ngày càng phổ biến.
Theo dữ liệu của ngành, các lô hàng tai nghe của Pico đã tăng vọt, biến đây trở thành một công ty nhỏ nhưng lại đang tăng trưởng nhanh ở vị trí thứ 2 chỉ sau Meta trên thị trường toàn cầu. Điều đặc biệt, Pico chưa hề bán sản phẩm tai nghe tiêu dùng của mình ở Mỹ.
Vào năm 2021, CEO Mark Zuckerberg đã đổi tên Facebook thành Meta một phần là để phản ánh sự đặt cược của anh ấy vào metaverse (vũ trụ ảo), một phiên bản Internet hấp dẫn hơn được trải nghiệm phần lớn thông qua tai nghe thực tế ảo.
Công ty đã chi rất nhiều tiền cho tham vọng đó. Trong báo cáo kết quả hàng quý mới nhất của mình, Meta cho biết có hơn 200 ứng dụng trên thiết bị VR của họ chúng đã tạo ra doanh thu hơn 1 triệu USD cho mỗi ứng dụng. Dẫu vậy, tổng doanh thu trong phân khúc Reality Labscủa Meta đã giảm 17% trong quý do doanh số bán tai nghe Quest 2 thấp hơn.
Theo công ty nghiên cứu International Data Corp, chỉ mới 1 năm trước đây Meta nắm giữ 90% thị phần. Đến quý 3 năm 2022 - khoảng thời gian gần nhất có dữ liệu - thị phần của Meta đã giảm xuống còn khoảng 75%. Thị phần của Pico tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ lên khoảng 15%. Không có nhà sản xuất tai nghe VR nào khác nắm giữ hơn 3% thị trường.
Dữ liệu của IDC cho thấy các lô hàng tai nghe của Meta trong quý 3 đã giảm 48% so với một năm trước đó. Pico của ByteDance là nhà sản xuất tai nghe duy nhất tăng lượng hàng xuất xưởng, trong một thị trường ước tính trị giá 4 tỷ USD vào năm 2022.
Người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi rất vui vì người tiêu dùng có nhiều cách hơn để trải nghiệm VR, bởi vì khi họ làm như vậy sẽ giúp thúc đẩy hệ sinh thái, từ đó khuyến khích các nhà phát triển tạo ra nhiều nội dung tuyệt vời hơn”.
Sự xâm nhập của ByteDance vào thị trường tai nghe thực tế ảo diễn ra vào thời điểm chính trị khó khăn đối với công ty. Doanh nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh đang nằm trong tầm ngắm của các quan chức và chính trị gia, những người đã lên tiếng lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu TikTok để theo dõi người Mỹ. Ứng dụng của TikTok đã bị cấm trên các thiết bị của chính phủ liên bang, trong khi một số quan chức chính quyền ông Biden muốn cố gắng ép bán TikTok cho một công ty của Mỹ.
Pico cung cấp tai nghe cho mục đích sử dụng cá nhân ở châu Âu và châu Á, những thị trường cởi mở hơn với các thiết bị từ các công ty Trung Quốc so với Mỹ. Người tiêu dùng ở những thị trường đó đã bị hấp dẫn bởi Pico một phần do việc vào năm ngoái, Meta tuyên bố tăng giá thêm 100 USD cho mẫu Quest. Sau khi tăng giá, Quest 2 có giá 399 USD. Tai nghe dành cho người tiêu dùng chính của Pico được bán lẻ với giá tương đương 450 USD. Pico cũng đã có mặt ở một số thị trường nước ngoài, nơi trước đây thiết bị của Meta chưa có.
Dữ liệu mới nhất không phản ánh doanh số bán mẫu tai nghe dành cho người tiêu dùng mới nhất của Pico là Pico 4, được phát hành với những đánh giá tích cực vào tháng 10. Meta cũng đã phát hành một tai nghe mới vào tháng 10, Quest Pro, nhắm đến các chuyên gia, được bán lẻ với giá 1.500 USD.
Chiến lược cạnh tranh cũng ngày càng nóng hơn. Apple dự kiến sẽ ra mắt tai nghe thực tế tăng cường vào cuối năm nay và Microsoft Corp. cung cấp tai nghe thực tế hỗn hợp cho doanh nghiệp có tên HoloLens. Thị trường tai nghe dự kiến sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 16 tỷ USD vào năm 2026, theo IDC.
“Không gian sẽ trở nên đông đúc với những đối thủ có tiềm lực tốt. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho Pico”, Rolf Illenberger, giám đốc điều hành của công ty phần mềm thực tế ảo VRdirect cho biết.
Việc cung cấp nhiều ứng dụng là yếu tố sống còn để làm cho nền tảng VR trở nên hấp dẫn và Pico vẫn đang trong những ngày đầu mở rộng danh mục của mình. Hiện họ có sẵn khoảng 250 ứng dụng- so với con số hơn 400 ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng Quest. Công ty này cũng giới thiệu một ứng dụng xã hội có tên là Pico Worlds, tương tự như Horizon Worlds của Meta.
Sonam Mobbs, một nhân viên hỗ trợ công nghệ thông tin 40 tuổi ở Northampton, Anh, đã mua tai nghe Quest 2 vào ngày nó ra mắt vào năm 2020. Anh ấy chơi game hàng ngày bằng thiết bị này cho đến khi Pico 4 được bán tại nơi anh sinh sống.
Anh ấy nói: “Sự khác biệt lớn nhất mà tôi nhận thấy khi bạn chuyển đổi giữa hai thứ là sự rõ ràng. “Ống kính trên Pico 4 tốt hơn”. Ông Mobbs - người vốn cho biết đã dành ít nhất 5 giờ mỗi tuần để chơi các trò chơi thực tế ảo, đã rao bán Quest 2 của mình trên eBay ba tuần sau khi bắt đầu sử dụng thiết bị Pico.
Trang web của công ty cho biết Pico được thành lập vào năm 2015 và ban đầu tập trung vào tai nghe dành cho doanh nghiệp. Vào tháng 5/2022, sau khi ByteDance mua lại, Pico tuyên bố sẽ bắt đầu bán các thiết bị tiêu dùng ở châu Âu và khắp châu Á. Trước đây, Pico chỉ bán tai nghe tiêu dùng tại Trung Quốc. Pico cũng bán các loại tai nghe cao cấp hơn cho các doanh nghiệp có mặt tại Mỹ, cũng như các thị trường khác trên thế giới.
Glenn Kachmar, 55 tuổi ở Vancouver, Canada, dạy các lớp sử dụng VR cho biết ông đã sử dụng Quest 2 cho đến khi nghe nói về Pico vào năm ngoái. Ông đã đặt mua một thiết bị không được bán ở Canada, từ Tây Ban Nha.
Ông chia sẻ: “Pico chắc chắn là một chiếc tai nghe tốt hơn về nhiều mặt”, ám chỉ cụ thể vào độ phân giải màn hình và độ vừa vặn trên đầu. Nhưng ông đã miễn cưỡng từ bỏ sản phẩm của Pico vì nói rằng thiết bị của họ không cung cấp nhiều loại trò chơi như Quest và những trò chơi ông đã mua không được chuyển sang Pico.
Tờ WSJ đưa tin, ByteDance - chủ sở hữu TikTok đang bắt đầu giành thị phần trong lĩnh vực tai nghe thực tế ảo mà gã khổng lồ Mỹ Meta Platforms vốn được xác định là mảng rất quan trọng đối với tương lai của tập đoàn.
Hai năm trước, ByteDance đã thâu tóm Pico - một công ty khởi nghiệp Trung Quốc sản xuất tai nghe VR. Thương vụ này đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh của công ty Trung Quốc với Meta. Trên thực tế, công ty mẹ Facebook và Instagram vốn cũng đang tranh giành người dùng và tiền quảng cáo với TikTok khi ứng dụng video ngắn này ngày càng phổ biến.
Theo dữ liệu của ngành, các lô hàng tai nghe của Pico đã tăng vọt, biến đây trở thành một công ty nhỏ nhưng lại đang tăng trưởng nhanh ở vị trí thứ 2 chỉ sau Meta trên thị trường toàn cầu. Điều đặc biệt, Pico chưa hề bán sản phẩm tai nghe tiêu dùng của mình ở Mỹ.
Vào năm 2021, CEO Mark Zuckerberg đã đổi tên Facebook thành Meta một phần là để phản ánh sự đặt cược của anh ấy vào metaverse (vũ trụ ảo), một phiên bản Internet hấp dẫn hơn được trải nghiệm phần lớn thông qua tai nghe thực tế ảo.
Công ty đã chi rất nhiều tiền cho tham vọng đó. Trong báo cáo kết quả hàng quý mới nhất của mình, Meta cho biết có hơn 200 ứng dụng trên thiết bị VR của họ chúng đã tạo ra doanh thu hơn 1 triệu USD cho mỗi ứng dụng. Dẫu vậy, tổng doanh thu trong phân khúc Reality Labscủa Meta đã giảm 17% trong quý do doanh số bán tai nghe Quest 2 thấp hơn.
Theo công ty nghiên cứu International Data Corp, chỉ mới 1 năm trước đây Meta nắm giữ 90% thị phần. Đến quý 3 năm 2022 - khoảng thời gian gần nhất có dữ liệu - thị phần của Meta đã giảm xuống còn khoảng 75%. Thị phần của Pico tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ lên khoảng 15%. Không có nhà sản xuất tai nghe VR nào khác nắm giữ hơn 3% thị trường.
Dữ liệu của IDC cho thấy các lô hàng tai nghe của Meta trong quý 3 đã giảm 48% so với một năm trước đó. Pico của ByteDance là nhà sản xuất tai nghe duy nhất tăng lượng hàng xuất xưởng, trong một thị trường ước tính trị giá 4 tỷ USD vào năm 2022.
Người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi rất vui vì người tiêu dùng có nhiều cách hơn để trải nghiệm VR, bởi vì khi họ làm như vậy sẽ giúp thúc đẩy hệ sinh thái, từ đó khuyến khích các nhà phát triển tạo ra nhiều nội dung tuyệt vời hơn”.
Sự xâm nhập của ByteDance vào thị trường tai nghe thực tế ảo diễn ra vào thời điểm chính trị khó khăn đối với công ty. Doanh nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh đang nằm trong tầm ngắm của các quan chức và chính trị gia, những người đã lên tiếng lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu TikTok để theo dõi người Mỹ. Ứng dụng của TikTok đã bị cấm trên các thiết bị của chính phủ liên bang, trong khi một số quan chức chính quyền ông Biden muốn cố gắng ép bán TikTok cho một công ty của Mỹ.
Pico cung cấp tai nghe cho mục đích sử dụng cá nhân ở châu Âu và châu Á, những thị trường cởi mở hơn với các thiết bị từ các công ty Trung Quốc so với Mỹ. Người tiêu dùng ở những thị trường đó đã bị hấp dẫn bởi Pico một phần do việc vào năm ngoái, Meta tuyên bố tăng giá thêm 100 USD cho mẫu Quest. Sau khi tăng giá, Quest 2 có giá 399 USD. Tai nghe dành cho người tiêu dùng chính của Pico được bán lẻ với giá tương đương 450 USD. Pico cũng đã có mặt ở một số thị trường nước ngoài, nơi trước đây thiết bị của Meta chưa có.
Dữ liệu mới nhất không phản ánh doanh số bán mẫu tai nghe dành cho người tiêu dùng mới nhất của Pico là Pico 4, được phát hành với những đánh giá tích cực vào tháng 10. Meta cũng đã phát hành một tai nghe mới vào tháng 10, Quest Pro, nhắm đến các chuyên gia, được bán lẻ với giá 1.500 USD.
Chiến lược cạnh tranh cũng ngày càng nóng hơn. Apple dự kiến sẽ ra mắt tai nghe thực tế tăng cường vào cuối năm nay và Microsoft Corp. cung cấp tai nghe thực tế hỗn hợp cho doanh nghiệp có tên HoloLens. Thị trường tai nghe dự kiến sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 16 tỷ USD vào năm 2026, theo IDC.
“Không gian sẽ trở nên đông đúc với những đối thủ có tiềm lực tốt. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho Pico”, Rolf Illenberger, giám đốc điều hành của công ty phần mềm thực tế ảo VRdirect cho biết.
Việc cung cấp nhiều ứng dụng là yếu tố sống còn để làm cho nền tảng VR trở nên hấp dẫn và Pico vẫn đang trong những ngày đầu mở rộng danh mục của mình. Hiện họ có sẵn khoảng 250 ứng dụng- so với con số hơn 400 ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng Quest. Công ty này cũng giới thiệu một ứng dụng xã hội có tên là Pico Worlds, tương tự như Horizon Worlds của Meta.
Sonam Mobbs, một nhân viên hỗ trợ công nghệ thông tin 40 tuổi ở Northampton, Anh, đã mua tai nghe Quest 2 vào ngày nó ra mắt vào năm 2020. Anh ấy chơi game hàng ngày bằng thiết bị này cho đến khi Pico 4 được bán tại nơi anh sinh sống.
Anh ấy nói: “Sự khác biệt lớn nhất mà tôi nhận thấy khi bạn chuyển đổi giữa hai thứ là sự rõ ràng. “Ống kính trên Pico 4 tốt hơn”. Ông Mobbs - người vốn cho biết đã dành ít nhất 5 giờ mỗi tuần để chơi các trò chơi thực tế ảo, đã rao bán Quest 2 của mình trên eBay ba tuần sau khi bắt đầu sử dụng thiết bị Pico.
Trang web của công ty cho biết Pico được thành lập vào năm 2015 và ban đầu tập trung vào tai nghe dành cho doanh nghiệp. Vào tháng 5/2022, sau khi ByteDance mua lại, Pico tuyên bố sẽ bắt đầu bán các thiết bị tiêu dùng ở châu Âu và khắp châu Á. Trước đây, Pico chỉ bán tai nghe tiêu dùng tại Trung Quốc. Pico cũng bán các loại tai nghe cao cấp hơn cho các doanh nghiệp có mặt tại Mỹ, cũng như các thị trường khác trên thế giới.
Glenn Kachmar, 55 tuổi ở Vancouver, Canada, dạy các lớp sử dụng VR cho biết ông đã sử dụng Quest 2 cho đến khi nghe nói về Pico vào năm ngoái. Ông đã đặt mua một thiết bị không được bán ở Canada, từ Tây Ban Nha.
Ông chia sẻ: “Pico chắc chắn là một chiếc tai nghe tốt hơn về nhiều mặt”, ám chỉ cụ thể vào độ phân giải màn hình và độ vừa vặn trên đầu. Nhưng ông đã miễn cưỡng từ bỏ sản phẩm của Pico vì nói rằng thiết bị của họ không cung cấp nhiều loại trò chơi như Quest và những trò chơi ông đã mua không được chuyển sang Pico.
Theo Genk