Tập đoàn Meta của mark Zuckerberg đã tạo nên một cuộc cách mạng ở Senegal, đất nước có một nửa dân số mù chữ.
Anh Ousmane Sambou là một người nông dân bình thường như bao người dân khác ở Casamance-Senegal, vốn học được phương thức canh tác từ kinh nghiệm truyền miệng của cha ông trong làng. Với tình trạng mù chữ chiếm nửa dân số, anh Sambou cũng như những người dân Senegal khác đều phải học việc trực tiếp chứ chẳng qua sách vở gì.
Thế nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 2015 nhờ công của Mark Zuckerberg, hay chính xác hơn là ứng dụng WhatsApp của tập đoàn Meta (Facebook). Những người dân Senegal như anh Sambou giờ đây đã có thể gửi tin nhắn ghi âm để chia sẻ kinh nghiệm, truyền thụ kiến thức cho mọi người dù chẳng hề biết đọc.
Trong trường hợp của anh Sambou, người nông dân đến từ Casamance này đã lập nhóm WhatsApp với khoảng 6 người nữa và thường dành 3 tiếng mỗi ngày để thảo luận về kinh nghiệm làm nghề nông.
“Chúng tôi chia sẻ những kiến thức về nông nghiệp cũng như những thách thức gặp phải, ví dụ như cách dùng phân hữu cơ như thế nào cho hiệu quả hay cách chống sâu bệnh mà không cần dùng thuốc hóa học”, anh Sambou cho biết khi nhận định WhatsApp đã thay đổi cách người nông dân này canh tác.
Tờ Rest of World (RoT) nhận định Senegal có một nửa dân số mù chữ và WhatsApp đang trở thành ứng dụng ngày càng thiết yếu cho mọi người trong việc giao tiếp, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ lẫn nhau bằng khoa học công nghệ.
Theo kỹ sư Sophie Nick của Com4Dev, tổ chức chuyên phát triển công nghệ viễn thông ở Châu Phi, tình hình mù chữ tại Senegal là một trong những trở ngại lớn nhất tại đây cho các dự án phát triển. Thậm chí ở nhiều vùng, người dân bản địa chỉ có tiếng nói chứ không có chữ viết, khiến việc giao lưu là một rào cản vô cùng lớn.
Mặc dù tiếng Pháp được dùng rộng rãi và là ngôn ngữ chính thức tại Senegal nhưng người dân địa phương vẫn dùng khá nhiều tiếng bản địa như Wolof, Pulaar hay Diola. Những ngôn ngữ này chẳng hề có chữ viết, hoặc nếu có thì cũng chưa phát triển được bộ gõ trên các thiết bị để sử dụng.
Đổi đời nhờ Mark Zuckerberg
Anh Sambou cho biết bản thân tìm được rất nhiều nhóm hữu ích trên WhatsApp, ví dụ như một nhóm 50 thành viên chia sẻ, cập nhật thông tin về thời tiết và những đợt huấn luyện canh tác. Ngoài ra còn có khoảng 32 nhóm tương tự khắp Senegal với 15.000 thành viên, bao gồm cả nông dân lẫn các chuyên gia, đại diện tổ chức phi chính phủ...
“WhatsApp đã trở thành công cụ giao tiếp chính của chúng tôi. Đây là cách nhanh nhất để người nông dân tiếp cận thông tin, tạo nên một cuộc cách mạng”, anh Absa Babacar Mbodj của một nhóm trên WhatsApp nhận định.
Hiện Senegal chỉ có 1 chuyên gia nông nghiệp trên mỗi 10.000 nông dân và những ứng dụng như WhatsApp giúp ích rất nhiều cho việc đào tạo cũng như truyền tải kiến thức.
Trên thực tế, cuộc xung đột Ukraine càng khiến WhatsApp bùng nổ ở Senegal hơn khi giá phân bón, loại sản phẩm cần dùng nhiều khí đốt, tăng gấp 5 lần, khiến người nông dân phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Chính tại lúc này, WhatsApp đã đóng vai trò quan trọng, trở thành cầu nối giao lưu giữa những người nông dân khi tìm kiếm cách đối phó cuộc khủng hoảng phân bón này.
Thậm chí đến Hội đồng nông nghiệp nông thôn quốc gia Senegal (Ancar) cũng đã phải lập những tin nhắn ghi âm riêng cho các thông báo của mình để những nhóm trên WhatsApp có thể chia sẻ. Các thông báo này thường được truyền tải trên khoảng 40 nhóm WhatsApp rồi chia sẻ dần đến những nhóm nhỏ hơn.
Chuyên gia El Hadji Abdoulaye Biteye của Ancar cho biết kể từ khi dùng WhatsApp, những người nông dân cho biết sản lượng canh tác đã tăng 30% và lượng nông sản bị hủy hoại vì sâu bọ cũng giảm hẳn.
Theo ông Biteye, việc kết nối được hàng chục nghìn người nông dân qua WhatsApp đã giúp các hộ canh tác tiết kiệm được chi phí, hạn chế phụ thuộc vào phân bón đắt tiền cũng như thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất và đào tạo được cả một cộng đồng cùng chia sẻ kiến thức.
Ví dụ như nông dân Binta Ba tại miền bắc Senegal đã dùng phân bón tự làm thay thế cho 1/10 số phân bón mua ngoài, qua đó cho kết quả khả quan. Bị ấn tượng vì kiến thức tự làm phân bón này, anh Ba đã chia sẻ chúng lên các nhóm WhatsApp.
“Mọi người có thể nghe những lời nhắn, tua đi tua lại nếu chưa hiểu hoặc phản hồi lại bằng một tin nhắn ghi âm khác cho đến khi tiếp thu được kiến thức”, chuyên gia Biteye hồ hởi nói.
Sang trang mới
Trong khi đó, nông dân Aristide Diatta thừa nhận với RoT rằng việc gửi những tin nhắn ghi âm trên WhatsApp rẻ hơn so với việc gọi bằng điện thoại, nhất là trong bối cảnh nền tảng cơ sở hạ tầng viễn thông còn kém như ở Senegal.
“Bạn có thể ghi âm tin nhắn và người nhận sẽ nhận được chúng bất cứ khi nào họ online. Chúng tôi sẽ chẳng cần phải chờ đến khi có sóng mới gọi được cho nhau nữa”, anh Diatta cho biết.
Không riêng gì nông dân, những doanh nhân như Moustapha Dienne cũng được hưởng lợi từ WhatsApp.
“Tôi dùng ứng dụng này để quảng bá cũng như tìm kiếm khách hàng. Trước đây tôi phải đến từng khu vực để tìm người mua nhưng giờ đây với WhatsApp, mọi người có thể liên lạc trực tiếp với tôi”, anh Dienne nói.
“Tôi muốn kết nối với thế giới, muốn được học hỏi rất nhiều thứ từ WhatsApp. Chúng tôi có thể nói mọi thứ tiếng địa phương từ Wolof, Diola cho đến Manding mà chẳng cần gõ chữ. Chức năng tin nhắn ghi âm khiến mọi người vượt qua được rào cản mù chữ”, ông Ousmane Coly, một nông dân đến từ Casamance kết luận.
Thế nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 2015 nhờ công của Mark Zuckerberg, hay chính xác hơn là ứng dụng WhatsApp của tập đoàn Meta (Facebook). Những người dân Senegal như anh Sambou giờ đây đã có thể gửi tin nhắn ghi âm để chia sẻ kinh nghiệm, truyền thụ kiến thức cho mọi người dù chẳng hề biết đọc.
Trong trường hợp của anh Sambou, người nông dân đến từ Casamance này đã lập nhóm WhatsApp với khoảng 6 người nữa và thường dành 3 tiếng mỗi ngày để thảo luận về kinh nghiệm làm nghề nông.
“Chúng tôi chia sẻ những kiến thức về nông nghiệp cũng như những thách thức gặp phải, ví dụ như cách dùng phân hữu cơ như thế nào cho hiệu quả hay cách chống sâu bệnh mà không cần dùng thuốc hóa học”, anh Sambou cho biết khi nhận định WhatsApp đã thay đổi cách người nông dân này canh tác.
Tờ Rest of World (RoT) nhận định Senegal có một nửa dân số mù chữ và WhatsApp đang trở thành ứng dụng ngày càng thiết yếu cho mọi người trong việc giao tiếp, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ lẫn nhau bằng khoa học công nghệ.
Theo kỹ sư Sophie Nick của Com4Dev, tổ chức chuyên phát triển công nghệ viễn thông ở Châu Phi, tình hình mù chữ tại Senegal là một trong những trở ngại lớn nhất tại đây cho các dự án phát triển. Thậm chí ở nhiều vùng, người dân bản địa chỉ có tiếng nói chứ không có chữ viết, khiến việc giao lưu là một rào cản vô cùng lớn.
Mặc dù tiếng Pháp được dùng rộng rãi và là ngôn ngữ chính thức tại Senegal nhưng người dân địa phương vẫn dùng khá nhiều tiếng bản địa như Wolof, Pulaar hay Diola. Những ngôn ngữ này chẳng hề có chữ viết, hoặc nếu có thì cũng chưa phát triển được bộ gõ trên các thiết bị để sử dụng.
Đổi đời nhờ Mark Zuckerberg
Anh Sambou cho biết bản thân tìm được rất nhiều nhóm hữu ích trên WhatsApp, ví dụ như một nhóm 50 thành viên chia sẻ, cập nhật thông tin về thời tiết và những đợt huấn luyện canh tác. Ngoài ra còn có khoảng 32 nhóm tương tự khắp Senegal với 15.000 thành viên, bao gồm cả nông dân lẫn các chuyên gia, đại diện tổ chức phi chính phủ...
“WhatsApp đã trở thành công cụ giao tiếp chính của chúng tôi. Đây là cách nhanh nhất để người nông dân tiếp cận thông tin, tạo nên một cuộc cách mạng”, anh Absa Babacar Mbodj của một nhóm trên WhatsApp nhận định.
Hiện Senegal chỉ có 1 chuyên gia nông nghiệp trên mỗi 10.000 nông dân và những ứng dụng như WhatsApp giúp ích rất nhiều cho việc đào tạo cũng như truyền tải kiến thức.
Trên thực tế, cuộc xung đột Ukraine càng khiến WhatsApp bùng nổ ở Senegal hơn khi giá phân bón, loại sản phẩm cần dùng nhiều khí đốt, tăng gấp 5 lần, khiến người nông dân phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Chính tại lúc này, WhatsApp đã đóng vai trò quan trọng, trở thành cầu nối giao lưu giữa những người nông dân khi tìm kiếm cách đối phó cuộc khủng hoảng phân bón này.
Thậm chí đến Hội đồng nông nghiệp nông thôn quốc gia Senegal (Ancar) cũng đã phải lập những tin nhắn ghi âm riêng cho các thông báo của mình để những nhóm trên WhatsApp có thể chia sẻ. Các thông báo này thường được truyền tải trên khoảng 40 nhóm WhatsApp rồi chia sẻ dần đến những nhóm nhỏ hơn.
Chuyên gia El Hadji Abdoulaye Biteye của Ancar cho biết kể từ khi dùng WhatsApp, những người nông dân cho biết sản lượng canh tác đã tăng 30% và lượng nông sản bị hủy hoại vì sâu bọ cũng giảm hẳn.
Theo ông Biteye, việc kết nối được hàng chục nghìn người nông dân qua WhatsApp đã giúp các hộ canh tác tiết kiệm được chi phí, hạn chế phụ thuộc vào phân bón đắt tiền cũng như thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất và đào tạo được cả một cộng đồng cùng chia sẻ kiến thức.
Ví dụ như nông dân Binta Ba tại miền bắc Senegal đã dùng phân bón tự làm thay thế cho 1/10 số phân bón mua ngoài, qua đó cho kết quả khả quan. Bị ấn tượng vì kiến thức tự làm phân bón này, anh Ba đã chia sẻ chúng lên các nhóm WhatsApp.
“Mọi người có thể nghe những lời nhắn, tua đi tua lại nếu chưa hiểu hoặc phản hồi lại bằng một tin nhắn ghi âm khác cho đến khi tiếp thu được kiến thức”, chuyên gia Biteye hồ hởi nói.
Sang trang mới
Trong khi đó, nông dân Aristide Diatta thừa nhận với RoT rằng việc gửi những tin nhắn ghi âm trên WhatsApp rẻ hơn so với việc gọi bằng điện thoại, nhất là trong bối cảnh nền tảng cơ sở hạ tầng viễn thông còn kém như ở Senegal.
“Bạn có thể ghi âm tin nhắn và người nhận sẽ nhận được chúng bất cứ khi nào họ online. Chúng tôi sẽ chẳng cần phải chờ đến khi có sóng mới gọi được cho nhau nữa”, anh Diatta cho biết.
Không riêng gì nông dân, những doanh nhân như Moustapha Dienne cũng được hưởng lợi từ WhatsApp.
“Tôi dùng ứng dụng này để quảng bá cũng như tìm kiếm khách hàng. Trước đây tôi phải đến từng khu vực để tìm người mua nhưng giờ đây với WhatsApp, mọi người có thể liên lạc trực tiếp với tôi”, anh Dienne nói.
“Tôi muốn kết nối với thế giới, muốn được học hỏi rất nhiều thứ từ WhatsApp. Chúng tôi có thể nói mọi thứ tiếng địa phương từ Wolof, Diola cho đến Manding mà chẳng cần gõ chữ. Chức năng tin nhắn ghi âm khiến mọi người vượt qua được rào cản mù chữ”, ông Ousmane Coly, một nông dân đến từ Casamance kết luận.
Theo Genk