Sau khi phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ phía Mỹ và lo ngại sẽ bị đưa vào "danh sách đen" giống như những gì Huawei đang phải trải qua, công ty mẹ ByteDance của mạng xã hội TikTok đang tìm cách "từ bỏ gốc gác" Trung Quốc của mình.
Năm 2019 là một năm thành công của mạng xã hội TikTok. Không chỉ người dùng Trung Quốc hay các quốc gia lân cận, ngày càng nhiều người dùng tại châu Âu và Mỹ chuyển sang sử dụng mạng này. TikTok là ứng dụng được tải về nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2019 và ước tính hiện có hơn 20 triệu người dùng tại Mỹ.
Sự phát triển nhanh chóng của TikTok đã khiến chính phủ Mỹ lo ngại rằng TikTok có thể được lợi dụng để thu thập thông tin của người dùng. Công ty mẹ ByteDance của TikTok cũng đã bị lọt vào tầm ngắm điều tra của chính phủ Mỹ vì nghi ngờ có liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Mặc dù ByteDance đã nhiều lần khẳng định rằng các chính sách và hoạt động của công ty không liên quan đến chính phủ Trung Quốc nhưng chừng đó là chưa đủ để thuyết phục chính quyền Washington. Gần đây nhất, quân đội Mỹ đã cấm các binh sĩ của mình cài đặt và sử dụng mạng xã hội TikTok trên smartphone vì lo ngại các vấn đề về an ninh quốc phòng.
Có vẻ như để tăng tính thuyết phục hơn cho lời khẳng định của mình, ByteDance hiện đang cân nhắc tách TikTok ra thành một bộ phận riêng và sẽ xây dựng trụ sở chính cho mạng xã hội này tại một quốc gia khác, thay vì đặt tại Trung Quốc. Đây như một lời khẳng định của ByteDance rằng TikTok hoạt động độc lập và không liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Theo nguồn tin từ tờ báo The Wall Street Journal, hiện ByteDance đang tìm kiếm vị trí để xây dựng trụ sở toàn cầu cho TikTok và cân nhắc giữa các quốc gia bao gồm Singapore, Anh hay Ireland để đặt trụ sở này.
Nhiều nhà phân tích thị trường nhận định rằng động thái của TikTok giống như muốn "từ bỏ gốc gác Trung Quốc" của mình để lấy được niềm tin của người dùng và đặc biệt của chính phủ Mỹ, nhằm tránh trường hợp xấu nhất là bị chính quyền Washington đưa vào "danh sách đen" tương tự như những gì Huawei đang phải gánh chịu.
Khác với Huawei, nếu TikTok bị đưa vào "danh sách đen" và chịu các lệnh trừng phạt hoặc lệnh cấm sử dụng tại Mỹ, đây có thể xem như "dấu chấm hết" cho mạng xã hội này.
Hiện TikTok là mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới về số lượng người dùng, xếp sau Facebook, với khoảng 1,5 tỷ người dùng, trong đó có khoảng 800 triệu người dùng thường xuyên và khoảng 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.
Năm 2019 là một năm thành công của mạng xã hội TikTok. Không chỉ người dùng Trung Quốc hay các quốc gia lân cận, ngày càng nhiều người dùng tại châu Âu và Mỹ chuyển sang sử dụng mạng này. TikTok là ứng dụng được tải về nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2019 và ước tính hiện có hơn 20 triệu người dùng tại Mỹ.
Sự phát triển nhanh chóng của TikTok đã khiến chính phủ Mỹ lo ngại rằng TikTok có thể được lợi dụng để thu thập thông tin của người dùng. Công ty mẹ ByteDance của TikTok cũng đã bị lọt vào tầm ngắm điều tra của chính phủ Mỹ vì nghi ngờ có liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Mặc dù ByteDance đã nhiều lần khẳng định rằng các chính sách và hoạt động của công ty không liên quan đến chính phủ Trung Quốc nhưng chừng đó là chưa đủ để thuyết phục chính quyền Washington. Gần đây nhất, quân đội Mỹ đã cấm các binh sĩ của mình cài đặt và sử dụng mạng xã hội TikTok trên smartphone vì lo ngại các vấn đề về an ninh quốc phòng.
Theo Dân Trí
Có vẻ như để tăng tính thuyết phục hơn cho lời khẳng định của mình, ByteDance hiện đang cân nhắc tách TikTok ra thành một bộ phận riêng và sẽ xây dựng trụ sở chính cho mạng xã hội này tại một quốc gia khác, thay vì đặt tại Trung Quốc. Đây như một lời khẳng định của ByteDance rằng TikTok hoạt động độc lập và không liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Theo nguồn tin từ tờ báo The Wall Street Journal, hiện ByteDance đang tìm kiếm vị trí để xây dựng trụ sở toàn cầu cho TikTok và cân nhắc giữa các quốc gia bao gồm Singapore, Anh hay Ireland để đặt trụ sở này.
Nhiều nhà phân tích thị trường nhận định rằng động thái của TikTok giống như muốn "từ bỏ gốc gác Trung Quốc" của mình để lấy được niềm tin của người dùng và đặc biệt của chính phủ Mỹ, nhằm tránh trường hợp xấu nhất là bị chính quyền Washington đưa vào "danh sách đen" tương tự như những gì Huawei đang phải gánh chịu.
Khác với Huawei, nếu TikTok bị đưa vào "danh sách đen" và chịu các lệnh trừng phạt hoặc lệnh cấm sử dụng tại Mỹ, đây có thể xem như "dấu chấm hết" cho mạng xã hội này.
Hiện TikTok là mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới về số lượng người dùng, xếp sau Facebook, với khoảng 1,5 tỷ người dùng, trong đó có khoảng 800 triệu người dùng thường xuyên và khoảng 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.