hoangoclan
Member
"Sau 2 tháng sử dụng đường truyền cáp quang của FPT, chúng tôi bị đứt tín hiệu 15-20 lần, tốc độ chỉ bằng 1/5 cam kết. Thế mà khi không muốn dùng nữa thì phải nộp tới 15 triệu đồng mới được hủy hợp đồng".
Cáp quang thua đường truyền ADSL
Cuối tháng 3/2009, Công ty Vận tải dịch vụ hàng hóa ACSV (Công ty ACSV) ký hợp đồng với Công ty Viễn thông FPT để lắp đặt đường truyền cáp quang FTTH tại trụ sở của mình gói dịch vụ Fiber Bronze với thuê bao 1,5 triệu đồng/tháng.
Mô tả ảnh.
Đường truyền FTTH của FPT Telecom được quảng cáo lên tới 8Mbps, nhưng Công ty ASVC chỉ nhận được hoạt động chập chờn ở tốc độ 1/5 so với cam kết.
“Lúc đầu chúng tôi khá tin tưởng vào FPT vì đây là loại đường truyền công nghệ quang được quảng cáo là công nghệ hiện đại nhất. Nhưng ngay từ ngày đầu tiên chúng tôi đã thất vọng với chất lượng dịch vụ”, đại diện Công ty ACSV chia sẻ với Hộp thư Bảo vệ khách hàng của VietNamNet.
Theo đó, băng thông quốc tế đo được của đường truyền chỉ vào khoảng 200KB/s. Trong khi quảng cáo của FPT về đường truyền này lên tới 8Mb/s, tức là khoảng 1024KB/s - gấp 5 lần con số đo được thực tế.
Bỏ qua chất lượng băng thông, công ty này tiếp tục dùng đường truyền FPT. Nhưng chỉ khoảng hơn 2 tháng dùng dịch vụ, ACSV phải chịu cảnh rớt mạng khoảng 15 - 20 lần. Theo lời kể của đại diện công ty, kỹ thuật viên đã phải trực tiếp xuống sửa 4 lần.
“Sau mỗi lần xuống, chúng tôi đều nhận được lời hứa sẽ khắc phục triệt để hiện tượng. Rất may chúng tôi vẫn giữ đường truyền của VNN, chỉ giảm gói cước, thế nhưng điều tôi cảm thấy là gói cước gần thấp nhất của VNN mà tốc độ còn xấp xỉ so với đường truyền cáp quang của FPT”, anh Nguyễn Minh, đại diện Công ty ACSV, nói.
Ngày 15/7, đường truyền FPT lại chết, ACSV gọi hỗ trợ kỹ thuật ngay từ sáng sớm, và chờ đợi, thậm chí gọi trực cả nhân viên được phân công nhưng không có hồi âm. Theo cam kết của hợp đồng, kỹ thuật viên sẽ có mặt hỗ trợ trong vòng 3 giờ kể từ khi có yêu cầu của khách hàng.
“Chúng tôi rất muốn hủy hợp đồng của FPT, nhưng FPT đã bắt khách hàng ký bản cam kết phải nộp 15 triệu đồng, thì mới được hủy”, anh Minh nói.
Lỡ cam kết, yếu cũng phải dùng
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đại diện FPT Telecom cho biết hiện tượng đường truyền của Công ty ACSV không ổn định là do “đứt cáp tại mấu nối ngoài trụ điện”.
“Lỗi đứt cáp có thể do tại trụ điện có nhiều nhà cung cấp viễn thông neo cáp, và khi các nhà viễn thông bảo trì trên trụ có giẫm đạp lên các mấu nối gây ảnh hưởng đến đường truyền của Công ty ACSV”, bà Vũ Thị Phương Linh, Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng - Chi nhánh Tân Bình, Công ty FPT Telecom, giải thích.
Đại diện FPT cũng cho biết đã khắc phục hiện tượng bằng cách neo cáp lên cao hơn, đồng thời khảo sát lại các tập điểm gần hơn cho khách hàng này.
Về việc khách hàng muốn cắt hợp đồng thì phải nộp 15 triệu đồng, bà Linh cho biết lý do vì khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại của công ty. Số tiền đó là chi phí cho các thiết bị đã cấp cho khách hàng như: Modem, converter; 01 IP tĩnh; số tiền đã giảm cước cho khách hàng trong 4 tháng đã sử dụng và dẫn cáp quang đến nhà khách hàng…
Để tham gia chương trình khuyến mại này, khách hàng phải cam kết sử dụng trong vòng tối thiểu 12 tháng. Dù đường truyền có vấn đề, nhưng Công ty ACSV mới sử dụng được 4 tháng (tháng 3 đến tháng 7/2009) nên phải nộp tiền “bồi thường cam kết” mới được hủy hợp đồng.
*
Hải Phương
http://vietnamnet.vn/bvkh/daynong/2009/08/863693/
Cáp quang thua đường truyền ADSL
Cuối tháng 3/2009, Công ty Vận tải dịch vụ hàng hóa ACSV (Công ty ACSV) ký hợp đồng với Công ty Viễn thông FPT để lắp đặt đường truyền cáp quang FTTH tại trụ sở của mình gói dịch vụ Fiber Bronze với thuê bao 1,5 triệu đồng/tháng.
Mô tả ảnh.
Đường truyền FTTH của FPT Telecom được quảng cáo lên tới 8Mbps, nhưng Công ty ASVC chỉ nhận được hoạt động chập chờn ở tốc độ 1/5 so với cam kết.
“Lúc đầu chúng tôi khá tin tưởng vào FPT vì đây là loại đường truyền công nghệ quang được quảng cáo là công nghệ hiện đại nhất. Nhưng ngay từ ngày đầu tiên chúng tôi đã thất vọng với chất lượng dịch vụ”, đại diện Công ty ACSV chia sẻ với Hộp thư Bảo vệ khách hàng của VietNamNet.
Theo đó, băng thông quốc tế đo được của đường truyền chỉ vào khoảng 200KB/s. Trong khi quảng cáo của FPT về đường truyền này lên tới 8Mb/s, tức là khoảng 1024KB/s - gấp 5 lần con số đo được thực tế.
Bỏ qua chất lượng băng thông, công ty này tiếp tục dùng đường truyền FPT. Nhưng chỉ khoảng hơn 2 tháng dùng dịch vụ, ACSV phải chịu cảnh rớt mạng khoảng 15 - 20 lần. Theo lời kể của đại diện công ty, kỹ thuật viên đã phải trực tiếp xuống sửa 4 lần.
“Sau mỗi lần xuống, chúng tôi đều nhận được lời hứa sẽ khắc phục triệt để hiện tượng. Rất may chúng tôi vẫn giữ đường truyền của VNN, chỉ giảm gói cước, thế nhưng điều tôi cảm thấy là gói cước gần thấp nhất của VNN mà tốc độ còn xấp xỉ so với đường truyền cáp quang của FPT”, anh Nguyễn Minh, đại diện Công ty ACSV, nói.
Ngày 15/7, đường truyền FPT lại chết, ACSV gọi hỗ trợ kỹ thuật ngay từ sáng sớm, và chờ đợi, thậm chí gọi trực cả nhân viên được phân công nhưng không có hồi âm. Theo cam kết của hợp đồng, kỹ thuật viên sẽ có mặt hỗ trợ trong vòng 3 giờ kể từ khi có yêu cầu của khách hàng.
“Chúng tôi rất muốn hủy hợp đồng của FPT, nhưng FPT đã bắt khách hàng ký bản cam kết phải nộp 15 triệu đồng, thì mới được hủy”, anh Minh nói.
Lỡ cam kết, yếu cũng phải dùng
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đại diện FPT Telecom cho biết hiện tượng đường truyền của Công ty ACSV không ổn định là do “đứt cáp tại mấu nối ngoài trụ điện”.
“Lỗi đứt cáp có thể do tại trụ điện có nhiều nhà cung cấp viễn thông neo cáp, và khi các nhà viễn thông bảo trì trên trụ có giẫm đạp lên các mấu nối gây ảnh hưởng đến đường truyền của Công ty ACSV”, bà Vũ Thị Phương Linh, Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng - Chi nhánh Tân Bình, Công ty FPT Telecom, giải thích.
Đại diện FPT cũng cho biết đã khắc phục hiện tượng bằng cách neo cáp lên cao hơn, đồng thời khảo sát lại các tập điểm gần hơn cho khách hàng này.
Về việc khách hàng muốn cắt hợp đồng thì phải nộp 15 triệu đồng, bà Linh cho biết lý do vì khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại của công ty. Số tiền đó là chi phí cho các thiết bị đã cấp cho khách hàng như: Modem, converter; 01 IP tĩnh; số tiền đã giảm cước cho khách hàng trong 4 tháng đã sử dụng và dẫn cáp quang đến nhà khách hàng…
Để tham gia chương trình khuyến mại này, khách hàng phải cam kết sử dụng trong vòng tối thiểu 12 tháng. Dù đường truyền có vấn đề, nhưng Công ty ACSV mới sử dụng được 4 tháng (tháng 3 đến tháng 7/2009) nên phải nộp tiền “bồi thường cam kết” mới được hủy hợp đồng.
*
Hải Phương
http://vietnamnet.vn/bvkh/daynong/2009/08/863693/