terabyte
Banned
Mặc dù cấu hình không mấy ấn tượng nhưng để có được cái mác "Made in USA", Motorola đã phải chấp nhận trả cái giá rất đắt cho Moto X. Ngay cả chiếc iPhone đắt tiền nhất có chi phí sản xuất vẫn thấp hơn Moto X phiên bản giá rẻ nhất.
Được Motorola giới thiệu là chiếc điện thoại cao cấp được chế tác vô cùng tinh tế, chẳng ai ngạc nhiên khi chi phí sản xuất của Moto X là rất cao. Tuy nhiên cao đến 221 USD thì chắc hẳn sẽ khiến khối người phải bất ngờ. Phiên bản quốc tế của chiếc điện thoại này được bán với giá 579 USD hoặc 199 USD nếu ký hợp đồng với nhà mạng. Trong khi đó, phiên bản đắt tiền nhất của iPhone 5 chỉ tiêu tốn Apple 167,50 USD để chế tạo. Đây là sự chênh lệch cực lớn.
Tuy nhiên, bi kịch là ở chỗ cái giá đắt đỏ kia không đồng nghĩa với linh kiện bên trong của Moto X thuộc hàng siêu hạng. Nếu bạn xem qua cấu hình thì chắc hẳn cũng đoán được bên trong chiếc máy này không có nhiều điều bất ngờ.
Theo AllThingsD phân tích từ IHS, hãng nổi tiếng với việc tháo tung các sản phẩm công nghệ đình đám, bên trong Moto X là chipset Qualcomm Snapdragon S4 ra mắt từ hơn một năm nay và 2 chip đặc biệt từ Texas Instruments đảm nhiệm tất cả tính năng quan trọng của máy. Công bằng mà nói, nếu cách đây 2 năm, sức mạnh của chipset này có thể vẫn còn sánh được với các dòng điện thoại đời mới nhưng hiện tại, với chu kỳ 6 tháng ra nâng cấp một lần thì nó đã lỗi thời.
Trang iFixit cũng đã tháo tung Moto X vào thứ 6 vừa qua và xác nhận rằng bên trong chiếc điện thoại này là chipset Qualcomm S4 Pro lõi kép khá cũ kỹ. Thậm chí Nexus 4 vừa mới giảm giá xuống còn 199 USD của Google còn được trang bị chip lõi tứ. Hiện tại chỉ có các điện thoại Windows Phone 8 là vẫn sử dụng dòng chip như Moto X nhưng công bằng mà nói, hệ điều hành của Microsoft chưa bao giờ được đánh giá cao trong cuộc đua về cấu hình. Tuy vậy, pin 2200 mAh có vẻ cũng thuộc hàng khá so với các smartphone Android khi chỉ sử chip lõi kép. Màn hình của máy cũng chỉ dừng ở 720p và không hổ trợ mở rộng dung lượng bằng thẻ nhớ.
Mặc dù vậy, Moto X vẫn được kỳ vọng sẽ là đối trọng của các dòng điện thoại cao cấp đang làm mưa làm gió hiện nay như Galaxy S4, HTC One, iPhone 5 cũng như Xperia Z. Cấu hình tuy kém hơn nhưng chiếc điện thoại đầu bảng của Motorola lại có những con át chủ bài như camera tốc độ cao, khả năng điều khiển bằng giọng nói tiên tiến và hàng loạt các tùy biến về thiết kế.
Nếu xét về cấu hình, Moto X thậm chí còn thua cả Nexus 4
Nhà phân tích Wayne Lam chia sẻ quan điểm với AllThingsD: "Điều mà Google và Motorola đang làm không phải chơi trò 'bự hơn là tốt hơn' mà mọi người đang tham dự. Họ tìm cách để tạo sự khác biệt bằng cách gói gọn và đẩu trải nghiệm của người dùng đi theo một hướng mới".
Một trong những hướng mới đó chính là tính năng giúp cho người dùng có thể tùy biến chiếc điện thoại của mình một cách cực kỳ chi tiết. Ngoài 2 màu cơ bản là trắng và đen, người dùng còn có thể cá nhân hóa chiếc điện thoại của mình bằng những ánh màu, đường vân, khắc chữ... Những yêu cầu này sẽ được thực hiện ngay tại nhà máy của Motorola ở Texas với những thiết bị công nghệ cao chứ không đơn thuần chỉ là tô điểm sơ sài như các hãng khác.
Thế nhưng, nguyên nhân chính dẫn đến chi phí sản xuất cao tót mù của Moto X không gì khác hơn là cái mác "made in USA". Tất cả các công đoạn từ thiết kế, điều chỉnh cho tới sản đều được thực hiện ở Mỹ, nơi chi phí nổi tiếng là vô cùng đắt đỏ. Hầu hết các hãng công nghệ khác bao gồm cả Apple đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận nên chuyển khâu gia công sang các hãng thứ 3, vốn có các nhà máy ở Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) nơi tiền lương nhân công vô cùng rẻ mạt. Dĩ nhiên, kèm theo đó là rủi ro về tiết lộ công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm kém đi nhưng cơ bản là mức lợi nhuận họ thu được vẫn lấn át những hiểm họa này. Đơn cử chính là hàng triệu iPhone lỗi bị Apple trả về nhưng hãng vẫn lãi lớn.
"Motorola phải trả cái giá cao cho một chiếc điện thoại được làm tại Mỹ, tuy nhiên điều này cũng cho họ khả năng tùy biến (theo yêu cầu của khách hàng) một cách dễ dàng".
IHS cho biết tổng giá trị các linh kiện của Moto X là 209 USD trong khi đó cái mác "made in USA" là 12 USD, nâng tổng chi phí là 221 USD. Nếu được sản xuất ở Châu Á thì chi phí gia công chỉ từ 7 đến 8 USD. Chênh lệch từ 4 đến 5 USD nghe có vẻ không nhiều nhưng thực chất nếu sản xuất hàng loạt thì có thể thể tiết kiệm được cả trăm triệu USD, đủ sức biến từ lỗ nặng thành lời to.
Điện thoại vỏ bằng gỗ? Chỉ có thể là Moto X hoặc những điện thoại siêu sang
Hiện tại, cửa hàng Moto Maker đã được mở từ thứ 3 vừa qua cho phép các khác hàng có thể cá nhân hóa chiếc điện thoại của mình từ màu sắc, hình nền cho tới Google ID. Một số tính năng khác rất thú vị nhưng hiện tại vẫn chưa chưa được đưa vào như nắp lưng gỗ và khắc tin nhắn.
Bạn nghĩ sao về Moto X, liệu sự khác biệt có giúp nó thành công hay không trong bối cảnh người người, nhà nhà đều thích chạy đua vũ trang về cấu hình?
Được Motorola giới thiệu là chiếc điện thoại cao cấp được chế tác vô cùng tinh tế, chẳng ai ngạc nhiên khi chi phí sản xuất của Moto X là rất cao. Tuy nhiên cao đến 221 USD thì chắc hẳn sẽ khiến khối người phải bất ngờ. Phiên bản quốc tế của chiếc điện thoại này được bán với giá 579 USD hoặc 199 USD nếu ký hợp đồng với nhà mạng. Trong khi đó, phiên bản đắt tiền nhất của iPhone 5 chỉ tiêu tốn Apple 167,50 USD để chế tạo. Đây là sự chênh lệch cực lớn.
Tuy nhiên, bi kịch là ở chỗ cái giá đắt đỏ kia không đồng nghĩa với linh kiện bên trong của Moto X thuộc hàng siêu hạng. Nếu bạn xem qua cấu hình thì chắc hẳn cũng đoán được bên trong chiếc máy này không có nhiều điều bất ngờ.
Theo AllThingsD phân tích từ IHS, hãng nổi tiếng với việc tháo tung các sản phẩm công nghệ đình đám, bên trong Moto X là chipset Qualcomm Snapdragon S4 ra mắt từ hơn một năm nay và 2 chip đặc biệt từ Texas Instruments đảm nhiệm tất cả tính năng quan trọng của máy. Công bằng mà nói, nếu cách đây 2 năm, sức mạnh của chipset này có thể vẫn còn sánh được với các dòng điện thoại đời mới nhưng hiện tại, với chu kỳ 6 tháng ra nâng cấp một lần thì nó đã lỗi thời.
Trang iFixit cũng đã tháo tung Moto X vào thứ 6 vừa qua và xác nhận rằng bên trong chiếc điện thoại này là chipset Qualcomm S4 Pro lõi kép khá cũ kỹ. Thậm chí Nexus 4 vừa mới giảm giá xuống còn 199 USD của Google còn được trang bị chip lõi tứ. Hiện tại chỉ có các điện thoại Windows Phone 8 là vẫn sử dụng dòng chip như Moto X nhưng công bằng mà nói, hệ điều hành của Microsoft chưa bao giờ được đánh giá cao trong cuộc đua về cấu hình. Tuy vậy, pin 2200 mAh có vẻ cũng thuộc hàng khá so với các smartphone Android khi chỉ sử chip lõi kép. Màn hình của máy cũng chỉ dừng ở 720p và không hổ trợ mở rộng dung lượng bằng thẻ nhớ.
Mặc dù vậy, Moto X vẫn được kỳ vọng sẽ là đối trọng của các dòng điện thoại cao cấp đang làm mưa làm gió hiện nay như Galaxy S4, HTC One, iPhone 5 cũng như Xperia Z. Cấu hình tuy kém hơn nhưng chiếc điện thoại đầu bảng của Motorola lại có những con át chủ bài như camera tốc độ cao, khả năng điều khiển bằng giọng nói tiên tiến và hàng loạt các tùy biến về thiết kế.
Nếu xét về cấu hình, Moto X thậm chí còn thua cả Nexus 4
Nhà phân tích Wayne Lam chia sẻ quan điểm với AllThingsD: "Điều mà Google và Motorola đang làm không phải chơi trò 'bự hơn là tốt hơn' mà mọi người đang tham dự. Họ tìm cách để tạo sự khác biệt bằng cách gói gọn và đẩu trải nghiệm của người dùng đi theo một hướng mới".
Một trong những hướng mới đó chính là tính năng giúp cho người dùng có thể tùy biến chiếc điện thoại của mình một cách cực kỳ chi tiết. Ngoài 2 màu cơ bản là trắng và đen, người dùng còn có thể cá nhân hóa chiếc điện thoại của mình bằng những ánh màu, đường vân, khắc chữ... Những yêu cầu này sẽ được thực hiện ngay tại nhà máy của Motorola ở Texas với những thiết bị công nghệ cao chứ không đơn thuần chỉ là tô điểm sơ sài như các hãng khác.
Thế nhưng, nguyên nhân chính dẫn đến chi phí sản xuất cao tót mù của Moto X không gì khác hơn là cái mác "made in USA". Tất cả các công đoạn từ thiết kế, điều chỉnh cho tới sản đều được thực hiện ở Mỹ, nơi chi phí nổi tiếng là vô cùng đắt đỏ. Hầu hết các hãng công nghệ khác bao gồm cả Apple đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận nên chuyển khâu gia công sang các hãng thứ 3, vốn có các nhà máy ở Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) nơi tiền lương nhân công vô cùng rẻ mạt. Dĩ nhiên, kèm theo đó là rủi ro về tiết lộ công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm kém đi nhưng cơ bản là mức lợi nhuận họ thu được vẫn lấn át những hiểm họa này. Đơn cử chính là hàng triệu iPhone lỗi bị Apple trả về nhưng hãng vẫn lãi lớn.
"Motorola phải trả cái giá cao cho một chiếc điện thoại được làm tại Mỹ, tuy nhiên điều này cũng cho họ khả năng tùy biến (theo yêu cầu của khách hàng) một cách dễ dàng".
IHS cho biết tổng giá trị các linh kiện của Moto X là 209 USD trong khi đó cái mác "made in USA" là 12 USD, nâng tổng chi phí là 221 USD. Nếu được sản xuất ở Châu Á thì chi phí gia công chỉ từ 7 đến 8 USD. Chênh lệch từ 4 đến 5 USD nghe có vẻ không nhiều nhưng thực chất nếu sản xuất hàng loạt thì có thể thể tiết kiệm được cả trăm triệu USD, đủ sức biến từ lỗ nặng thành lời to.
Điện thoại vỏ bằng gỗ? Chỉ có thể là Moto X hoặc những điện thoại siêu sang
Hiện tại, cửa hàng Moto Maker đã được mở từ thứ 3 vừa qua cho phép các khác hàng có thể cá nhân hóa chiếc điện thoại của mình từ màu sắc, hình nền cho tới Google ID. Một số tính năng khác rất thú vị nhưng hiện tại vẫn chưa chưa được đưa vào như nắp lưng gỗ và khắc tin nhắn.
Bạn nghĩ sao về Moto X, liệu sự khác biệt có giúp nó thành công hay không trong bối cảnh người người, nhà nhà đều thích chạy đua vũ trang về cấu hình?
Tham khảo cnet