Mạch âm thanh (DAC) trên TV Samsung 4K UHD KUxxx

dangthanhthe

Well-Known Member
Em ko biết nên đưa vấn đề cần hỏi này vào mục thiết bị nào nên mạn phép các bác đưa vào đây :).

Vấn đề em gặp phải như sau. Trên con TV SS 4K UHD KU series, phần Âm thanh nếu chọn Cổng xuất Optical thì nó có 3 option ( PCM - Dobly Digital - DTS Neo 2:5). Theo em dò hỏi mấy em kỹ thuật bên chăm sóc khách hàng thì đây là lựa chọn của SS cho âm thanh xuất ra Sound Bar. Tuy nhiên, khi em chọn DTS Neo và đưa thẳng và REC/AMP thì nó báo Input là DTS 5.1 - 48kHz, bất kể nguồn phát là wav 44.1kHZ hay MP3.

Như vậy, có nghĩa là mạch DAC (hay cái gì đó tương tự) trong TV đã làm Upmix PCM stereo lên DTS 5.1 - 48kHZ. Tương tự như vậy, em có thử trên Oppo 203, cũng có phần Audio Output là DTS thì xuất bằng HDMI đoàng hoàng nhưng REC vẫn chỉ ghi nhận đầu vào là PCM 2 kênh.

Các bác cho em hỏi về cái mạch DAC của TV Samsung như vậy là sao (em đọc các tài liệu của SS thì ko thấy nói gì) và có thiết bị/ phầm mềm nào có tính năng tương tự hay ko ạ ?
 

fRzzy

Member
cái đó không phải DAC đâu bác, nó là cái mạch encode tín hiệu âm thanh trước khi xuất ra thôi... nói chung bất kể nguồn âm thanh là gì nó cũng sẽ transcode thành AC3 (nếu chọn Dolby Digital) hoặc DTS (nếu chọn DTS Neo) hoặc thuần để PCM (nếu chọn PCM) - tất cả đều là 5.1 (upmix nếu cần)

nói chung bác không nên coi cái TV là cái nguồn phát tử tế, trừ khi bác xem mấy thứ online kiểu như YouTube thì out âm thanh ra receiver để chống điếc thôi...
 

ngdhieu

Well-Known Member
Về nguyên tắc, cổng output của TV chỉ nên để xuất âm những tín hiệu mà chỉ có cái TV có thể phát ra: Youtube, Internet, chương trình TV, FM, v.v....
Nếu có đầu phát xịn hơn, thì nên xuất âm thanh từ đầu phát đó ra thẳng ampli.
 

dangthanhthe

Well-Known Member
cái đó không phải DAC đâu bác, nó là cái mạch encode tín hiệu âm thanh trước khi xuất ra thôi... nói chung bất kể nguồn âm thanh là gì nó cũng sẽ transcode thành AC3 (nếu chọn Dolby Digital) hoặc DTS (nếu chọn DTS Neo) hoặc thuần để PCM (nếu chọn PCM) - tất cả đều là 5.1 (upmix nếu cần)

Có thiết bị hoặc cách nào mà tương tự (encode tín hiệu âm thanh) không bác ?
 

trung224

Well-Known Member
Có thiết bị hoặc cách nào mà tương tự (encode tín hiệu âm thanh) không bác ?
Không có vì không ai đi đường vòng vậy cả. Nếu tín hiệu đã sẵn là DTS đa kênh thì dĩ nhiên sẽ đưa ra DTS. Còn nếu là wav 44,1kHz hay mp3 (tức là tín hiệu 2 kênh) thì với các thiết bị khác người ta chuyển thẳng về PCM 2 kênh luôn cho tiện và chuẩn, cần gì phải qua thêm một bước chuyển đổi về DTS 5 kênh làm gì nữa
 

fRzzy

Member
nói chung em nghĩ bác cứ làm thế này cho gọn, em đoán là bác có một cái receiver?

tất cả mọi thứ bác cứ cắm hết vào receiver cho em, từ loa các kiểu cho tới đủ thứ nguồn phát... nối một cái dây HDMI từ receiver lên TV thôi, nếu TV hoặc receiver của bác không hỗ trợ ARC thì nối thêm một dây optical từ opt out của TV vào opt in của receiver...

âm thanh từ các nguồn sẽ do thằng receiver xử lý, còn những âm thanh bắt nguồn từ TV nói chung em cho rằng đều là các nguồn chất lượng thấp (YouTube, apps???) bác không cần để ý chuẩn này chuẩn kia mã hoá này nọ làm gì, xác định là nghe cho có thôi...
 

dangthanhthe

Well-Known Member
em không hiểu ý bác muốn gì? bác nói rõ mục đích em dễ đoán hơn...

Vì em thích nghe nhạc đa kênh (bằng nhiều loa) hơn. Có thể tai em bị sao đó nhưng sau một thời gian loay hoay em vẫn thấy nghe đa kênh hay hơn 2 kênh. Đặc biệt, các REC/AVR đời cao đều cho phép chỉnh dải tần cho từng loa. Loa nào mạnh về dải nào thì ưu tiên dải tần vùng đó cho nó.

http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/...n/nhac-da-kenh-kho-dung-mot-minh-1482782.html
"... Nói chung, ở hầu hết các công đoạn, thiết kế âm nhạc âm thanh vòm không thể vượt qua được cái gốc ban đầu stereo của nó được cho dù cũng đã có một số ngoại lệ. Chẳng hạn như tay chơi keyboard Jerry Harrison của bạn nhạc rock Talking Head và một kỹ sư tên Thorngren đã làm đĩa master với âm thanh 5.1 với 8 album của ban nhạc. Thử nghe bài "Found a Job" từ album More Songs About Buildings and Food chẳng hạn với cách mà cây ghi-ta của David Byrne và Harrison chạy vòng từ loa trước tới loa sau và cách mà phần đệm đảo phách cuối bài trình diễn một âm sắc phức hợp đa lớp giữa ghi-ta, tiếng vỗ tay, keyboard… tạo nên một âm trường giao thoa đầy ấn tượng. Sau khi nghe phiên bản này thì phiên bản stereo trở nên tầm thường hơn hẳn."

Ngoài ra, em thuộc diện "nghiện bass", rất thích dãi trầm xuống sâu thẳm khi nghe Chillout, Neo-classic ... Cái này phải có SUB điện => phải có đa kênh

Mô hình nghe nhạc của em hiện tại là:

- Các đĩa SACD, các file Hi-res từ 24bit/48kHz trở lên, đa kênh thì em cho chạy DAC (đầu Oppo giải mã và xuất đa kênh luôn) - REC (chế độ Multi-channel stereo), khổ cái nhạc Việt ko có thể loại này
- Các file dưới 24/48 hoặc chỉ có 2 kênh thì em cho chạy qua DAC - Tivi (nó upmix lên 24/48 DTS 6 kênh) - REC (chế độ Multi-channel stereo)

Có điều mỗi khi nghe nhạc kiểu này lại phải mở cả TV nên em muốn tìm thiết bị/phương pháp nào đó tương tự cho đỡ phải chạy qua TV.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngdhieu

Well-Known Member
Vì em thích nghe nhạc đa kênh (bằng nhiều loa) hơn.

Có điều mỗi khi nghe nhạc kiểu này lại phải mở cả TV nên em muốn tìm thiết bị/phương pháp nào đó tương tự cho đỡ phải chạy qua TV.

Giải pháp
1. Convert tất cả các file stereo sang DTS, DD, AC3 v.v... dùng phần mềm: Cần có kiên nhẫn (=thời gian ngồi convert files).

2. Giải pháp phần cứng:
Dùng AVR chạy DTS giả lập. Thế là xong. Thậm chí cắm vào cổng Analog nó cũng giả lập ra 5.1 kênh thoải mái.
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Giải pháp
1. Convert tất cả các file stereo sang DTS, DD, AC3 v.v... dùng phần mềm: Cần có kiên nhẫn (=thời gian ngồi convert files).

2. Giải pháp phần cứng:
Dùng AVR chạy DTS giả lập. Thế là xong. Thậm chí cắm vào cổng Analog nó cũng giả lập ra 5.1 kênh thoải mái.

Hi hi, em thử hết rồi mấy cách này rồi. AVR sở trường của nó là giải mã DTS, để nó giải mã PCM là phí cái DAC của nó rồi. Để nó giải mã PCM thì nó tương đương với AMP 2ch tầm 1/3 giá tiền, để nó giải mã DTS thì gần như tương đương AMP 2ch cùng giá. Trường hợp cắm analog vào nó thì có thể âm lượng to hơn nhưng nghe hi-res thì kém chi tiết hơn hẳn. Giải pháp cắm Analog chỉ tốt hơn khi AVR cấp thấp, ko có chip DAC giải mã tích hợp bên trong.

Nếu convert bằng tay thì em để nó chạy qua TV còn hay hơn nhiều. 24/48kHz đó bác, gần như Hi-res luôn. Chính vì thế em mới tò mò về cái mạch âm thanh này của Samsung.

Bên mục Nhạc số, các bác có nói về mấy con DAC Hi-end sử dụng nhiều Chip DAC kết hợp với nhau. Em đang nghĩ cách tự ghép như vậy để thoả mãn "khoái" nghe đa kênh. Như vậy, hiện tại em đang dùng DAC, giải mã, đẩy lên Tivi, dùng mạch (chưa biết tên) để x 6 lần thành 6 kênh, upmix lên 24bit/48kHz DTS 5.1, chuyển tín hiệu DTS này xuống AVR để nó giải mã lần 2 ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngdhieu

Well-Known Member
Đọc kỹ lại, thấy bác nghe toàn ở chế độ Multi-channel Stereo.
Nghĩa là không cần phải giả lập DTS hay convert gì cả.
Cứ để thế mà nghe thôi.
Multi-channel stereo thì với cả ngõ RCA analog AVR nó cũng làm được.
Thích nhiều bass thì cứ cắm sub điện vào AVR chỉnh cắt tần phù hợp là sub ra tiếng thôi. Chả có gì phức tạp.
Ngay cả amp 2 kênh, nếu thích chơi sub người ta vẫn làm được. (1 power amp 2 kênh + mạch sub/equalizer + loa sub cỡ lớn).

Còn nghe hay hay dở thì có lẽ phụ thuộc vào AVR và đôi tai của người nghe rồi.... hi hi....
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Đọc kỹ lại, thấy bác nghe toàn ở chế độ Multi-channel Stereo.
Nghĩa là không cần phải giả lập DTS hay convert gì cả.
Cứ để thế mà nghe thôi.
Multi-channel stereo thì với cả ngõ RCA analog AVR nó cũng làm được.
Thích nhiều bass thì cứ cắm sub điện vào AVR chỉnh cắt tần phù hợp là sub ra tiếng thôi. Chả có gì phức tạp.
Ngay cả amp 2 kênh, nếu thích chơi sub người ta vẫn làm được. (1 power amp 2 kênh + mạch sub/equalizer + loa sub cỡ lớn).

Còn nghe hay hay dở thì có lẽ phụ thuộc vào AVR và đôi tai của người nghe rồi.... hi hi....

Khác rất nhiều đó bác, bác xem lại bài báo em để bên trên kia ạ. Cut được âm siêu trầm ra sub điện thì đúng là AMP 2ch cũng làm được nhưng chất lượng như thế nào mới quan trọng. Có nhiều thằng còn ko bắt để cut được âm siêu trầm cơ. Riêng AMP/REC của Vitor/JVC thì hoàn toàn ko phản ứng với nhạc 2ch luôn. Em lọ mọ khá nhiều, riêng dòng REC Denon có AL24 Processing trở lên cut sub mới hiệu quả (dòng Anthem REC cao cấp em chưa được thử)

Các loa cột có trên 2 loa bass, thường chỉ có 1 loa chủ động, còn lại đều là loa thụ động/ cộng hưởng (ko có tín hiệu vào trực tiếp mà cộng hưởng từ loa chủ động). Sub điện nếu có cũng theo nguyên tắc này. Âm bass trầm được phân tần sao cho có thể tạo cộng huưg/ giao thoa với các loa có khả năng phát dải tần số thấp như cặp front và loa center mới quyết định nó hay or không. Với AMP 2ch và các REC kém, nó cắt tần âm trầm thẳng tắp luôn, phát ra thành "cãi nhau" với cặp front ngay.

Multi channel stereo cũng ko như nhiều người nghĩ là phát đồng thời các loa. Một số dòng REC (nhất là Sony) nó phát kiểu đồng thời đó nghe như cãi nhau luôn :(. Bản thân stereo = 2ch rồi thì cái thuật ngữ Mutli Ch stereo nó tưởng như thành vô lý. Khác với các chuẩn DTS cho phim tạo âm thanh vòm, multi ch stereo là thuật toán phân chia tầm số. Stereo ở đây là phát 2 vế loa trái phải tương ứng, cắt tần số cho từng loa để tạo âm trường giao thoa (ví dụ trong các bản nhạc nhiều nhạc cụ, tự nhiên có tiếng tỉa guitar thì nó chuyển cho loa surroud, loa front vẫn phát nhưng nhỏ hơn và "vuốt đuôi" tiếng guitar đó. Các bản guitar solo thì ngược lại, loa font phát chính, sur "vuốt đôi" tạo hiệu ứng). Riêng loa center vì chỉ có 1 loa, nó ưu tiên cho dải trung trầm ở đây, rõ ràng nhất với bộ kèn (trumpet rõ nhất rồi đến sax ...).Tương tự, loa font đảm nhận vai trò phát vocal chủ đạo và tạo hiệu ứng giao thoa cho center ....

Với các REC cao cấp, hầu hết tính năng Multi này mới rõ nét. Ruột máy kết cấu kiểu mono block, tức 2 khối đối xứng, xử lý riêng biệt (chung nhau mỗi cái biến áp cách ly). NGoài ra, nó cho phép tuỳ chỉnh âm lượng cho từng dải tần số, ở từng loa.... và ghi nhớ cho từng user. Người dùng có kiến thức và khả năng "thầm âm" còn có nhiều lựa chọn nữa

Điểm khác biệt của REC với Amply 2ch ở chỗ đó. AMP ko cho lựa chọn, nó chỉ đơn thuần là khếch đại/lọc nhiễu/ cân bằng bass treble. Còn REC nó có riêng cái DSP Simulation, con chip và mạch này mỗi hãng một khác nhau, mỗi model lại khác nhau .. tạo ra các bản Multi channel stereo khác nhau. Quan trọng là phải thể hiện được " ...cách mà cây ghi-ta của David Byrne và Harrison chạy vòng từ loa trước tới loa sau và cách mà phần đệm đảo phách cuối bài trình diễn một âm sắc phức hợp đa lớp giữa ghi-ta, tiếng vỗ tay, keyboard… tạo nên một âm trường giao thoa đầy ấn tượng.."
 
Chỉnh sửa lần cuối:

fRzzy

Member
bác bị lan man rồi... nói chuyện về kỹ thuật thì cô đọng thôi bác đưa cảm xúc vào làm gì...

trong cái nhu cầu của bác có nhiều vấn đề con, trước tiên là về chuyện phân tần phần trầm để dùng loa subwoofer, cái công việc này hiện tại receiver làm tốt hơn rất nhiều so với phần lớn các amplifier 2 kênh; một số amp 2 kênh có sub out nhưng thực tế là nó chỉ gom tín hiệu của 2 kênh lại, chạy qua cái low pass filter thôi, ghép sub với main mà chỉnh crossover trên sub lệch là bị chọi nhau ngay, cái khó là muốn biết thế nào là đúng rất khó, vì có thể nó đánh tốt với bản này lại dở với bản kia, chưa kể phần giao thoa lại bị cộng hưởng triệt tiêu hiệu chỉnh pha lung tung nói chung là rất khó setup thêm cái sub để nghe nhạc mà dùng amp 2 kênh phổ biến.

việc này một cái receiver đàng hoàng làm được từ gần hết cho đến hết, nên em đồng quan điểm với bác về chuyện muốn nghe nhạc nhiều hơn 2 kênh thì nên dùng một cái receiver...

vấn đề tiếp theo là chuyện giải mã, bác nhầm khi cho rằng ưu điểm của receiver là giải mã DTS chứ không phải PCM, em lưu ý thống nhất định nghĩa một chút là từ DTS qua PCM là giải mã còn từ PCM qua tín hiệu Analog là chuyển đổi tín hiệu... trước giờ mọi người gọi cái cục DAC là bộ giải mã là sai toét hết, bản thân cái chữ C là viết tắt của Conversion chứ không phải là Decoding.

việc giải mã từ DTS hay DD hay AAC hay MP3 hay nói chung là bất kỳ định dạng mã hoá âm thanh nào khác qua PCM là chuyện cực kỳ đơn giản, thiết bị nào cũng làm được với chất lượng cực cao, điểm khác nhau nằm ở tốc độ và/hoặc tiêu thụ năng lượng thôi... tuy nhiên để giải mã tín hiệu kiểu như DTS qua PCM thì cần phải có license của DTS, mọi receiver đều có nên nó có thể giải mã được, DAC 2 kênh hầu như không mua license nên không được làm (chứ không phải nó không làm được)

khi đã giải mã ra PCM rồi thì phần còn lại là phải chuyển qua tín hiệu Analog để chuyển qua bước khuyếch đại mới là cái khó, vì nó có thêm cái phần Analog, cái DAC nó vừa phải làm mềm tín hiệu vừa phải đảm bảo độ chi tiết không bị mất đi, vừa lo chống nhiễu, vừa phải đoán tín hiệu gốc để đảm bảo chính xác... nên DAC mới có đủ loại giá tiền từ $10 đến $10k luôn...

ngoài ra, tín hiệu đầu vào là 2 kênh mà muốn ra 6 kênh bác sẽ phải upmix, đầu vào 16bit 44.1kHz mà muốn ra 24bit 192kHz thì lúc đó phải upscale, bác lẫn lộn kiểu này muốn mày mò sẽ khó google...

quay trở lại vấn đề chính của bác là muốn nghe nhạc nhiều kênh, nếu nguồn nhạc là nhiều kênh sẵn rồi thì cứ thế mà nghe em không bàn, nhưng nếu nguồn là 2 kênh thì thế này...

bác không cần phải lôi thêm thằng TV vào làm gì cho nó lằng nhằng, cứ cắm thẳng vào receiver rồi chọn dùng DTS:Neo hoặc DTS:Neural hoặc Dolby Surround... mục đích của đám này là để upmix từ stereo thành đa kênh, đó là cách được khuyên dùng...

tuy nhiên làm theo cách đó mà kết quả không hợp tai bác thì anh em ở đây cũng không ai giúp được, vì tai mỗi người một khác, nhất là hầu hết mọi người đều nghe 2 kênh thì kinh nghiệm upmix sao cho vừa tai người khác chắc toàn bằng zero cả...
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Yeah, em sorry vì lan man. Đúng là mỗi người mỗi cảm nhận khác.

Em chỉ muốn hỏi về cái mạch âm thanh của Samsung thôi vì tìm mãi ko thấy tài liệu nào của nó nói.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Về nguyên lý thì nó là mạch upmix thôi mà, có gì là huyền bí đâu? AVR nào chả có?
Thậm chí nó còn không phải là 1 board rời, mà chỉ là 1 con chip và ít cái tụ cấp nguồn gắn trên cái board mạch chính của TV.
 

ngdhieu

Well-Known Member
bác bị lan man rồi... nói chuyện về kỹ thuật thì cô đọng thôi bác đưa cảm xúc vào làm gì...

trong cái nhu cầu của bác có nhiều vấn đề con, trước tiên là về chuyện phân tần phần trầm để dùng loa subwoofer, cái công việc này hiện tại receiver làm tốt hơn rất nhiều so với phần lớn các amplifier 2 kênh; một số amp 2 kênh có sub out nhưng thực tế là nó chỉ gom tín hiệu của 2 kênh lại, chạy qua cái low pass filter thôi, ghép sub với main mà chỉnh crossover trên sub lệch là bị chọi nhau ngay, cái khó là muốn biết thế nào là đúng rất khó, vì có thể nó đánh tốt với bản này lại dở với bản kia, chưa kể phần giao thoa lại bị cộng hưởng triệt tiêu hiệu chỉnh pha lung tung nói chung là rất khó setup thêm cái sub để nghe nhạc mà dùng amp 2 kênh phổ biến.

Cách tốt nhất để ghép sub khi dùng amp 2 kênh, là làm như bên âm thanh sân khấu:
1 cái active crossover + power amp 2 kênh + 2 loa sub riêng.

Còn trong phòng nghe gia đình, nếu nắm rõ đáp ứng tần số của loa chính (bắt đầu suy giảm ở tần số nào, suy giảm nhanh hay chậm) thì thậm chí có thể không cần dùng active crossover mà chỉ cần 1 mạch cắt tần đơn giản ghép chung với power amp.
Thường để cho khỏe, cứ cắt tần loa sub ở 40~60Hz thôi thì ít sợ chồng lấn với loa cột, do các loa cột có driver khá nhỏ, ở khoảng cách nghe thông thường 2m thì suy giảm âm trầm dưới 60Hz rất nhanh.

P/S: Các ý em ghi ở trên chỉ đúng khi chơi củ loa sub hơi đường kính lớn (40cm~) và power amp công suất cao (400W~/kênh RMS), các củ subwoofer này cho âm thanh trung thực xuống đến 28Hz hoặc hơn, các loại sub điện có kèm mạch amply thường dùng viền cao su rộng, độ méo rất cao nghe âm trầm rất giả, chỉ phù hợp nghe nhạc điện tử hoặc hiệu ứng âm thanh của cine.
 

fRzzy

Member
Còn trong phòng nghe gia đình, nếu nắm rõ đáp ứng tần số của loa chính (bắt đầu suy giảm ở tần số nào, suy giảm nhanh hay chậm) thì thậm chí có thể không cần dùng active crossover mà chỉ cần 1 mạch cắt tần đơn giản ghép chung với power amp.
Thường để cho khỏe, cứ cắt tần loa sub ở 40~60Hz thôi thì ít sợ chồng lấn với loa cột, do các loa cột có driver khá nhỏ, ở khoảng cách nghe thông thường 2m thì suy giảm âm trầm dưới 60Hz rất nhanh.
không đơn giản như thế đâu bác, chuyện phân tần là thứ đơn giản nhất, cái khó là chỉnh pha, time alignment này nọ để cái sub (hoặc 2 cái) nó thực sự "quyện" vào loa chính mới là thứ nhức đầu...

Âm thanh sân khấu cũng giống như âm thanh để xem phim, chất lượng âm thanh là hàng thứ yếu, khán giả bị phân tâm bởi không khí buổi biểu diễn cũng như hình ảnh diễn biến trên phim nên âm thanh có hơi lệch lạc chút cũng không quan trọng lắm, còn setup loa sub để nghe nhạc loằng ngoằng hơn nhiều đấy... lạ ở chỗ mấy cái AVR làm việc này rất tốt nhưng bị cái tiếng amp class D nghe nhạc không hay nên không mấy người dùng AVR ghép main với sub để nghe nhạc...
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Nhiều AVR đời cao đều là AB class đó bác. Cấu trúc 2 khối mono block luôn. Nhiều người bắt đầu với AVR rồi chuyển sang AMP 2ch còn em thì ngược lại.

Cái DSP Simulation trên AVR cũng như chip DAC trong bộ DAC vậy. Dùng nhiều chip DAC thường hay hơn vì lọc nhiều lớp và bổ sung cho nhau.

Một file 2ch muốn Upmix lên 6ch giữ nguyên chất lượng thì dung lượng thường gấp khoảng 3 lần, đẩy tần số lấy mẫu và bit depth lên thì còn khủng hơn nữa (6-10) lần nên em rất ấn tượng với khả năng nâng bit depth và tần số lấy mẫu của TV SS đó và chất lượng khi nghe nhạc hoàn toàn nột xác (nhất là file wav 44.1kHz/16bit và tụi thấp hơn). Đo đó mới hỏi các cao thu về thiết bị xem có thiết bị nào gọn nhẹ hơn, chất lượng hơn để thay thế hay ko.

(dùng 2 AVR em cũng thử rồi, AVR chọn giả lập DTS để xuất ra, đưa vào AVR khác ko được, vẫn là PCM 2ch 16/44.1 như thường)
 

dangthanhthe

Well-Known Member
không đơn giản như thế đâu bác, chuyện phân tần là thứ đơn giản nhất, cái khó là chỉnh pha, time alignment này nọ để cái sub (hoặc 2 cái) nó thực sự "quyện" vào loa chính mới là thứ nhức đầu...

Chuẩn luôn bác, tạo ra âm trường giao thoa hoàn hảo mới khó. Ko được thì nghe như cãi nhau luôn, và cho dù là AVR thì không phải AVR nào cũng làm tốt.

P/S: Các ý em ghi ở trên chỉ đúng khi chơi củ loa sub hơi đường kính lớn (40cm~) và power amp công suất cao (400W~/kênh RMS), các củ subwoofer này cho âm thanh trung thực xuống đến 28Hz hoặc hơn, các loại sub điện có kèm mạch amply thường dùng viền cao su rộng, độ méo rất cao nghe âm trầm rất giả, chỉ phù hợp nghe nhạc điện tử hoặc hiệu ứng âm thanh của cine.

Thanks bác. Kiến thức rất bổ ích cho chọn sub điện nghe nhạc. Trước em ko biết cái này nên chọn vất vả kinh, toàn phải đi vác về thử.
 
Bên trên