Lý do tại sao màn hình công nghệ AMD FreeSync lại hiện diện đa dạng và có giá hấp dẫn hơn Nvidia G-S

pegasus3390

Well-Known Member
fa6cac0db3.jpg


Nếu bạn vừa mua một card đồ họa Nvidia Pascal mới như chiếc GTX 1070 chẳng hạn, thì bạn sẽ muốn mua thêm một màn hình với công nghệ G-Sync để có thể tận dụng tối đa hiệu năng hiển thị. Tuy nhiên khi đến cửa hàng mua thì chúng ta lại nhận ra những chiếc màn hình hỗ trợ G-Sync so với những chiếc hỗ trợ AMD FreeSync lại đắt hơn và có ít lựa chọn hơn nhiều. Thị trường hiện nay có khoảng 20 mẫu màn hình hỗ trợ G-Sync trong khi đó có đến hơn 85 mẫu hỗ trợ FreeSync, và tất nhiên là công nghệ từ AMD có nhiều lựa chọn về kích thước màn hình, tốc độ làm tươi lẫn độ phân giải hơn đối thủ nhiều.

Tại sao lại xảy ra tình trạng này. Theo suy nghĩ thông thường chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ về việc phần cứng được trang bị thêm module G-Sync sẽ làm cho chi phí bản quyền cao hơn, nhưng đó không hẳn là câu trả lời đầy đủ bởi Nvidia hiện đang là dẻ dẫn đầu trên thị trường card đồ họa vậy thì việc các hãng màn hình lại hỗ trợ cho công nghệ có thị phần ít hơn không phải là một lựa chọn thông minh, thậm chí là phần lớn người dùng card Nvidia cũng sẽ “giàu có” hơn AMD.

Chúng ta sẽ đi qua các yếu tố về nhà sản xuất, độ phức tạp của vấn đề cũng như lý do thực sự tại sao các module G-Sync lại khá hạn chế trên thị trường.

Tốc độ làm tươi của màn hình G-Sync vs. FreeSync

Về cơ bản thì cả hai công nghệ này cho phép tinh chỉnh được tốc độ làm tươi của màn hình nhờ đó có thể đồng bộ được với tốc độ khung hình của máy tính. Điều này ngăn chặn hiện tượng “xé hình” khi mà tốc độ làm tươi k bắt kịp được với khung hình, và (gần như) loại bỏ tình trạng giật hình, tạo ra trải nghiệm chơi game mượt mà hơn.

fa550a5784.jpg


Công nghệ G-Sync thực hiện điều này thông qua việc tích hợp thêm một module phần cứng phù hợp bên trong mỗi màn hình tích hợp. Với FreeSync thì không cần phải trang bị thêm một module rời, tất cả được thực hiện thông qua cổng giao tiếp tiêu chuẩ DisplayPort (và gần đây còn có thêm HDMI). Tuy nhiên một lần nữa việc thêm một module riêng không phải toàn bộ lý do màn hình FreeSync rẻ hơn và đa dạng hơn.

Chi phí thiết kế

Các nhà sản xuất màn hình nói rằng module của Nvidia đòi hỏi nhiều không gian hơn bên trong màn hình và dù nếu đó không phải là vấn đề thì việc tạo ra một thiết kế riêng cho loại màn hình này cũng tăng chi phí phát triển, theo như đại diện của LG. Và khi so sánh thì cách tiếp cận của AMD mở hơn với việc các nhà sản xuất có thể tích hợp công nghệ ngay trên chính màn hình hiện tại của họ. Điển hình là màn hình FreeSync của LG thì nhiều tùy chọn với giá từ $279 với độ phân giải 1080p kích thước dưới 30 inch và tỷ lệ ultrawide 21:9. Còn với G-Sync thì chỉ có một lựa chọn màn hình 35 inch cong từ Acer với tốc độ làm tươi cao hơn, tuy nhiên cái giá lên đến $900.

fa5510315a.jpg


Thậm chí nếu nhà sản xất có thể bỏ tiền đầu tư và phát triển thì sản phẩm cuối cùng lại quá đắt đỏ và đồng nghĩa với việc doanh số không cao. Điều này khiến cho các nhà sản xuất phải xem xét về chi phí phát triển. Bởi việc bán được 10.000 chiếc màn hình có vẻ là nhiều thì thực tế cần phải bán đến 100.000 đơn vị sản phẩm mới có thể thu lại đủ chi phí phát triển. Thêm vào đó thì xu hướng làm viền màn hình ngày càng mỏng khiến rủi ro trong việc bán chậm các màn hình G-Sync càng tăng cao bởi chúng sẽ sớm bị lỗi thời.

Kém linh hoạt

Bên cạnh vấn đề về chi phí, các nhà sản xuất màn hình cảm thấy khó khăn khi tạo ra sự khác biệt cho các màn hình chạy G-Sync.

fa55198d41.jpg


Các nhà sản xuất màn hình như Eizo muốn đưa thêm tính năng mới vào trong màn hình chơi game của mình với tên gọi Smart Insight có thể kiểm soát được màu sắc và độ sáng phát ra, từ đó cải thiện khả năng quan sát hình ảnh trong các điều kiện sáng tối khác nhau. Tuy vậy tính năng này lại không thể trang bị lên các màn hình có G-Sync bởi vì module của Nvidia tự nó xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến tinh chỉnh màu sắc.

Các nhà sản xuất màn hình cũng gặp giới hạn về loại tín hiệu hình ảnh đầu vào. Tất cả màn hình G-Sync đều có một cổng DisplayPort và đôi khi có thêm cổng tín hiệu vào HDMI, nhưng chuẩn này lại không hỗ trợ đa dạng tốc độ làm tươi. Và chúng ta cũng sẽ không có màn hnfh G-Sync hỗ trợ hai cổng đầu vào (không hỗ trợ luôn DVI). Việc không hỗ trợ đa dạng tốc độ làm tươi đồng nghĩa với việc màn hình sẽ bắt buộc có cổng DisplayPort, và làm tăng chi phí sản xuất, bởi sợi cáp truyền tín hiệu của chuẩn DisplayPort đắt tiền hơn HDMI khi nhà sản xuất bán kèm (gần như toàn bộ đều bán kèm).

Câu trả lời từ Nvidia: vấn đề nằm ở giá trị mang lại, không phải chi phí.

Trong một bài phỏng vấn thì Tom Petersen, giám đốc marketing công nghệ của hãng không đặt nặng các vấn đề này mà nói rằng việc chi phí cao hơn để phát triển màn hình G-Sync sẽ đưa nó vào phân khúc cao hơn. Theo đó, đối với Nvidia, công nghệ G-Sync của hãng sẽ dành cho những sản phầm cao cấp và mạnh mẽ hơn so với FreeSync, bao gồm cả khả năng xử lý vấn đề về rớt khung hình, FreeSync chỉ có thể hoạt động tốt trong một khoảng tốc độ khung hình nhất định, trong khi đó Nvidia kiểm soát toàn bộ các thông số từ màu sắc màn hình, độ nhòe chuyển động và các yếu tố này có giá trị hơn những gì mà nhà sản xuất màn hình muốn đưa thêm vào.

fa55241d07.jpg


Nvidia nói rằng việc đưa thêm module của họ vào màn hình không phải là lý do chính khiến màn hình G-Sync tăng giá mà có nhiều thành phần tiêu chuẩn được thay thế (để hoạt động tốt hơn). Theo hãng thì họ muốn mang lại trải nghiệm chơi game cao cấp. Với những người dùng trung thành với sản phẩm cũng như công nghệ từ Nvidia và muốn trải nghiệm chơi game cùng với phần cứng thương hiệu này thì hãy chuẩn bị tinh thần sắm các màn hình cao cấp đi bởi công nghệ của hãng này không dành cho thị trường cấp thấp trong ngắn hạn.

 
Bên trên