Mặc dù iPhone mở cửa cho việc cài đặt ứng dụng từ nguồn bên ngoài tại Liên minh châu Âu (EU), nhưng chưa thật sự tự do và vẫn bị Apple ‘kìm hãm’.
Theo BGR, Apple đã mở cửa cho iPhone được phép tải ứng dụng từ cửa hàng bên thứ ba (sideloading) tại EU, kéo theo một loạt tính năng mới như cửa hàng ứng dụng độc lập, hệ thống thanh toán riêng, hỗ trợ các ứng dụng trò chơi đám mây và thay đổi trình duyệt mặc định.
Nhưng việc mở cửa tưởng chừng lợi ích này lại đi kèm gánh nặng, khi các nhà phát triển phải đứng giữa những lựa chọn khó khăn về các khoản phí mới do Apple đặt ra. Bên cạnh đó, cũng có một số rào cản khác khiến việc tải ứng dụng ngoài trên iPhone không dễ dàng. Hãy điểm qua những rào cản lớn khiến việc tải ứng dụng ngoài trên iPhone sẽ khó thành công.
Bức tường EU
Việc tải ứng dụng từ cửa hàng bên ngoài chỉ giới hạn ở các quốc gia thuộc khu vực EU. Apple sẽ ngăn chặn người dùng quốc tế khai thác khả năng này bằng cách kiểm tra địa chỉ thanh toán của tài khoản Apple ID, vị trí quốc gia hiện tại, cài đặt vùng trong iOS và loại thiết bị. Chính vì thế, giải pháp dùng VPN để ‘vượt rào’ sẽ không hiệu quả.
Lựa chọn khó khăn cho nhà phát triển
Nhà phát triển phải chọn giữa việc duy trì thỏa thuận cũ với Apple hoặc chấp nhận hợp đồng mới. Nếu đã chuyển sang hợp đồng mới sẽ không thể khôi phục trạng thái cũ. Nếu mạo hiểm với sideloading và không thành công, các nhà phát triển phải lập tài khoản mới và chuyển ứng dụng sang App Store, đây là một quá trình rất phức tạp và tốn công sức.
Buộc phải mở cửa chợ ứng dụng
Tiếp theo, các nhà phát triển phải tự tạo chợ ứng dụng riêng thay thế App Store. Nhưng họ sẽ không được ưu tiên bán ứng dụng của mình, mà phải mở cửa cho mọi nhà phát triển khác muốn bán ứng dụng thông qua cửa hàng của họ thay vì App Store.
Chợ ứng dụng bên thứ ba phải cho phép ứng dụng từ nhiều nhà phát triển khác nhau
APPLE
Thu hút người dùng tải xuống ứng dụng
Sau khi đã đồng ý cho phép các nhà phát triển khác đăng tải ứng dụng lên chợ ứng dụng độc lập, bước tiếp theo là làm sao để người dùng hào hứng tải xuống các ứng dụng này.
Để đạt được điều đó, các nhà phát triển cần thu hút người dùng đến trang web riêng để tải về chợ ứng dụng, nơi có thể tìm thấy các ứng dụng độc quyền của họ. Nhưng điều khó khăn là cộng đồng phát triển ứng dụng không thể chia sẻ thông tin về chợ ứng dụng của riêng họ lên App Store để người dùng nắm bắt. Vì Apple sẽ không giúp quảng bá chợ ứng dụng của bên thứ ba.
Thẩm định ứng dụng
Tất cả ứng dụng trong chợ ứng dụng đều phải được Apple phê duyệt (Notarization). Quy trình này không khắt khe như đánh giá trên App Store (có thể cấm ứng dụng dựa trên nội dung), nhưng Apple vẫn sẽ kiểm tra ứng dụng theo các quy tắc cụ thể.
Do đó, nếu Epic muốn bán Fortnite trong chợ ứng dụng của riêng họ như đã tuyên bố, họ sẽ phải tạo tài khoản nhà phát triển với Apple, thông qua đó tất cả ứng dụng trong cửa hàng của họ mới được xét duyệt.
Sự băn khoăn cho người dùng
Mọi khó khăn đều bắt nguồn từ đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) của EU, nên quá trình chuẩn bị ứng dụng sideloading sẽ khá dài đối với các nhà phát triển muốn tận dụng quy định DMA. Điều này có nghĩa là một số nhà phát triển vẫn sẽ cung cấp ứng dụng của họ trên App Store cho đến khi chợ ứng dụng độc lập của họ có thể hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, việc này vô tình tạo ra thách thức lớn cho người dùng, khi buộc phải chọn giữa việc tiếp tục sử dụng ứng dụng trên App Store, với sự tiện lợi và an toàn tương đối nhưng phải tuân theo điều khoản của Apple. Hoặc chuyển sang sử dụng ứng dụng từ chợ độc lập, có thể mất nhiều thời gian cài đặt, tiềm ẩn rủi ro hơn nhưng đem lại quyền tự do lựa chọn cao hơn. Đây là một quyết định không hề dễ dàng đối với nhiều người dùng.
Không hỗ trợ iPad
Trải nghiệm sideloading iOS theo quy định DMA chỉ dành cho iPhone, do đó thuật ngữ "sideloading iPhone" được sử dụng rộng rãi.
Mặc dù iPad chạy một phiên bản iOS tùy chỉnh, nhưng sẽ không được hỗ trợ sideloading ứng dụng, cửa hàng ứng dụng bên thứ ba hoặc phương thức thanh toán bên ngoài. Điều này càng khiến vấn đề tải xuống và quản lý dữ liệu ứng dụng trở nên phức tạp và gây khó khăn cho người dùng. Hãy tưởng tượng bạn phải sử dụng phiên bản Spotify khác nhau trên iPad và iPhone.
Sự phân biệt đối xử với iPad có thể xuất phát từ hai nguyên nhân:
Theo Thanh Niên
Theo BGR, Apple đã mở cửa cho iPhone được phép tải ứng dụng từ cửa hàng bên thứ ba (sideloading) tại EU, kéo theo một loạt tính năng mới như cửa hàng ứng dụng độc lập, hệ thống thanh toán riêng, hỗ trợ các ứng dụng trò chơi đám mây và thay đổi trình duyệt mặc định.
Nhưng việc mở cửa tưởng chừng lợi ích này lại đi kèm gánh nặng, khi các nhà phát triển phải đứng giữa những lựa chọn khó khăn về các khoản phí mới do Apple đặt ra. Bên cạnh đó, cũng có một số rào cản khác khiến việc tải ứng dụng ngoài trên iPhone không dễ dàng. Hãy điểm qua những rào cản lớn khiến việc tải ứng dụng ngoài trên iPhone sẽ khó thành công.
Bức tường EU
Việc tải ứng dụng từ cửa hàng bên ngoài chỉ giới hạn ở các quốc gia thuộc khu vực EU. Apple sẽ ngăn chặn người dùng quốc tế khai thác khả năng này bằng cách kiểm tra địa chỉ thanh toán của tài khoản Apple ID, vị trí quốc gia hiện tại, cài đặt vùng trong iOS và loại thiết bị. Chính vì thế, giải pháp dùng VPN để ‘vượt rào’ sẽ không hiệu quả.
Lựa chọn khó khăn cho nhà phát triển
Nhà phát triển phải chọn giữa việc duy trì thỏa thuận cũ với Apple hoặc chấp nhận hợp đồng mới. Nếu đã chuyển sang hợp đồng mới sẽ không thể khôi phục trạng thái cũ. Nếu mạo hiểm với sideloading và không thành công, các nhà phát triển phải lập tài khoản mới và chuyển ứng dụng sang App Store, đây là một quá trình rất phức tạp và tốn công sức.
Buộc phải mở cửa chợ ứng dụng
Tiếp theo, các nhà phát triển phải tự tạo chợ ứng dụng riêng thay thế App Store. Nhưng họ sẽ không được ưu tiên bán ứng dụng của mình, mà phải mở cửa cho mọi nhà phát triển khác muốn bán ứng dụng thông qua cửa hàng của họ thay vì App Store.
Chợ ứng dụng bên thứ ba phải cho phép ứng dụng từ nhiều nhà phát triển khác nhau
APPLE
Thu hút người dùng tải xuống ứng dụng
Sau khi đã đồng ý cho phép các nhà phát triển khác đăng tải ứng dụng lên chợ ứng dụng độc lập, bước tiếp theo là làm sao để người dùng hào hứng tải xuống các ứng dụng này.
Để đạt được điều đó, các nhà phát triển cần thu hút người dùng đến trang web riêng để tải về chợ ứng dụng, nơi có thể tìm thấy các ứng dụng độc quyền của họ. Nhưng điều khó khăn là cộng đồng phát triển ứng dụng không thể chia sẻ thông tin về chợ ứng dụng của riêng họ lên App Store để người dùng nắm bắt. Vì Apple sẽ không giúp quảng bá chợ ứng dụng của bên thứ ba.
Thẩm định ứng dụng
Tất cả ứng dụng trong chợ ứng dụng đều phải được Apple phê duyệt (Notarization). Quy trình này không khắt khe như đánh giá trên App Store (có thể cấm ứng dụng dựa trên nội dung), nhưng Apple vẫn sẽ kiểm tra ứng dụng theo các quy tắc cụ thể.
Do đó, nếu Epic muốn bán Fortnite trong chợ ứng dụng của riêng họ như đã tuyên bố, họ sẽ phải tạo tài khoản nhà phát triển với Apple, thông qua đó tất cả ứng dụng trong cửa hàng của họ mới được xét duyệt.
Sự băn khoăn cho người dùng
Mọi khó khăn đều bắt nguồn từ đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) của EU, nên quá trình chuẩn bị ứng dụng sideloading sẽ khá dài đối với các nhà phát triển muốn tận dụng quy định DMA. Điều này có nghĩa là một số nhà phát triển vẫn sẽ cung cấp ứng dụng của họ trên App Store cho đến khi chợ ứng dụng độc lập của họ có thể hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, việc này vô tình tạo ra thách thức lớn cho người dùng, khi buộc phải chọn giữa việc tiếp tục sử dụng ứng dụng trên App Store, với sự tiện lợi và an toàn tương đối nhưng phải tuân theo điều khoản của Apple. Hoặc chuyển sang sử dụng ứng dụng từ chợ độc lập, có thể mất nhiều thời gian cài đặt, tiềm ẩn rủi ro hơn nhưng đem lại quyền tự do lựa chọn cao hơn. Đây là một quyết định không hề dễ dàng đối với nhiều người dùng.
Không hỗ trợ iPad
Trải nghiệm sideloading iOS theo quy định DMA chỉ dành cho iPhone, do đó thuật ngữ "sideloading iPhone" được sử dụng rộng rãi.
Mặc dù iPad chạy một phiên bản iOS tùy chỉnh, nhưng sẽ không được hỗ trợ sideloading ứng dụng, cửa hàng ứng dụng bên thứ ba hoặc phương thức thanh toán bên ngoài. Điều này càng khiến vấn đề tải xuống và quản lý dữ liệu ứng dụng trở nên phức tạp và gây khó khăn cho người dùng. Hãy tưởng tượng bạn phải sử dụng phiên bản Spotify khác nhau trên iPad và iPhone.
Sự phân biệt đối xử với iPad có thể xuất phát từ hai nguyên nhân:
- Apple lo ngại các vấn đề bảo mật và quản lý dữ liệu trên màn hình lớn của iPad.
- Apple ưu tiên iPhone, thiết bị mang lại doanh thu cao hơn, trong việc triển khai các tính năng mới.
Theo Thanh Niên