Theo Crunchbase, nhiều startup nhanh chóng đạt được danh hiệu “kỳ lân” khi được định giá ở mức 1 tỷ USD nhưng chỉ sau 2 năm, các công ty này lại không giữ được mức định giá này và không đạt được kết quả như kỳ vọng.
Crunchbase chỉ ra rằng nhiều startup nhanh chóng gia nhập vào nhóm “kỳ lân” đang dần "bay màu". Ví dụ điển hình là Clubhouse, nền tảng mạng xã hội âm thanh trở thành hiện tượng vào năm 2021 khi Covid-19 khiến nhiều người phải cách ly ở nhà.
Khi lượt tải xuống tăng mạnh, các nhà đầu tư cũng rót tiền vào ứng dụng này nhiều hơn. Ra mắt vào năm 2020 nhưng Clubhouse đã hoàn thành vòng gọi vốn Series B vào tháng 4/2021 với mức định giá 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, cũng từ lúc đó, hoạt động của Clubhouse đi xuống. Dự án này vẫn được duy trì nhưng không còn sôi nổi như trước. Theo AppBrain, ứng dụng này xếp hạng 67 trong danh mục mạng xã hội trên Google Play tại Mỹ. Crunchbase cho biết, Clubhouse đã sa thải rất nhiều nhân viên trong tháng 6/2022.
Ngoài ra, các dịch vụ giao hàng nhanh như Gorillas và Jokr cũng có những phát triển đột phá rồi chững lại. Gorillas được thành lập vào năm 2020 tại Berlin (Đức), đã huy động được gần 1,3 tỷ USD năm 2021 với mức định giá khoảng 3 tỷ USD. Gần đây, công ty này gây xôn xao khi sa thải hàng loạt nhân viên, rút khỏi nhiều thị trường và tuyên bố tập trung vào việc giảm thiểu chi tiêu.
Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh Jokr mới thành lập vào năm 2021 nhưng đã huy động được 430 triệu USD. Điều này đã đưa công ty trở thành một trong những “kỳ lân” công nghệ nhanh nhất trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây, Jokr cũng tuyên bố ngừng hoạt động ở New York và Boston (Mỹ) để tập trung vào thị trường Mỹ Latinh.
Định giá cao hơn so với thị trường
Theo Crunchbase, đôi khi, các nhà đầu tư mạo hiểm đưa ra mức định giá công ty cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Đây cũng là trường hợp của Bird, một nền tảng cho thuê xe điện scooter, trở thành kỳ lân vào năm 2017 chỉ sau vài tháng ra mắt. Những năm sau đó, xe scooter mang thương hiệu của công ty xuất hiện khắp các thành phố lớn ở Mỹ.
Tháng 5/2021, Bird công bố việc sáp nhập SPAC với mức định giá ban đầu dự kiến 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị của Bird giảm mạnh ngay sau khi hoàn thành thương vụ vào tháng 11/2021. Tính đến nay, cổ phiếu của Bird chỉ có giá 36 cent/cổ phiếu.
Desktop Metal, công ty in ấn 3D, cũng được định giá hàng tỷ USD một cách bất thường và đang gặp khó khăn trên thị trường. Hiện vốn hóa thị trường của Desktop Metal rơi vào khoảng 800 triệu USD. Crunchbase cho biết, đây không phải là một giá trị thấp nhưng chắc chắn thấp hơn nhiều so với mức định giá công ty trước đó.
Nền tảng quản lý sự kiện ảo Hopin được định giá cao nhất lên đơn 7,75 tỷ USD. Ảnh: Hopin
Phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững
Theo Crunchbase, năm 2021 là năm lập kỷ lục mọi thời đại về đầu tư khởi nghiệp khi có rất nhiều startup vươn lên thành “kỳ lân” với định giá hàng tỷ USD chỉ trong vài tháng hoặc vài quý.
Crunchbase cũng chỉ ra lý do những startup này phát triển không mấy khả quan sau khi nhận được đầu tư là do công ty được thành lập dựa trên nhu cầu và xu hướng thị trường trong đại dịch. Nhưng xu hướng thị trường này lại đang có dấu hiệu suy thoái.
Ví dụ, Hopin, nền tảng quản lý các sự kiện ảo ra mắt vào năm 2019, từng thu về 1 tỷ USD trong năm 2020 và 2021. Định giá cao nhất của nền tảng này lên đến 7,75 tỷ USD. Tuy nhiên 1 năm sau đó, Hopin cũng phải đưa ra thông báo cắt giảm nhân sự và nhiều hoạt động. Tháng 7/2022, trụ sở tại London đã sa thải 29% nhân viên.
Một ví dụ khác là Thrasio, startup chuyên mua lại các thương hiệu bên thứ ba trên Amazon, sau đó liên tục tích hợp và tối ưu hóa vận hành. Startup này thành lập vào năm 2018 và huy động được 2,2 tỷ USD vốn cổ phần và 1,2 tỷ USD vay nợ vào cuối 2021 để thúc đẩy tăng trưởng.
Nhưng sau đó, vận may của công ty thay đổi. Tháng 5/2022, Thrasio sa thải hàng loạt nhân viên. Kế hoạch IPO của công ty với mức định giá 10 tỷ USD cũng bị trì hoãn khi tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Mỹ giảm xuống.
Ngoài ra, Pacaso, startup chuyên cung cấp dịch vụ mua cổ phần bất động sản nghỉ dưỡng cũng được đưa vào danh sách “kỳ lân” chỉ sau 5 tháng ra mắt. Tuy nhiên, thị trường bất động sản ở Mỹ cũng có nhiều thay đổi chóng mặt khi lãi suất thế chấp tăng mạnh.
Theo Crunchbase, những câu chuyện trên cho thấy nhiều kỳ lân tăng trưởng nóng nhưng không bền vững. Việc tạo ra tiếng vang và định giá cao ở giai đoạn đầu không đảm bảo cho thành công lâu dài của công ty trong tương lai. Nếu đi theo xu hướng, các starup nên đảm bảo đây là xu hướng lâu dài chứ không phải sự thích ứng tạm thời do dịch bệnh gây ra.
Tuy nhiên, Crunchbase chỉ ra không thể phủ nhận rằng nhiều công ty chuyển đổi hay founder được công nhận từ rất sớm. Chẳng hạn như Apple, được ra mắt vào năm 1980 và bắt đầu có lãi chỉ sau 4 năm với một sản phẩm. Hay Google chỉ mất vài năm để thống trị các công cụ tìm kiếm.
Crunchbase chỉ ra rằng nhiều startup nhanh chóng gia nhập vào nhóm “kỳ lân” đang dần "bay màu". Ví dụ điển hình là Clubhouse, nền tảng mạng xã hội âm thanh trở thành hiện tượng vào năm 2021 khi Covid-19 khiến nhiều người phải cách ly ở nhà.
Khi lượt tải xuống tăng mạnh, các nhà đầu tư cũng rót tiền vào ứng dụng này nhiều hơn. Ra mắt vào năm 2020 nhưng Clubhouse đã hoàn thành vòng gọi vốn Series B vào tháng 4/2021 với mức định giá 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, cũng từ lúc đó, hoạt động của Clubhouse đi xuống. Dự án này vẫn được duy trì nhưng không còn sôi nổi như trước. Theo AppBrain, ứng dụng này xếp hạng 67 trong danh mục mạng xã hội trên Google Play tại Mỹ. Crunchbase cho biết, Clubhouse đã sa thải rất nhiều nhân viên trong tháng 6/2022.
Ngoài ra, các dịch vụ giao hàng nhanh như Gorillas và Jokr cũng có những phát triển đột phá rồi chững lại. Gorillas được thành lập vào năm 2020 tại Berlin (Đức), đã huy động được gần 1,3 tỷ USD năm 2021 với mức định giá khoảng 3 tỷ USD. Gần đây, công ty này gây xôn xao khi sa thải hàng loạt nhân viên, rút khỏi nhiều thị trường và tuyên bố tập trung vào việc giảm thiểu chi tiêu.
Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh Jokr mới thành lập vào năm 2021 nhưng đã huy động được 430 triệu USD. Điều này đã đưa công ty trở thành một trong những “kỳ lân” công nghệ nhanh nhất trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây, Jokr cũng tuyên bố ngừng hoạt động ở New York và Boston (Mỹ) để tập trung vào thị trường Mỹ Latinh.
Định giá cao hơn so với thị trường
Theo Crunchbase, đôi khi, các nhà đầu tư mạo hiểm đưa ra mức định giá công ty cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Đây cũng là trường hợp của Bird, một nền tảng cho thuê xe điện scooter, trở thành kỳ lân vào năm 2017 chỉ sau vài tháng ra mắt. Những năm sau đó, xe scooter mang thương hiệu của công ty xuất hiện khắp các thành phố lớn ở Mỹ.
Tháng 5/2021, Bird công bố việc sáp nhập SPAC với mức định giá ban đầu dự kiến 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị của Bird giảm mạnh ngay sau khi hoàn thành thương vụ vào tháng 11/2021. Tính đến nay, cổ phiếu của Bird chỉ có giá 36 cent/cổ phiếu.
Desktop Metal, công ty in ấn 3D, cũng được định giá hàng tỷ USD một cách bất thường và đang gặp khó khăn trên thị trường. Hiện vốn hóa thị trường của Desktop Metal rơi vào khoảng 800 triệu USD. Crunchbase cho biết, đây không phải là một giá trị thấp nhưng chắc chắn thấp hơn nhiều so với mức định giá công ty trước đó.
Nền tảng quản lý sự kiện ảo Hopin được định giá cao nhất lên đơn 7,75 tỷ USD. Ảnh: Hopin
Phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững
Theo Crunchbase, năm 2021 là năm lập kỷ lục mọi thời đại về đầu tư khởi nghiệp khi có rất nhiều startup vươn lên thành “kỳ lân” với định giá hàng tỷ USD chỉ trong vài tháng hoặc vài quý.
Crunchbase cũng chỉ ra lý do những startup này phát triển không mấy khả quan sau khi nhận được đầu tư là do công ty được thành lập dựa trên nhu cầu và xu hướng thị trường trong đại dịch. Nhưng xu hướng thị trường này lại đang có dấu hiệu suy thoái.
Ví dụ, Hopin, nền tảng quản lý các sự kiện ảo ra mắt vào năm 2019, từng thu về 1 tỷ USD trong năm 2020 và 2021. Định giá cao nhất của nền tảng này lên đến 7,75 tỷ USD. Tuy nhiên 1 năm sau đó, Hopin cũng phải đưa ra thông báo cắt giảm nhân sự và nhiều hoạt động. Tháng 7/2022, trụ sở tại London đã sa thải 29% nhân viên.
Một ví dụ khác là Thrasio, startup chuyên mua lại các thương hiệu bên thứ ba trên Amazon, sau đó liên tục tích hợp và tối ưu hóa vận hành. Startup này thành lập vào năm 2018 và huy động được 2,2 tỷ USD vốn cổ phần và 1,2 tỷ USD vay nợ vào cuối 2021 để thúc đẩy tăng trưởng.
Nhưng sau đó, vận may của công ty thay đổi. Tháng 5/2022, Thrasio sa thải hàng loạt nhân viên. Kế hoạch IPO của công ty với mức định giá 10 tỷ USD cũng bị trì hoãn khi tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Mỹ giảm xuống.
Ngoài ra, Pacaso, startup chuyên cung cấp dịch vụ mua cổ phần bất động sản nghỉ dưỡng cũng được đưa vào danh sách “kỳ lân” chỉ sau 5 tháng ra mắt. Tuy nhiên, thị trường bất động sản ở Mỹ cũng có nhiều thay đổi chóng mặt khi lãi suất thế chấp tăng mạnh.
Theo Crunchbase, những câu chuyện trên cho thấy nhiều kỳ lân tăng trưởng nóng nhưng không bền vững. Việc tạo ra tiếng vang và định giá cao ở giai đoạn đầu không đảm bảo cho thành công lâu dài của công ty trong tương lai. Nếu đi theo xu hướng, các starup nên đảm bảo đây là xu hướng lâu dài chứ không phải sự thích ứng tạm thời do dịch bệnh gây ra.
Tuy nhiên, Crunchbase chỉ ra không thể phủ nhận rằng nhiều công ty chuyển đổi hay founder được công nhận từ rất sớm. Chẳng hạn như Apple, được ra mắt vào năm 1980 và bắt đầu có lãi chỉ sau 4 năm với một sản phẩm. Hay Google chỉ mất vài năm để thống trị các công cụ tìm kiếm.
Nguồn: Genk