Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

hai_duong

Member
Không quân Nhân dân Việt Nam là một binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân-Bộ Quốc phòng, chiến đấu với trang bị là máy bay chuyên dụng. Bảo tàng Không quân trực thuộc Cục Chính trị Quân chủng Phòng không-Không quân, đặt tại 86 đường Trường Chinh, Hà Nội. Ngày thành lập: 3 tháng 4 năm 1985.
800px-Roundel_of_the_Vietnamese_Air.png
Lịch sử
Trung tướng Hoa Kỳ Daniel P. Leaf và phái đoàn của ông thăm các chỉ huy Không quân Nhân dân Việt Nam tháng 5/2007

* Ngày 9 tháng 3 năm 1949: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1951 giải thể ban này, nhập vào lực lượng pháo binh và phòng không
* Ngày 3 tháng 3 năm 1955: Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu Sân bay trực thuộc Tổng Tham mưu trưởng. Ngày này được lấy làm ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam.
* Ngày 24 tháng 1 năm 1959: Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ban hành Quyết định số 319/QĐ thành lập Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu Sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
* Ngày 1 tháng 5 năm 1959, tại sân bay Gia Lâm, trung đoàn không quân vận tải đầu tiên, trung đoàn 919 ra đời. (nay là Đoàn bay 919 của Hàng không Việt Nam)
* Ngày 22 tháng 10 năm 1963: Cục Không quân sáp nhập với Bộ Tư lệnh Phòng không thành Quân chủng Phòng không-Không quân. Lực lượng không quân lúc đó chỉ có 1 trung đoàn vận tải 919 và trung đoàn 910 (trường huấn luyện).
* Tháng 3 năm 1967: thành lập Bộ Tư lệnh Không quân
* Ngày 16 tháng 5 năm 1977: thành lập Quân chủng Không quân. Quân chủng Không quân gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích-bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,... và tồn tại đến năm 1999.
* Từ ngày 3 tháng 3 năm 1999: trở lại là một thành phần (gồm một số binh chủng) trong Quân chủng Phòng không-Không quân.
Sự hình thành các trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên
Đoàn không quân "Sao Đỏ", đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang góp phần xứng đáng trong trận Điện Biên Phủ trên không

Ngay từ tháng 3 năm 1956, các đoàn cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban nghiên cứu sân bay được cử đi nước ngoài học tập. Đoàn học lái máy bay tiêm kích có 50 người, do Phạm Dưng làm trưởng đoàn (sau này Đào Đình Luyện thay) được cử sang học tập tại Trung Quốc.

Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đầu tiên được thành lập là Trung đoàn không quân tiêm kích 921, mật danh là Đoàn Sao Đỏ, do Trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Đỗ Long làm Chính ủy, Thiếu tá Trần Mạnh làm Trung đoàn phó. Trung đoàn này được huấn luyện trên cao nguyên Vân Quý - Trung Quốc. Ngày 3 tháng 2 năm 1964, lễ thành lập Trung đoàn không quân đầu tiên được tổ chức tại Mông Tự, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ban đầu Trung đoàn có 32 chiếc máy bay chiến đấu kiểu MiG-17, 4 chiếc máy bay kiểu MiG-15, số phi công có 70 người, được đào tạo ở Trung Quốc trở về nước cùng với số máy bay MiG-17A được viện trợ. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21.

Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 là Trung đoàn 923, mật danh Đoàn Yên Thế, được thành lập, gồm 2 đại đội 17 phi công MiG-17, do Nguyễn Phúc Trạch làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy. Không quân Việt Nam được trang bị thêm một số máy bay MiG-17F có bộ phận tăng lực. Đến cuối năm 1965, Không quân Việt Nam có thêm một số máy bay MiG-21 do Liên Xô viện trợ, tuy nhiên, mãi đến tháng 3 năm 1966, số máy bay này mới về đến Việt Nam. Từ năm 1979 Trung đoàn 923 trang bị máy bay tiêm kích-bom Su-22.

Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z. Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đến tháng 3 năm 1972, trung đoàn không quân tiêm kích thứ 3 thành lập, trung đoàn 927, mật danh Đoàn Lam Sơn.
Lấy máy bay đối phương
Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng có một số trường hợp đặc biệt hi hữu. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, Hồ Duy Hùng, vốn là một Thiếu úy phi công trực thăng vũ trang của Việt Nam Cộng hòa bị sa thải, thực chất là một điệp viên được cài vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, đã đánh cắp một chiếc máy bay trực thăng vũ trang UH-1A tại Đà Lạt và hạ cánh tại Dầu Tiếng, thuộc vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đúng 17 tháng sau, ngày 8 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thành Trung, cũng là một một điệp viên được cài vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, đã đánh cắp một chiếc máy bay phản lực chiến đấu F-5E, ném bom vào dinh Độc Lập và sau đó hạ cánh tại sân bay dã chiến tại Phước Long. Không lâu sau đó, đúng 20 ngày sau, vào ngày 28 tháng 4 năm 1975, cũng chính Nguyễn Thành Trung dẫn đầu một phi đội gồm 5 chiếc khu trục ném bom A-37 chiến lợi phẩm, đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện trận đánh cuối cùng của Không quân Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Phi đội gồm Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng, Từ Đễ (3 phi công lái MiG-21 vừa mới học chuyển loại) và Trần Văn On (phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa được trưng dụng).

Khu vực đỗ máy bay của không lực Chính quyền Sài Gòn đã bị trúng 6 quả bom làm ít nhất 3 chiếc AC – 119 và một số chiếc C–47 bị phá hủy hoàn toàn. Hai quả bom khác rơi đúng điểm giữa tòa nhà Phòng tác chiến và tháp chỉ huy.
Những tổn thất và vinh quang
Chiếc máy bay tiêm kích MIG 17 mang số hiệu 2011 mà Ngô Đức Mai đã lái hôm 12/5/1967 và bắn hạ máy bay của Norman Cagadixo.

Trước một đối phương chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng lẫn chất lượng, với hàng ngàn máy bay và hàng trăm phi công có trên 1.000 giờ bay trên nhiều lọai máy bay khác nhau, Không quân Việt Nam vào lúc cao điểm cũng không có quá 200 máy bay MiG-17/19/21 với chưa đến 100 phi công với số giờ bay ít ỏi, thì những tổn thất của phía Việt Nam là rất khó chịu đựng. Họ đã cố gắng cải thiện vấn đề này bằng nhiều biện pháp tổng hợp từ tinh thần đến chiến thuật đánh nhằm hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, các phi công Mỹ cũng không phải là những kẻ bất tài.

Phía Mỹ công bố trong thời gian từ 1965 đến 1973, họ đã có 194 phi công, trong đó có 143 là phi công F-4, đã bắn hạ MiG. Một tài liệu khác của Hải quân Mỹ công bố, trong suốt thời gian từ ngày 7 tháng 6 năm 1965 đến 12 tháng 1 năm 1973, các phi công Hải quân Mỹ đã hạ 60 chiếc MiG. Đặc biệt với chiến dịch Bolo vào năm 1967 và chiến dịch TopGun vào năm 1972 của người Mỹ đã làm không quân Việt Nam thiệt hại đến mức khủng khiếp, nhất là trên số lượng phi công ít ỏi của họ.

Riêng ngày 2 tháng 1 năm 1967, chiến dịch Bolo nhằm gài bẫy các MiG Việt Nam được thực hiện. Trong ngày này, có 6 MiG cất cánh, thì 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, 4 phi công phải nhảy dù (trong đó có 3 người về sau trở thành hạng "Ách" là Nguyễn Đăng Kỉnh, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Hồng Nhị) và một phi công thiệt mạng, phía Mỹ không mất máy bay nào. Trong hai ngày sau, riêng đoàn 921 mất thêm 3 chiếc nữa. Trong vòng 3 ngày, Việt Nam tổn thất 9 máy bay trong tổng số 16 máy bay tham gia chuẩn bị chiến đấu. Hoặc trong ngày 10 tháng 5 năm 1972, các phi công Mỹ tốt nghiệp chương trình huấn luyện TopGun đã bắn hạ gần 10 chiếc MiG-17/19. Phía Việt Nam cũng thừa nhận thiệt hại trong vòng 3 ngày liên tiếp, họ mất gần 10 phi công giỏi.
Máy bay tiêm kích MIG 17 này đã được Nguyễn Văn Bảy B điều khiển ngày 19/4/1972 và ném bom trúng tàu khu trục Hibi đang thực hiện nhiệm vụ pháo kích Đồng Hới.

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam còn bị tổn thất bởi chính những người đồng đội Phòng không của mình. Do số lượng máy bay Việt Nam rất ít, ngay trong không chiến, giữa đông đảo các máy bay của đối phương, các MiG cũng rất dễ bị lạc đạn trong lưới lửa phòng không Việt Nam. Ngoài ra, do ít thông tin, những người lính phòng không còn bắn nhầm trong nhiều trường hợp đáng tiếc. Ngoài trường hợp 3 máy bay MiG bị rơi, được cho là bị đạn cao xạ bắn nhầm ngày 4 tháng 4 năm 1965, tài liệu phía Việt Nam ghi nhận một trường hợp 2 MiG bị bắn rơi bở tên lửa Việt Nam làm 1 phi công chết, 1 bị thương nặng. Ngoài ra, sự yếu kém do thiếu kinh nghiệm cũng làm phía Việt Nam mất nhiều phi công trẻ và máy bay, có lúc làm cho lực lượng không quân Việt Nam gần như tê liệt.

Tuy nhiên, các phi công Việt Nam đã thể hiện sự dũng cảm và sáng tạo của họ trong cả hai phương diện chiến thuật và kỹ thuật, làm kinh ngạc đối phương. Trong suốt các cuộc không chiến giữa không quân Việt Nam với quân đội Mỹ, phía Việt Nam có 16 phi công đạt đẳng cấp "Ách" (tức đã bắn hạ được từ 5 máy bay đối phương trở lên), trong đó người cao nhất là phi công MiG-21 Nguyễn Văn Cốc đã bắn hạ 9 máy bay Mỹ. Một phi công huyền thoại khác là Nguyễn Văn Bảy, phi công MiG-17, cũng đã bắn hạ 7 máy bay Mỹ. Trong khi đó, chỉ có 3 nhóm phi công Mỹ đạt đẳng cấp "Ách" (đều là F-4) và người cao nhất là Hoa tiêu, Đại úy Không quân Chuck E. DeBellevue đã bắn hạ được 6 máy bay. Hai tổ lái còn lại là tổ lái của Ritchie Richard (phi công) và Feinstein Jeffrey S. (hoa tiêu) của Không quân và tổ lái Cunningham Randolph (phi công) và Driscoll William (hoa tiêu) của Hải quân, đều hạ 5 chiếc.
MiG-21 F94 số 5020 của Đoàn 927 Không quân Nhân dân Việt Nam đã được nhiều anh hùng lục lượng vũ trang Việt Nam lái trong thời gian Chiến tranh Việt Nam.

Các phi công Mỹ còn lưu truyền về một phi công MiG-17 được họ gọi bằng biệt hiệu Đại tá Toon (hay Tomb) với số lần bắn hạ đối phương là 13 lần, về sau bị một "Ách" của Hải quân Hoa Kỳ là Đại úy Randy "Duke" Cunningham bắn rơi. Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn, tuy nhiên Đinh Tôn lại lái chiếc MiG-21 và không được xếp vào nhóm "Ách". Trên thực tế, phía Việt Nam không đưa các phi công có cấp bậc Thiếu tá trở lên để tham gia không chiến. Sau này, Đại tá Toon được xác nhận là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, Đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sỹ sôlô" ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.
Lực lượng máy bay hiện nay( con số ước lượng ):

Máy bay phản lực chiến đấu :

* Nga/ 4 Sukhoi Su-30 "Flanker"
* Nga 12 Sukhoi Su-27 Flanker
* Liên Xô 150 Mikoyan-Gurevich MiG-21 Fishbed, 100 chiếc đã được nâng cấp phiên bản MiG-21 Bis
* Liên Xô 80 Sukhoi Su-22 Fitter-C
Trực thăng

* Liên Xô 30 Mi-8 Hip Trực thăng vận tải
* Liên Xô 24Mi-17 Hip-H Trực thăng vận tải
* Nga Mi-171Sh Trực thăng chiến đấu và vận tải
* Nga Mi-172 Trực thăng vận tải
* Liên Xô 3 Kamov Ka-25 Hormone
* Liên Xô Ka-27 Helix ASW helicopter
* Liên Xô 26 Mil Mi-24 Hind-A Trực thăng chiến đấu
* Pháp 6 SA-330J Puma Trực thăng dân sự từ Bộ Quốc phòng
* Pháp 7 Aérospatiale Super Puma trực thăng vận tải AS-332L2
* Hoa Kỳ 15 Bell Helicopter UH-1H Huey của Hoa Kỳ.
Vận tải

* Liên Xô Antonov An-30 Clank Máy bay vận tải/ trinh sát
* Liên Xô 12 Antonov An-26 Curl Vận tải
* Liên Xô/ Flag of Ukraina Ukraina Antonov An-24 Coke Vận tải
* Flag of Liên Xô Liên XôAntonov An-38 - Phiên bản mở rộng của An-28
* Ba Lan 2 PZL M-28 Skytruck - Phiên bản mở rộng với tầm bay cao

Máy bay tự sản xuất


* Việt Nam HL-1, HL-2, VNS-41 thủy phi cơ, được nghiên cứu từ tháng 6-2003
* Việt Nam M-400 UAV Máy bay trinh sát không người lái , tự sản xuất
MÁY BAY TIÊM KÍCH


SU-27
Sukhoi Su-27 (Су-27 trong bảng chữ cái Cyrillic) (tên ký hiệu của NATO 'Flanker' - kẻ tấn công sườn) là một máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hoa Kỳ (F-14 Tomcat sản xuất năm 1970, F-15 Eagle sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet), với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.

Từ thiết kế cơ bản của Su-27, vài mẫu phát triển khác đã được thực hiện. Su-33 'Flanker-D' kà một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn phòng thủ hạm đội được phát triển từ thiết kế của Su-27 và được trang bị trên các tàu sân bay. Sự khác nhau chính bao gồm móc hãm ở đuôi và cánh mũi. Su-30 là một mẫu máy bay tiêm kích đa nhiệm, hai chỗ bay trong mọi thời tiết, chuyên thực hiện các nhiệm vụ không chiến và đánh chặn từ xa. Những phiên bản phát triển xa hơn bao gồm phiên bản tiêm kích-bom Su-34 'Fullback' và phiên bản tiêm kích phòng thủ trên không cải tiến Su-35 'Flanker-E' có những tính năng vượt trội trong mọi mặt.

su27a.jpg

s27.jpg

su27.jpg



Thông số kỹ thuật (Sukhoi Su-27)


Đặc điểm riêng

* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 21.9 m (72 ft)
* Sải cánh: 14.7 m (48 ft 3 in)
* Chiều cao: 5.93 m (19 ft 6 in)
* Diện tích cánh: 62 m² (667 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 16,380 kg (36,100 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 23,000 kg (50,690 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 33,000 kg (62,400 lb)
* Động cơ: 2× Saturn/Lyulka AL-31F, 122.8 kN (27,600 lbf) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

* Vận tốc cực đại: Mach 2.35 (2,500 km/h, 1,550 mph)
* Tầm bay chiến đấu:
o Trên biển: 1,340km (800 dặm)
o Trên đất liền: 3,530 km (2070 dặm)
* Trần bay: 18,500 m (60,700 ft)
* Vận tốc lên cao: 325 m/s (64,000 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 371 kg/m² (76 lb/ft²')
* Lực đẩy/trọng lượng: 1.09

Vũ khí

* 1x pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn
* 8,000 kg (17,600 lb) vũ khí trên 10 giá treo ngoài
o Mang được 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27, 4 tên lửa không đối không tầm nhiệt tầm gần R-73
+ Su-27SM nâng cấp có thể mang được R-77 thay cho R-27
o Su-27IB có thể sử dụng để phóng tên lửa chống bức xạ X-31, tên lửa không đối đất X-29L/T (điều khiển bằng laser/TV, có thể chiếu lên mũ), bom KAB-150 và UAB-500 điều khiển bằng laser, TV hay IR

SU-22


Sukhoi Su-22 (tên ký hiệu của NATO 'Fitter') được phát triển từ Su-17 là một máy bay tấn công của Liên Xô, ;là máy bay tiêm kích/ném bom. Loại máy bay này rất thành công, với một thời gian dài phục vụ trong không quân Xô Viết và không quân Nga. Dòng máy bay này được xuất khẩu rộng rãi tới các nước Đông Âu, Châu Á, và Trung Đông.
su22.jpg

su22a.jpg


Thông số kỹ thuật (Su-17M-4)


Đặc điểm riêng

* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 19.03 m (62 ft 5 in)
* Sải cánh: cánh cụp 10.00 m (32 ft 10 in) và cánh xòe 13.80 m (45 ft 3 in)
* Chiều cao: 5.13 m (16 ft 10 in)
* Diện tích cánh: từ 37 m² (398 ft²) đến 40 m² (431 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 10,767 kg (23,737 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 16,400 kg (36,155 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 19,500 kg (42,990 lb)
* Động cơ: 1× Lyulka AL-21F-3 76.5 kN (17,200 lbf) - 111.3 kN (24,950 lbf)

Hiệu suất bay

* Vận tốc cực đại: 1,837 km/h (1,148 mph)
* Tầm bay: 1,150 km (715 mi) (tấn công) - 2,300 km (1,430 mi) (tuần tiễu)
* Trần bay: 15,200 m (49,870 ft)
* Vận tốc lên cao: 230 m/s (45,276 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 443 kg/m² (90.77 lb/ft²)
* Lực đẩy/trọng lượng: 0.68

Vũ khí

* 2x pháo 30 mm NR-30, 80 viên mỗi súng
* 2 giá treo dưới cánh mang tên lửa không đối không R-60 (AA-8 'Aphid')
* 10 giá treo cứng mang được 4,250 kg (9,370 lb) vũ khí (3 vị trí dưới cánh cố định, 4 hoặc 2 trên thân), gồm bom, chùm rocket, bom napalm, vũ khí hạt nhân. Còn có thể mang tên lửa dẫn đường điện tử/quang học Kh-23 (AS-7 'Kerry'), Kh-25 (AS-10 'Karen'), Kh-29 (AS-14 'Kedge'), và Kh-58 (AS-11 'Kilter'); bom điều khiển laser.

MIG-17


Mikoyan-Gurevich MiG-17 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-17, МиГ-17 trong ký tự Kirin) (tên ký hiệu của NATO Fresco) là một máy bay phản lực chiến đấu Liên xô, được đưa vào sử dụng từ năm 1952.
mig17.jpg

mig17-1.jpg



Đặc điểm kỹ thuật (MiG-17F)


Thông số riêng

* Đội bay: một người
* Chiều dài: 11.36 m (37 ft 3 in)
* Sải cánh: 9.63 m (31 ft 7 in)
* Chiều cao: 3.80 m (12 ft 6 in)
* Diện tích: 22.6 m² (243.2 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 3,930 kg (8,646 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 5,354 kg (11,803 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 6,286 kg (13,858 lb)
* Động cơ (phản lực): Klimov VK-1F
* Kiểu phản lực: đốt nhiên liệu lần hai phản lực turbin
* Số lượng động cơ: 1
* Lực đẩy: 33.1 kN (7,440 lbf) với bộ phận đốt nhiên liệu lần hai

Hiệu suất bay

* Tốc độ tối đa: 1,144 km/h (711 mph) ở độ cao 3,000 m (10,000 ft)
* Tầm hoạt động: 1,080 km, 1,670 km (670 mi / 1,035 mi) với thùng dầu phụ
* Trần bay: 16,600 m (54,500 ft)
* Tốc độ lên cao: 65 m/s (12,795 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 237 kg/m² (48 lb/ft²)
* Lực đẩy/trọng lượng: 0.63 (kN/kg)

Vũ khí

* súng máy 1x 37-mm Nudelman N-37, 40 viên
* súng máy 2x 23-mm Nudelman-Rikhter NR-23, 80 viên/súng
* Lên tới 500 kg (1,100 lb) treo ngoài 2 mấu, gồm 100 kg (220 lb) và 250 kg (550 lb) bom hay thùng dầu phụ.



MI-24



Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng nhưng có khả năng chở quân thấp bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.

Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25 và Mi-35, được biểu thị là Hind D và Hind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là 'letayushiy tank' or tăng bay. Một tên hiệu thường gặp khác là 'Krokodil' (Cá sấu) — vì hình dạng ngụy trang và thân của nó

mi24-1.jpg

Mi24.jpg



Đặc điểm kỹ thuật (Mi-24)

* đội bay: 3 (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên)
* chiều dài: 17.5 m (57 ft 4 in)
* sải cánh: 17.3 m (56 ft 7 in)

* sải cánh: ' 6.5 m (21 ft 3 in)

* diện tích: 235 m² (2,529.52 ft²)
* chiều cao: 6.5 m (21 ft 3 in)
* trọng lượng rỗng: 8,500 kg (18,740 lb)
* trọng lượng chất tải:
* trọng lượng cất cánh tối đa: 12,000 kg (26 455 lb)
* sức chứa: 8 lính hay 4 người bị thương
* động cơ (cánh quạt): Isotov TV3-117
* kiểu cánh quạt: tuốc bin
* số lượng cánh quạt: 2
* công suất: 1,600 kW (2,200 sức ngựa)
* tốc độ tối đa: 335 km/h (208 mph)
* tầm hoạt động: 450 km (280 dặm)
* trần bay: 4,500 m (14,750 ft)
* tỷ lệ lên:
* chất tải:
* công suất/trọng lượng:
* hệ thống điện tử:

Trang bị vũ khí:

*
o súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov nhiều nòng
o 1,500 kg bom
o 4× Tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral)
o 4× 57 mm S-5 rocket hay 4× 80 mm S-8 rocket
o 2× 23 mm pháo hai nòng
o 4× bình nhiên liệu ngoài


MI-8



Một chiếc Mi-8 Nga bị bắn hạ ở Chechnya, 1994

Mil Mi-8 (tên hiệu NATO "Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh ngày 9 tháng 7, 1961. Chiếc thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17 tháng 9, 1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Sô viết năm 1967 với cái tên Mi-8. Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng. Kiểu Mil Mi-14 dùng cho hải quân, và kiểu Mil Mi-24 tấn công cũng là biến thể từ loại Mi-8.

Mi-8 được sử dụng ở hơn 50 quốc gia, gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Iran; biến thể mới nhất Mi-8MT/Mi-17 được trang bị nặng hơn và giới thiệu năm 1981. Mi-17 ít được biết đến hơn, hoạt động ở khoảng 20 nước.

Các đơn đặt hàng gần đây gồm: 40 chiếc trực thăng Mi-8TV cho Ấn Độ được trang bị tên lửa không đối đất Vikhr-M (AT-16), được chuyển giao vào cuối năm 2001, một số Mi-17 cho Iran, 10 cho Malaysia, 20 cho Colombia, sáu cho Ấn Độ, 12 cho Pakistan và 13 cho Venezuela. Tháng 2 năm 2005, Không quân Iraq đặt hàng mười chiếc Mi-17V-5 từ công ty Bumar Ba Lan. Đến tháng 12, quân đội Séc nhận 16 chiếc Mi-17SH như một phần trong sự giải quyết nợ của Nga.

Tháng 7 năm 2002, Kazan đã ký một thoả thuận thị trường quốc tế với BAE Systems của Anh Quốc và Kelowna Flightcraft của Canada về một phiên bản cải tiến, máy bay lên thẳng vận tải và các mục đích khác Mi-172. Chiếc The Mi-172 có một hệ thống nhiệm vụ mới từ BAE Systems Avionics, kính buồng lái mới với hệ thống công cụ bay điện tử mới từ Honeywell và tháp đa cảm biến ổn định Titan 385 của BAE Systems.


mi8.jpg

mi8a.jpg



Đặc điểm kỹ thuật (Mil 8-T)

* đội bay=Ba người – hai phi công và một kỹ sư
* sức chứa=24 hành khách hay 3,000 kg (6,600 lb) bên trong và các điểm treo bên ngoài.
* chiều dài chính=18.2 m
* chiều dài quy đổi=59 ft 8 in
* sải cánh=21.3 m
* sải cánh quy đổi=69 ft 11 in
* chiều cao chính=3.00 m
* chiều cao quy đổi=9 ft 10 in
* diện tích chính=356 m²
* diện tích quy đổi=3,830 ft²
* trọng lượng rỗng chính=6,990 kg
* trọng lượng rỗng quy đổi=15,410 lb
* trọng lượng chất tải chính=11,100 kg
* trọng lượng chất tải quy đổi=24,500 lb
* trọng lượng cất cánh tối đa chính=12,000 kg
* trọng lượng cất cánh tối đa quy đổi=26,500 lb
* thông tin thêm=
* động cơ (cánh quạt)=Klimov TV2-117
* kiểu cánh quạt=turbin cánh quạt phản lực
* số lượng cánh quạt=2
* công suất chính=1,105 kW
* công suất quy đổi=1,482 shp
* tốc độ tối đa chính=250 km/h
* tốc độ tối đa quy đổi=156 mph
* tầm bay chính=450 km
* tầm bay quy đổi=280 mi
* trần bay chính=4,500 m
* trần bay quy đổi=14,760 ft
* tốc độ lên chính=9 m/s
* tốc độ lên quy đổi=1,770 ft/min
* chất tải chính=
* chất tải quy đổi=
* công suất/khối lượng chính=
* công suất/khối lượng quy đổi=
* tính năng thêm=

* Tiêu thụ nhiên liệu: 600 kg/hr (1,320 lb/hr)

Trang bị vũ khí

* 57 mm rockets, bom, hay AT-2 Swatter ATGM.
(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kdnguyen

New Member
Ðề: Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

Chắc phải làm 1 thread: "Tổng hợp các bài liên quan đến Việt Nam" quá
 

hai_duong

Member
Ðề: Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

CƯỜNG KÍCH


SU-30


Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") là máy báy quân sự linh hoạt được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất).

Đây là một phiên bản hiện đại hóa của Su-27UB và có vài phiên bản khác. Seri Su-30K và Su-30MK đều có những thành công trong thương mại. Sự khác nhau về tên gọi là do các phiên bản được sản xuất bởi 2 công ty con đang có sự cạnh tranh - KNAAPO và IRKUT Corporation, cả 2 đều nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn Sukhoi. KNAAPO sản xuất Su-30MKK và Su-30MK2, chúng được thiết kế và bán cho Trung Quốc và Việt Nam. Irkut sản xuất seri Su-30MK tầm xa đa chức năng, mà bao gồm cả Su-30MKI, một mẫu máy bay được phát triển cho Không quân Ấn Độ và những thiết kế từ Su-30MKI, như Su-30MKM, Su-30MKA và Su-30MKV được xuất khẩu cho riêng Malaysia, Algeria và Venezuela (M-Malaysia, A-Algeria và V-Venezuela).
su30a.jpg

su30.jpg

Thông số kỹ thuật (Su-27PU/Su-30)


Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 2
Chiều dài: 21.935 m (72.97 ft)
Sải cánh: 14.7 m (48.2 ft)
Chiều cao: 6.36 m (20.85 ft)
Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
Trọng lượng rỗng: 17,700 kg (39,021 lb)
Trọng lượng cất cánh: 24,900 kg (54,900 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 34,500 kg (76,060 lb)
Động cơ: 2× động cơ phản lực cánh quạt đẩy tỷ lệ đường vòng thấp AL-31FL
Lực đẩy: 7,600 kgf (74.5 kN, 16,750 lbf) mỗi chiếc
Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 12,500 kgf (122.58 kN, 27,560 lbf) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

Vận tốc cực đại: Mach 2.0 (2,120 km/h, 1,320 mph)
Tầm bay: 3,000 km (1,620 dặm)
Trần bay: 17,300 m (56,800 ft)
Vận tốc lên cao: 230 m/s (45,275 ft/min)
Lực nâng của cánh: 401 kg/m² (82.3 lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 1.0

Vũ khí
Su-27PU có 8 giá treo vũ khí, trong khi Su-30MK có 12 giá treo vũ khí: 2 giá treo ở đầu cánh 3 giá treo dưới mỗi cánh, dưới mỗi động cơ có 1, và 2 giá treo tại điểm tiếp giáp giữa động cơ và cánh. Mọi phiên bản có thể mang 8 tấn vũ khí.

1× pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm 150 viên đạn
Tên lửa không đối không: 6× R-27ER1 (AA-10C), 2× R-27ET1 (AA-10D), 6× R-73E (AA-11), 6× RVV-AE (AA-12)
Tên lửa không đối đất: 6× Kh-31P/Kh-31A tên lửa chống [radar]], 6× Kh-29T/L tên lửa dẫn đường bằng laser, 2× Kh-59ME
Bom: 6× KAB 500KR, 3× KAB-1500KR, 8× FAB-500T, 28× OFAB-250-270



MIG-21


Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-21) (tên ký hiệu của NATO: Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như 1: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không, 2: máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II, và 3: máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng 10,352 chiếc MiG-21 được chế tạo.
mig21a.jpg

Mig21.jpg

Đặc điểm kỹ thuật (Mikoyan-Gurevich MiG-21bis)

Thông số riêng
Đội bay: 1
Chiều dài: 15.76 m (51 ft 8 in)
Sải cánh: 7.15 m (23 ft 5 in)
Chiều cao: 4.12 m (13 ft 6 in)
Diện tích: 23 m² (247.5 ft²)
Trọng lượng rỗng: 5,350 kg (11,800 lb)
Trọng lượng cất cánh:8,726 kg (19,200 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 9,660 kg (21,300 lb)
Động cơ (phản lực): Tumansky R-25-300
Kiểu phản lực: đốt nhiên liệu lần hai phản lực turbin
Số lượng động cơ: 1
Công suất 70 kN (15,700 lbf)

Hiệu suất bay
Tốc độ tối đa: 2500 km/h (March 2.35)
Tầm hoạt động: 450-500 km (280-310 mi)
Trần bay: 19,000 m (62,300 ft)
Tốc độ lên cao: 225 m/s (23,600 ft/min)
Lực nâng của cánh: 379 kg/m² (77.8 lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 0.82

Vũ khíMột pháo GSh-23 23 mm trục tâm hai nòng (các biến thể PFM,MF,SMT & BIS) hay một súng NR-30 một nòng (F-13)
Lên tới 2,000 kg (4,400 lb) các loại vũ khí không đối không và không đối đất treo tại hai hay bốn mấu cứng bên dưới cánh tùy theo từng biến thể. Những chiếc đầu tiên mang hai tên lửa Vympel K-13 AA dưới cánh. Những mẫu sau này mang hai K-13 và hai thùng nhiên liệu dưới cánh hay bốn tên lửa hồng ngoại dẫn đường bằng radar K-13. Tên lửa Molniya R-60 cũng được trang bị cho nhiều mẫu khác. Đa số các máy bay mang một thùng dầu phụ 450 L (119 US gal) ở giữa thân. Các mẫu phát triển MiG-21-93 cho phép mang tên lửa R-77.
Pháo GSh-23 được lắp ở dưới bụng máy bay phía trên giá treo thùng phụ bụng,một băng đạn pháo có 240 viên đạn,chỉ khi bay càng được thu lên khi đó mớ bắn được (loại đạn 23mm). Hiện nay khi bay, máy bay chỉ mang thùng phụ bụng với dung tích 800lits (chứ không mang thùng phụ bụng 450 lít). Ngoài mang loại tên lửa R-60 còn có P-13M...


IL-28


Ilyushin Il-28 là một máy bay ném bom phản lực ban đầu được chế tạo cho Không quân Xô viết và là chiếc đầu tiên kiểu như vậy đi tới giai đoạn sản xuất hàng loạt tại Liên bang Xô viết. Nó cũng được chế tạo theo giấy phép tại Trung Quốc với ký hiệu Hong H-5. Tên hiệu của NATO cho loại máy bay này là Beagle với loại ném bom, Il-28R cho phiên bản trinh sát, và Il-28T ném bom-phóng thuỷ lôi, và Mascot cho phiên bản Il-28U huấn luyện. Ước tính cho thấy tổng số máy bay chế tạo tại cả hai nước trong khoảng 2.000 tới 6.000 chiếc. Trong thập niên 1990, hàng trăm chiếc vẫn hoạt động trong không quân nhiều nước, hơn 40 năm sau lần đầu xuất hiện của Il-28.

Chiếc máy bay này có hình dáng bên ngoài theo quy ước, với cánh cao, không chéo phía sau mang động cơ lớn phía dưới. Phi công ném bom ngồi phía mũi kính, phía đuôi có hai khẩu pháo 23mm. Những đặc điểm đó giống với kiểu bố trí của máy bay ném bom tầm trung thời Chiến tranh thế giới thứ hai trước đó, nhưng các bề mặt đuôi chéo phía sau và buồng lái kính nổi của phi công và ghế phóng là các đặc điểm tương tự các loại máy bay khác ở thời kỳ của nó, khiến nó vừa mang các đặc điểm mới vừa có những đặc điểm cũ.
il283ev2.jpg

ru_monino_aircraft_il28_02.jpg

Đặc điểm kỹ thuật (Il-28)

Đặc điểm chung

* Phi đội: ba người (phi công, người cắt bom, pháo thủ)
* Chiều dài: 17.60 m (57 ft 9 in)
* Sải cánh: 21.50 m (70 ft 6 in)
* Chiều cao: 6.70 m (22 ft 0 in)
* Diện tích cánh: 60.8 m² (654 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 11.890 kg (26.210 lb)
* Trọng lượng chất tải: 17.700 kg (39.000 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 21.200 kg (46.700 lb)
* Động cơ: 2xKlimov VK-1, 53.8 kN (12.090 lbf) mỗi chiếc


Thao diễn

* Tốc độ tối đa: 900 km/h (486 kt, 560 mph)
* Tầm hoạt động: 2.180 km (1.177 nm, 1.350 dặm)
* Trần bay: 12.300 m (40.400 ft)
* Tốc độ lên: 900 m/min (2.950 ft/min)
* Chất tải cánh: 291 kg/m² (59.6 lb/ft²)
* Lực đẩy/Trọng lượng: 1:3.2


Trang bị vũ khí

* 4 × pháo Nudelman NR-23 (2 phía mũi, 2 phía đuôi)
* 3.000 kg (6.600 lb) bom ở khoang trong

TUẦN TRA - SĂN TÀU NGẦM


KA-25


The Kamov Ka-25 (NATO reporting name Hormone) is a Russian naval helicopter, designed by Nikolai Il'yich Kamov or V.A. Glushenkov.
Ka25a.jpg

ka25.jpg

Specifications
This aircraft article is missing some (or all) of its specifications. If you have a source, you can help Wikipedia by adding them.
Data from[citation needed]

General characteristics

Crew: Two
Capacity: 12 passengers
Length: 9.7 m (31 ft 9 in)
Rotor diameter: 15.7 m (51 ft 6 in)
Height: 5.4 m (17 ft 8 in)
Empty weight: 4,765 kg ()
Loaded weight: 7,200 kg ()
Powerplant: 2× Glushenkov GTD-3F turboshafts
Performance

Maximum speed: 220 km/h (118 knots, 135 mph)
Range: 400 km (216 nm, 247 mi)


KA-28


Trực thăng Ka-28 được Việt Nam đưa vào sử dụng với nhiệm vụ tuần tra bờ biển và cứu hộ, đây là loại trực thăng có cánh quạt đồng trục rất đặc biệt.
k28.jpg

ka-28.jpg

Crew: Two
Capacity: 12 passengers
Length: 9.7 m (31 ft 9 in)
Rotor diameter: 15.7 m (51 ft 6 in)
Height: 5.4 m (17 ft 8 in)
Empty weight: 4,765 kg ()
Loaded weight: 7,200 kg ()
Powerplant: 2× Glushenkov GTD-3F turboshafts
Performance

Maximum speed: 220 km/h (118 knots, 135 mph)
Range: 400 km (216 nm, 247 mi)


KA-32


Kamov Ka-32 (tên gọi NATO là “HelixC”) là loại máy bay trực thăng phổ thông có nhiều tính năng đặc biệt, dựa trên mẫu máy bay quân sự Ka-27. Các mẫu phiên bản như trực thăng Ka 32A, Ka 32T còn nhận được chứng nhận của Nga vào tháng 6/1993 tương đương với tiêu chuẩn bay US Far Pt 29/Pt 33 và nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không chuyên nghiệp.
ka-32.jpg

DO THÁM


M-400


Máy bay không người lái (unmanned aerial vehicle, UAV) hiện đang là một trong những công nghệ hàng không hiện đại hàng đầu. Không chỉ là một công cụ đắc lực cho hoạt động an ninh quốc phòng, nó còn phục vụ một cách hữu hiệu cho đời sống xã hội.

Việt Nam cũng có dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo đang hứng thú đối với công nghệ UAV. Theo các tin tức ít ỏi được tiết lộ, vào năm 2006, Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân đã cho thử nghiệm hai chiếc UAV, mang tên M400-CT, do chính viện thiết kế và chế tạo [6]. Do vấn đề thiếu thiết bị để tự tạo bộ điều khiển cũng như các thiết bị cơ khí khác dành riêng cho ngành hàng không, quá trình lắp ráp chiếc M400-CT gặp rất nhiều khó khăn.

Trước M400-CT thì Việt Nam cũng đã cho thử nghiệm chiếc thủy phi cơ VNS-41 vào tháng 12, 2004 [7]. VNS-41 cũng đã từng trải qua những khó khăn mà M400-CT gặp phải. Tính từ ngày dự án được phê chuẩn bởi Quân ủy Trung ương, 4/3/1978, VNS-41 đã mất hơn 26 năm mới được xem là thành công.
M-400UAV.jpg
 

cuongdoanvan

Well-Known Member
Ðề: Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

hình như bác hai duong này là quân nhân hay sao ấy , thấy post toàn bài không quân , hai quân không hà . nhưng mà máy bay vn nhìn chán thiệt . cổ hết rồi . coi chừng chưa bắn đã rụng:))
 

hai_duong

Member
Ðề: Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

hình như bác hai duong này là quân nhân hay sao ấy , thấy post toàn bài không quân , hai quân không hà . nhưng mà máy bay vn nhìn chán thiệt . cổ hết rồi . coi chừng chưa bắn đã rụng:))

Không phải đâu bác, tại thấy thời gian gần đây anh em nhà ta quan tâm đến đánh đấm nhiều. Với lại xem cũng có phần an ủi, chứ không thì cứ nghĩ: "nó có súng mình có dao râm, nó bóp cò mình nhảy vô đâm"
 

bao071180

Member
Ðề: Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

Không phải đâu bác, tại thấy thời gian gần đây anh em nhà ta quan tâm đến đánh đấm nhiều. Với lại xem cũng có phần an ủi, chứ không thì cứ nghĩ: "nó có súng mình có dao râm, nó bóp cò mình nhảy vô đâm"

ôi chết cười với cái bác này.
 

searching

New Member
Ðề: Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

đúng là bài viết rất chất lượng. cám ơn Mr hai_duong nhiều
 

Noob No1

New Member
Ðề: Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam

Không phải đâu bác, tại thấy thời gian gần đây anh em nhà ta quan tâm đến đánh đấm nhiều. Với lại xem cũng có phần an ủi, chứ không thì cứ nghĩ: "nó có súng mình có dao râm, nó bóp cò mình nhảy vô đâm"

dao găm mới đúng bác ơi.
 
Bên trên