Nga có những quan điểm của riêng mình về cách phát triển công nghệ trong nước. Dẫu nghe có vẻ kỳ quặc nhưng những cách tiếp cận đó có thể rất hiệu quả. Chẳng hạn, Nga quyết định bỏ qua giai đoạn 5G và phát triển thẳng lên mạng 6G. Đến năm 2025, Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo & Viện Khoa học Chế tạo Vô tuyến điện có thể nhận được hơn 30 tỉ Rúp (tương đương 501 triệu USD) cho việc nghiên cứu tiêu chuẩn liên lạc 6G mới.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko yêu cầu các bộ liên quan cung cấp thêm kinh phí nghiên cứu và phát triển đối với lĩnh vực mạng truyền thông 6G trước ngày 01/08.
Dự án này sẽ bao gồm phát triển thiết bị từ nguyên mẫu cho đến sản xuất, những vấn đề cơ bản về linh kiện, cũng như phát triển những khuôn khổ quy định và nghiên cứu an toàn điện từ cho các mạng mới.
Là một phần của dự án, Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo & Viện Khoa học Chế tạo Vô tuyến điện đã đề xuất sửa đổi lộ trình phát triển mạng 5G. Tài liệu do Rostec xây dựng và được phê duyệt vào tháng 11/2020 với chi phí thực hiện 208,15 tỉ Rúp (tương đương 3,51 tỉ USD).
Dẫu thế, tất cả điều này nghe có vẻ khá xa vời. Nga thậm chí còn chưa đạt được vùng phủ sóng LTE đầy đủ nhưng lại phát triển mạng 6G của riêng mình. Nhà mạng VimpelCom tại Nga cũng có suy nghĩ tương tự. Họ cho biết, trước khi nói đến 6G, Nga cần tập trung vào việc mở rộng dần các dải tần LTE. Thế nên, họ hoài nghi về triển vọng của 6G.
Hiện tại, có một số công ty có thể cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc trợ giúp về việc phát triển mạng 6G. Hầu hết số đó đến từ các nước phương Tây, nhưng rõ ràng Nga không thể nhờ đến họ. Quốc gia có lãnh thổ Á – Âu này chỉ có thể phụ thuộc vào Huawei cũng như những công ty Trung Quốc khác, vốn cũng đã phát triển các công nghệ tương ứng từ lâu.
Các nhà phân tích Nga tin rằng cần phải nghiên cứu kỹ càng hướng đi của 6G. Nhưng trước khi phân bổ ngân sách lớn cho việc này, Nga sẽ cần xác định phối hợp với các quốc gia và nhà sản xuất thiết bị nào về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tần số.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko yêu cầu các bộ liên quan cung cấp thêm kinh phí nghiên cứu và phát triển đối với lĩnh vực mạng truyền thông 6G trước ngày 01/08.
Dự án này sẽ bao gồm phát triển thiết bị từ nguyên mẫu cho đến sản xuất, những vấn đề cơ bản về linh kiện, cũng như phát triển những khuôn khổ quy định và nghiên cứu an toàn điện từ cho các mạng mới.
Là một phần của dự án, Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo & Viện Khoa học Chế tạo Vô tuyến điện đã đề xuất sửa đổi lộ trình phát triển mạng 5G. Tài liệu do Rostec xây dựng và được phê duyệt vào tháng 11/2020 với chi phí thực hiện 208,15 tỉ Rúp (tương đương 3,51 tỉ USD).
Dẫu thế, tất cả điều này nghe có vẻ khá xa vời. Nga thậm chí còn chưa đạt được vùng phủ sóng LTE đầy đủ nhưng lại phát triển mạng 6G của riêng mình. Nhà mạng VimpelCom tại Nga cũng có suy nghĩ tương tự. Họ cho biết, trước khi nói đến 6G, Nga cần tập trung vào việc mở rộng dần các dải tần LTE. Thế nên, họ hoài nghi về triển vọng của 6G.
Hiện tại, có một số công ty có thể cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc trợ giúp về việc phát triển mạng 6G. Hầu hết số đó đến từ các nước phương Tây, nhưng rõ ràng Nga không thể nhờ đến họ. Quốc gia có lãnh thổ Á – Âu này chỉ có thể phụ thuộc vào Huawei cũng như những công ty Trung Quốc khác, vốn cũng đã phát triển các công nghệ tương ứng từ lâu.
Các nhà phân tích Nga tin rằng cần phải nghiên cứu kỹ càng hướng đi của 6G. Nhưng trước khi phân bổ ngân sách lớn cho việc này, Nga sẽ cần xác định phối hợp với các quốc gia và nhà sản xuất thiết bị nào về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tần số.
Theo VN review