torune
Film critic
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một nghệ thuật, thậm chí là thách thức đối với các kênh thông tin không qua lời nói. Ngôn ngữ cơ thể là một kênh giao tiếp được dùng nhiều bởi các thợ lặn. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, nếu như trên mặt đất có mạng LAN, dưới nước sẽ có mạng LSN (Local Subaquatic Network).
Môi trường nhiều nước nói chung và nước mặn nói riêng khiến việc truyền tải thông tin qua các kênh truyền thống như điện từ hay sóng âm rất khó khăn. Từ trước tới giờ, các cử chỉ tín hiệu đã được các thợ lặn coi là ngôn ngữ khá hữu hiệu nhưng nó có những hạn chế nhất định và chắc chắn là không ưu việt bằng lời nói. Mới đây, nhằm tạo điều kiện thông tin có một kênh giao tiếp mới và giúp đỡ các thợ lặn làm việc hữu hiệu hơn trong môi trường nước đầy khó khăn trong việc di chuyển, công ty Aqwary đã phát triển hệ thống Smart Console sử dụng ống nghe và sóng siêu âm để tạo ra một mạng cục bộ kết nối giữa các thợ lặn với nhau và với các thiết bị phía trên mặt nước dành cho bên chỉ huy tại tàu.
Mạng cục bộ này, được ví von như phiên bản dưới nước của mạng LAN, có thể truyền thông tin – như nhiệt độ, áp suất, trạng thái không khí – tới hơn một nhóm 70 thợ lặn ở độ sâu 100 mét được hiển thị thông qua màn hình màu OLED đặc biệt. Khi ai đó trong nhóm lặn gặp nguy hiểm như hết không khí, hệ thống sẽ tự động cảnh báo toàn bộ thành viên trong nhóm lặn để giúp đỡ người đó.
Hệ thống mạng cục bộ dưới nước hứa hẹn tăng cường độ an toàn cho khác thợ lặn bởi sự phối hợp nhip nhàng của các thành viên và công nghệ mới. Thêm một ví dụ nữa, thợ lặn có thể dùng mạng LSN để cảnh báo đội cứu hộ trên cạn nếu anh ta bị mắc kẹt dưới nước. Hoặc, trong khi lặn ngụp, thợ lặn bắt gặp một vùng san hô tuyệt đẹp, chụp hình lại và anh ta có thể “tweet” ngay lập tức hình ảnh cũng như cảm nhận của mình lên mạng xã hội một cách nhanh chóng.
Môi trường nhiều nước nói chung và nước mặn nói riêng khiến việc truyền tải thông tin qua các kênh truyền thống như điện từ hay sóng âm rất khó khăn. Từ trước tới giờ, các cử chỉ tín hiệu đã được các thợ lặn coi là ngôn ngữ khá hữu hiệu nhưng nó có những hạn chế nhất định và chắc chắn là không ưu việt bằng lời nói. Mới đây, nhằm tạo điều kiện thông tin có một kênh giao tiếp mới và giúp đỡ các thợ lặn làm việc hữu hiệu hơn trong môi trường nước đầy khó khăn trong việc di chuyển, công ty Aqwary đã phát triển hệ thống Smart Console sử dụng ống nghe và sóng siêu âm để tạo ra một mạng cục bộ kết nối giữa các thợ lặn với nhau và với các thiết bị phía trên mặt nước dành cho bên chỉ huy tại tàu.
Mạng cục bộ này, được ví von như phiên bản dưới nước của mạng LAN, có thể truyền thông tin – như nhiệt độ, áp suất, trạng thái không khí – tới hơn một nhóm 70 thợ lặn ở độ sâu 100 mét được hiển thị thông qua màn hình màu OLED đặc biệt. Khi ai đó trong nhóm lặn gặp nguy hiểm như hết không khí, hệ thống sẽ tự động cảnh báo toàn bộ thành viên trong nhóm lặn để giúp đỡ người đó.
Hệ thống mạng cục bộ dưới nước hứa hẹn tăng cường độ an toàn cho khác thợ lặn bởi sự phối hợp nhip nhàng của các thành viên và công nghệ mới. Thêm một ví dụ nữa, thợ lặn có thể dùng mạng LSN để cảnh báo đội cứu hộ trên cạn nếu anh ta bị mắc kẹt dưới nước. Hoặc, trong khi lặn ngụp, thợ lặn bắt gặp một vùng san hô tuyệt đẹp, chụp hình lại và anh ta có thể “tweet” ngay lập tức hình ảnh cũng như cảm nhận của mình lên mạng xã hội một cách nhanh chóng.
Theo engadget
Chỉnh sửa lần cuối: