Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Tại sao lại gọi Lotte Cinema là kẻ ngông nghênh, bởi đơn giản, rạp chiếu phim này luôn đi theo một hướng riêng và có vẻ rất bất cần, ít quan tâm đến con đường của các rạp khác. Lotte Cinema luôn đi theo một hướng riêng, có người thích, có người không, nhưng cụm rạp này vẫn kiên định đi theo kiểu như thế, “chó cứ sủa và đoàn người cứ đi”.
Lotte Cinema đến từ đâu?
Bắt đầu bằng việc mua lại rạp chiếu phim ở Diamond Plaza, Lotte Cinema đã bước chân vào thị trường chiếu bóng ở Việt Nam. Đương nhiên, đây không phải là lĩnh vực duy nhất mà tập đoàn đầu tư vào Việt nam. Lotte Group có một lịch sử khá loằng ngoằng mà nó khiến cho nhiều người băn khoăn, Lotte là của Nhật hay của Hàn.
Lotte Co., Ltd. là một tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm và mua sắm có trụ sở tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Lotte do Shin Kyuk-Ho thành lập lần đầu tiên vào tháng Sáu năm 1948 tại Tokyo. Shin kyuk Ho sau khi sang Nhật thì đổi tên thành Shigemitsu Takeo.
Từ Tokyo, Lotte mở rộng sang Hàn Quốc với việc thành lập của Công ty Bánh kẹo Lotte tại Seoul vào ngày 3 tháng 4 năm 1967. Về sự thành lập chi nhánh Hàn Quốc này thì có vô số điều tiếng, người Hàn thì một thời coi ông như một người phản bội tổ quốc, do vậy sự trở về của ông cũng không dễ chịu lắm. Sau này khi hàng loạt các cơ sở kinh doanh của Lotte Hàn Quốc quá thành công và trở nên vượt cả Lotte Nhật Bản, thì lần này đến các chỉ trích từ phía Nhật Bản cho rằng ông rút hết vốn liếng kiếm được bên Nhật đổ sang Hàn Quốc và dòng vốn này có vẻ chẳng bao giờ quay trở lại Nhật Bản nữa… Lotte Group bao gồm hơn 60 đơn vị kinh doanh 60.000 nhân công tham gia vào ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất bánh kẹo, đồ uống, khách sạn, thức ăn nhanh, bán lẻ, dịch vụ tài chính, hóa chất nặng, điện tử, tin học, xây dựng, xuất bản, và giải trí.
Tập đoàn Lotte đầu tư vào Việt Nam là một nhánh từ Hàn Quốc, vậy nên mọi thứ thuộc về tập đoàn này như Lotte Mart, Lotteria, Lotte Cinema … đều mang phong cách Hàn Quốc, ban giám đốc điều hành cũng là người Hàn, không có bất cứ một người Nhật nào.
Lotte Cinema cũng giống như CGV, đầu tư cụm rạp chiếu dự trên những trung tâm thương mại. Đây là một bước đi khôn ngoan khi có thể tận dụng được diện tích sử dụng còn trống và dựa vào lượng khách đi mua sắm kết hợp xem phim. Nhưng Lotte còn có một lợi thế hơn nữa khi diện tích rạp của họ là “của nhà trồng được”, tức là những siêu thị Lotte Mart cũng là của tập đoàn Lotte.
Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi Lotte Cinema đang sở hữu số lượng rạp nhiều nhất hiện nay và trong tương lai sẽ còn tăng thêm nữa. Hiện nay, họ đã có 16 cụm rạp chiếu phim hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh (Lotte Cinema Cantavil, Lotte Cinema Cộng Hòa, Lotte Cinema Diamond, Lotte Cinema Nam Sài Gòn, Lotte Cinema Phú Thọ), Hà Nội (Lotte Cinema Landmark, Lotte Cinema Hà Đông) và các địa phương khác như Lotte Cinema Nha Trang, Lotte Cinema Đà Nẵng, Lotte Cinema Đồng Nai, Lotte Cinema Bình Dương, Lotte Cinema Phan Thiết, Lotte Cinema Huế, Lotte Cinema Hạ Long, Lotte Cinema Vũng Tàu, Lotte Cinema Cần Thơ.
Đi theo một hướng riêng
Để cạnh tranh với đối thủ khác đến từ Hàn Quốc là CJ CGV, Lotte phải khá vất vả trước sự khốc liệt ở thị trường này. Lotte luôn có những chương trình khuyến mãi gây sốc và ngoài ra giá vé cũng khá dễ chịu hơn so với CGV. Tuy nhiên, dường như họ vẫn đang phát triển khá chậm và việc giành thêm thị phần đối với họ cũng là một chuyện rất khó khăn. Bên cạnh đó, khuyến mãi lập lờ và trang web “nhiều năm không đổi thay” cũng khiến Lotte mất điểm.
Tuy nhiên, cụm rạp này vẫn cứ kiên định đi theo hướng phát triển riêng của mình là phủ rộng trên khắp toàn quốc, những thị trường địa phương nhỏ lẻ. Nhưng so với những rạp ở TP HCM và Hà Nội thì những rạp ở các địa phương đa số có quy mô rất nhỏ, số lượng phòng chiếu ít, phòng chiếu nhỏ, chất lượng âm thanh hình ảnh trung bình. Tuy vậy, méo mó có còn hơn không.
Với nguồn vốn dồi dào từ tập đoàn mẹ, Lotte Cinema không việc gì phải lo lắng, mọi chuyện cứ thoải mái. Đừng ngạc nhiên khi buổi trưa – chiều vào rạp Lotte có phim bạn “bao rạp” luôn. Mặc dù vậy, cụm rạp này vẫn lừng lững tiến tới mở thêm nhiều nơi mới, phục vụ cho chính sách của tập đoàn đến từ Hàn Quốc.
Chuyên gia phát hành phim dở
Có lẽ không phải quá khi phong cho Lotte Cinema danh hiệu này. Do miếng bánh thị phần nhập phim đã bị CGV “cắn” hết, nên Lotte Cinema chỉ thường xuyên nhập về những phim dở. Đương nhiên không phải tất cả đều dở, vài phim cũng xem được nhưng chắc chắn đến 90% là phim dở (theo đánh giá của riêng người viết bài này).
Ban đầu, Lotte Cinema chưa có chính sách nhập phim về chiếu để cạnh tranh, chủ yếu là mua lại phim của các rạp khác như CGV hoặc Galaxy. Chính sách PR cũng không có nhiều. Chủ yếu nhập một vài phim từ “nước mẹ”, mà so với những phim Hàn Quốc khác do CGV phát hành thì phim của Lotte cũng có chất lượng thấp hơn.
Để cạnh tranh, Lotte Cinema ngày càng nhập nhiều phim về chiếu hơn, chủ yếu vẫn là phim Hàn Quốc và những hãng phim từ Châu Âu. Việc PR cũng đẩy mạnh hơn nhưng như một điều cơ bản trong marketing, sản phẩm vẫn là quan trọng nhất, PR đến mấy mà phim dở thì cũng thất bại như thường.
Mỗi năm lại có một phim "thảm họa"
Một điều “đáng ngại” hơn là Lotte Cinema luôn là nơi xuất hiện những bộ phim Việt Nam khủng khiếp nhất, rạp này luôn hậu thuẫn cho những bộ phim đó ra rạp. Điểm danh có thể bắt đầu từ Cưới Chạy cách đây gần 2 năm, một bộ phim truyền hình đem cắt cắt ráp ráp rồi đem ra rạp chiếu dịp tết để móc túi người xem. Những phim sau đó cũng không khá hơn là mấy như Hợp đồng bắt ma, Sơn đẹp trai, Oan hồn …
Bên cạnh những bộ phim nhập ngoại có chất lượng thấp thì Lotte còn có những bộ phim Việt Nam mang đầy tính chất “thảm họa”, quả là một sự kết hợp tuyệt vời. Có lẽ, điều này cũng đúng với phong cách đi theo hướng riêng của cụm rạp này. Mỗi khi xem phim, nếu nhìn thấy chữ “Lotte Cinema phát hành”, cần cân nhắc một chút, nhiều khả năng bạn sẽ muốn “đập phá” khi ra khỏi rạp.
Bài tiếp theo: Đánh giá chất lượng rạp Lotte Cinema
Lotte Cinema đến từ đâu?
Bắt đầu bằng việc mua lại rạp chiếu phim ở Diamond Plaza, Lotte Cinema đã bước chân vào thị trường chiếu bóng ở Việt Nam. Đương nhiên, đây không phải là lĩnh vực duy nhất mà tập đoàn đầu tư vào Việt nam. Lotte Group có một lịch sử khá loằng ngoằng mà nó khiến cho nhiều người băn khoăn, Lotte là của Nhật hay của Hàn.
Lotte Co., Ltd. là một tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm và mua sắm có trụ sở tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Lotte do Shin Kyuk-Ho thành lập lần đầu tiên vào tháng Sáu năm 1948 tại Tokyo. Shin kyuk Ho sau khi sang Nhật thì đổi tên thành Shigemitsu Takeo.
Từ Tokyo, Lotte mở rộng sang Hàn Quốc với việc thành lập của Công ty Bánh kẹo Lotte tại Seoul vào ngày 3 tháng 4 năm 1967. Về sự thành lập chi nhánh Hàn Quốc này thì có vô số điều tiếng, người Hàn thì một thời coi ông như một người phản bội tổ quốc, do vậy sự trở về của ông cũng không dễ chịu lắm. Sau này khi hàng loạt các cơ sở kinh doanh của Lotte Hàn Quốc quá thành công và trở nên vượt cả Lotte Nhật Bản, thì lần này đến các chỉ trích từ phía Nhật Bản cho rằng ông rút hết vốn liếng kiếm được bên Nhật đổ sang Hàn Quốc và dòng vốn này có vẻ chẳng bao giờ quay trở lại Nhật Bản nữa… Lotte Group bao gồm hơn 60 đơn vị kinh doanh 60.000 nhân công tham gia vào ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất bánh kẹo, đồ uống, khách sạn, thức ăn nhanh, bán lẻ, dịch vụ tài chính, hóa chất nặng, điện tử, tin học, xây dựng, xuất bản, và giải trí.
Tập đoàn Lotte đầu tư vào Việt Nam là một nhánh từ Hàn Quốc, vậy nên mọi thứ thuộc về tập đoàn này như Lotte Mart, Lotteria, Lotte Cinema … đều mang phong cách Hàn Quốc, ban giám đốc điều hành cũng là người Hàn, không có bất cứ một người Nhật nào.
Lotte Cinema cũng giống như CGV, đầu tư cụm rạp chiếu dự trên những trung tâm thương mại. Đây là một bước đi khôn ngoan khi có thể tận dụng được diện tích sử dụng còn trống và dựa vào lượng khách đi mua sắm kết hợp xem phim. Nhưng Lotte còn có một lợi thế hơn nữa khi diện tích rạp của họ là “của nhà trồng được”, tức là những siêu thị Lotte Mart cũng là của tập đoàn Lotte.
Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi Lotte Cinema đang sở hữu số lượng rạp nhiều nhất hiện nay và trong tương lai sẽ còn tăng thêm nữa. Hiện nay, họ đã có 16 cụm rạp chiếu phim hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh (Lotte Cinema Cantavil, Lotte Cinema Cộng Hòa, Lotte Cinema Diamond, Lotte Cinema Nam Sài Gòn, Lotte Cinema Phú Thọ), Hà Nội (Lotte Cinema Landmark, Lotte Cinema Hà Đông) và các địa phương khác như Lotte Cinema Nha Trang, Lotte Cinema Đà Nẵng, Lotte Cinema Đồng Nai, Lotte Cinema Bình Dương, Lotte Cinema Phan Thiết, Lotte Cinema Huế, Lotte Cinema Hạ Long, Lotte Cinema Vũng Tàu, Lotte Cinema Cần Thơ.
Đi theo một hướng riêng
Để cạnh tranh với đối thủ khác đến từ Hàn Quốc là CJ CGV, Lotte phải khá vất vả trước sự khốc liệt ở thị trường này. Lotte luôn có những chương trình khuyến mãi gây sốc và ngoài ra giá vé cũng khá dễ chịu hơn so với CGV. Tuy nhiên, dường như họ vẫn đang phát triển khá chậm và việc giành thêm thị phần đối với họ cũng là một chuyện rất khó khăn. Bên cạnh đó, khuyến mãi lập lờ và trang web “nhiều năm không đổi thay” cũng khiến Lotte mất điểm.
Tuy nhiên, cụm rạp này vẫn cứ kiên định đi theo hướng phát triển riêng của mình là phủ rộng trên khắp toàn quốc, những thị trường địa phương nhỏ lẻ. Nhưng so với những rạp ở TP HCM và Hà Nội thì những rạp ở các địa phương đa số có quy mô rất nhỏ, số lượng phòng chiếu ít, phòng chiếu nhỏ, chất lượng âm thanh hình ảnh trung bình. Tuy vậy, méo mó có còn hơn không.
Với nguồn vốn dồi dào từ tập đoàn mẹ, Lotte Cinema không việc gì phải lo lắng, mọi chuyện cứ thoải mái. Đừng ngạc nhiên khi buổi trưa – chiều vào rạp Lotte có phim bạn “bao rạp” luôn. Mặc dù vậy, cụm rạp này vẫn lừng lững tiến tới mở thêm nhiều nơi mới, phục vụ cho chính sách của tập đoàn đến từ Hàn Quốc.
Chuyên gia phát hành phim dở
Có lẽ không phải quá khi phong cho Lotte Cinema danh hiệu này. Do miếng bánh thị phần nhập phim đã bị CGV “cắn” hết, nên Lotte Cinema chỉ thường xuyên nhập về những phim dở. Đương nhiên không phải tất cả đều dở, vài phim cũng xem được nhưng chắc chắn đến 90% là phim dở (theo đánh giá của riêng người viết bài này).
Ban đầu, Lotte Cinema chưa có chính sách nhập phim về chiếu để cạnh tranh, chủ yếu là mua lại phim của các rạp khác như CGV hoặc Galaxy. Chính sách PR cũng không có nhiều. Chủ yếu nhập một vài phim từ “nước mẹ”, mà so với những phim Hàn Quốc khác do CGV phát hành thì phim của Lotte cũng có chất lượng thấp hơn.
Để cạnh tranh, Lotte Cinema ngày càng nhập nhiều phim về chiếu hơn, chủ yếu vẫn là phim Hàn Quốc và những hãng phim từ Châu Âu. Việc PR cũng đẩy mạnh hơn nhưng như một điều cơ bản trong marketing, sản phẩm vẫn là quan trọng nhất, PR đến mấy mà phim dở thì cũng thất bại như thường.
Mỗi năm lại có một phim "thảm họa"
Một điều “đáng ngại” hơn là Lotte Cinema luôn là nơi xuất hiện những bộ phim Việt Nam khủng khiếp nhất, rạp này luôn hậu thuẫn cho những bộ phim đó ra rạp. Điểm danh có thể bắt đầu từ Cưới Chạy cách đây gần 2 năm, một bộ phim truyền hình đem cắt cắt ráp ráp rồi đem ra rạp chiếu dịp tết để móc túi người xem. Những phim sau đó cũng không khá hơn là mấy như Hợp đồng bắt ma, Sơn đẹp trai, Oan hồn …
Bên cạnh những bộ phim nhập ngoại có chất lượng thấp thì Lotte còn có những bộ phim Việt Nam mang đầy tính chất “thảm họa”, quả là một sự kết hợp tuyệt vời. Có lẽ, điều này cũng đúng với phong cách đi theo hướng riêng của cụm rạp này. Mỗi khi xem phim, nếu nhìn thấy chữ “Lotte Cinema phát hành”, cần cân nhắc một chút, nhiều khả năng bạn sẽ muốn “đập phá” khi ra khỏi rạp.
Bài tiếp theo: Đánh giá chất lượng rạp Lotte Cinema
Chỉnh sửa lần cuối: