lossless vs hi-res: nhờ cao nhân chỉ giáo

dangthanhthe

Well-Known Member
Nhạc tiền chiến được đánh giá là khó nghe với nhiều người, nó nhẹ nhàng, giai điệu hình như ảnh hưởng nhiều của âm nhạc lãng mạn phương Tây như dòng nhạc lãng mạn Pháp. Nó ít đi vào cuộc sống một cách "người" với thất tình lục dục hỷ nộ ái ố lạc bi ai. Nó êm đềm như mặt nước hồ thu. Tía ơi, đó là chất Thiền trong cuộc sống

Mình không biết đã có bài viết nào phân loại các dòng nhạc Việt Nam theo giai điệu như bạn đề cập chưa? Nếu có thief mình xin bạn một các link để nghên cứu. Nếu chưa thì bạn có thể tổng hợp giúp mình không? Mình mong được hiểu thêm về điều này. Cám ơn bạn nhiều.

Mình cũng chưa gặp bài viết nào phân loại nhạc Việt cả. Cá nhân mình thì dùng cách phân loại chủ yếu dựa trên ngôn từ, sau đó là giai điệu:

1. Nhạc Pop: giai điệu hóa ngôn ngữ thoại hàng ngày. Ví dụ viết vè nỗi nhớ thì
"Người yêu ơi có biết anh nhớ em nhiều lắm !!!
Những đêm trong giấc mơ tay nắm tay nghẹn ngào
Lòng hạnh phúc biết bao ngỡ rằng em còn đây
Nụ hôn trao ngất ngây, ôi tình yêu tuyệt vời ! "
(Hãy về bên anh - Duy Mạnh)
Giai điệu cấu trúc đơn giản, tiết tấu đều đều, chậm, thường là nhịp 4/4, ít biến đổi nhịp, ít quãng cao, dễ hát, khi hát thường luyến láy, cho mềm mại và mùi mẫn... nên thường bị đánh giá là rên rỉ.

2. Ballad: bắt đầu dùng ngôn ngữ thi ca giàu hình ảnh để diễn tả. Cùng là nỗi nhớ nhưng Mưa lệ của Lam Phương lại thành
"Buồn chất lên đầy bước chân giang hồ
Bờ mắt rêu xanh màu nhung nhớ
Con tim tha hương thiết tha mong chờ
Một nhịp cầu duyên nối qua đôi bờ .."
Ngôn ngữ sang trọng nhưng vẫn dễ hiểu, dễ tưởng tượng... Và đến đây, người nghe bắt đầu dùng trí tưởng tượng chứ không đơn thuần là dùng tai nữa...

3. Classic - Opera: Tùy từng đẳng cấp của tác giả mà ngôn ngữ hình ảnh của hội họa được sử dụng. Đến Opera thì giống như các bản symphony, là những câu chuyện hoàn chỉnh hoặc đưa tính triết lý vào. Vẫn là nỗi nhớ, chia ly nhưng Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong không còn mang tính cá nhân nữa, mà chuyển thành "thương người trách trời" của các bậc vỹ nhân vậy...
"Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
châu buông mâu
dương thế bao la sầu
..
Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu"

"Châu buông mâu' - đã hơn hẳn "Bờ mắt riêu xanh màu nhung nhớ" rồi, dùng toàn từ Hán Việt (nên kén người nghe), chưa nói đến điển tích Vợ chồng Ngâu ... Cấu trúc cũng phức tạp hơn và vì để thể hiện được tính hội họa hay triết lý, thể loạt này cần ca sỹ phải tạo ra âm trường rất rộng bằng hàng loạt các kỹ thuật hát cổ điển.

Nói chung, nhạc tiền chiến (phân loại theo thời gian) nằm từ khoảng giữa Ballad đến Classic và nhiều nhạc sỹ có tác phẩn đạt đến Opera như Văn Cao, Phạm Duy, Cung Tiến ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dangthanhthe

Well-Known Member
........ Từ đây có thể phân loại các "thể loại" nhạc Việt hiện hành rồi.

1. Nhạc vàng: gần đây gọi là Bolero do chủ yếu chơi trên nền nhạc của các cấu trúc Bolero hỗ hợp. Tuy nhiên, cách gọi này kho chính xác lắm vì rất nhiều bài hát thể loại này có cấu trúc Tango, Valse.... Nhưng các đặc điểm của nó thì thuộc POP. Một số bài có thể liệt vào Ballad

2. Nhạc đỏ: tương tự là POP, mặc dù đa phần viết theo cấu trúc hành khúc

3. Nhạc tiền chiến: đa phần là cross-over (giao thoa) của Ballad và Opera

.........
 

Escalante

Well-Known Member
Hi bạn @dangthanhthe,

Cám ơn phần phản hồi của bạn. Mình qua một tuần bận rộn với những chuyến đi liên tục nên giờ mới ngồi viết vài dòng cám ơn bạn.

1. Về các dòng nhạc:
- hồi xưa có đọc qua rồi, đây đó chút chút. Nhưng không để ý lắm. Đơn giản là chưa đúng thời điểm.
- Nhưng khi cái đam mê của mình đạt đến ngưỡng này thì may mắn sao, những phần bạn phẩn hồi chạm đến đúng lúc.
- Mình đã nhận ra nên đọc và học tiếp, cũng như tìm hiểu âm nhạc theo hướng nào cho cá nhân mình qua bài này.
- Cám ơn bạn nhiều.

2. Về phát triển sở thích âm nhạc:
- Có lẽ không riêng gì cuộc sống, tháp nhu cầu Maslow cũng đúng cho niềm yêu thích âm nhạc.
- Đầu tiên, cái gì từn tứn tưng theo giai điệu hay là đủ. Sau đó, bắt đầu quan tâm đến giàn nhạc, bản phối, chất giọng ca sỹ. Sau nữa là gom mấy cái đó và theo phần trình diễn trên dàn âm thanh hay.....
- Có lẽ mình đi theo đúng tâm lý tháp nhu cầu vì đã có thời gian nghiên cứu phối ghép, giờ chuẩn bị nâng cấp dàn cỏ của mình.
- Giờ đây bắt đầu quan tâm nhiều hớn đến source: hi-res, lossless, lossy.

3. Về chất lượng âm thanh:
- Với phần trả lời của bạn và sự may mắn của mình khi tìm nguồn nhạc, rõ ràng một dàn âm thanh hay chưa đủ cần có nguồn nhạc chất lượng.
- Bạn có thể chia sẻ vài kinh nghiệm trong việc xác định chất lượng ngườn nhạc không? Sở dĩ mình hỏi vậy vì mình tải về nhiều CD cũng xác nhận có chất lượng lossless, nhưng nhiều khi thua trên youtube, chiasenhac luôn.

Cám ơn bạn và chúc bạn cùng gia đình những ngày cuối tuần vui vẻ.
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Kỹ thuật ghi âm càng hiện đại càng cho chất lượng cao nên thường các bản ghi mới sẽ tốt hơn bản cũ nếu coi yếu tố con người và thiết bị ghi âm như nhau.
Tuy nhiên , mình thấy vẫn phải nghe trực tiếp trên dàn âm thanh tốt để lọc. Chuyện nghe 100 lấy 1 là bình thường. Các thông số hi-res như bit depth, bit rate , frequency sample...cũng chỉ là bước lọc cuối cùng thôi.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Kỹ thuật ghi âm càng hiện đại càng cho chất lượng cao nên thường các bản ghi mới sẽ tốt hơn bản cũ nếu coi yếu tố con người và thiết bị ghi âm như nhau.
Tuy nhiên , mình thấy vẫn phải nghe trực tiếp trên dàn âm thanh tốt để lọc. Chuyện nghe 100 lấy 1 là bình thường. Các thông số hi-res như bit depth, bit rate , frequency sample...cũng chỉ là bước lọc cuối cùng thôi.

Vấn đề là nhiều khi chúng ta không tiếp cận được bản thu hay.
VD như em rất thích bài Trường ca Sông Lô do Tạ Minh Tâm hát, đã từng nghe 1 lần trong nhà hát thành phố trên nhạc nền của giàn nhạc giao hưởng TPHCM.
Nhưng bản ghi trên CD (có lẽ là bản duy nhất của Tạ Minh Tâm) thì lại là bản phối trên nền nhạc cụ hiện đại, phần hòa âm hơi to nên nghe chỉ thấy ồn ào mà chả thấy giọng Tạ Minh Tâm hay chỗ nào cả.
Cũng bài đó nghe Ánh Tuyết (CD) thì cũng phều phào thiếu lực. Có lẽ vần đề nằm ở kỹ thuật ghi âm và hòa âm của các phòng thu nhà mình thôi.
Các bác nghe nhiều bản thu Trường Ca Sông Lô thì đề cử giúp em bản nào hay nhé. Cám ơn các bác....
 

dangthanhthe

Well-Known Member
Vấn đề là nhiều khi chúng ta không tiếp cận được bản thu hay.
VD như em rất thích bài Trường ca Sông Lô do Tạ Minh Tâm hát, đã từng nghe 1 lần trong nhà hát thành phố trên nhạc nền của giàn nhạc giao hưởng TPHCM.
Nhưng bản ghi trên CD (có lẽ là bản duy nhất của Tạ Minh Tâm) thì lại là bản phối trên nền nhạc cụ hiện đại, phần hòa âm hơi to nên nghe chỉ thấy ồn ào mà chả thấy giọng Tạ Minh Tâm hay chỗ nào cả.
Cũng bài đó nghe Ánh Tuyết (CD) thì cũng phều phào thiếu lực. Có lẽ vần đề nằm ở kỹ thuật ghi âm và hòa âm của các phòng thu nhà mình thôi.
Các bác nghe nhiều bản thu Trường Ca Sông Lô thì đề cử giúp em bản nào hay nhé. Cám ơn các bác....
Theo mình thì Tạ Minh Tâm đâu phải giọng Opera nên hát bài này sao nổi. Mình nghe thử bản CD thấy còn nguyên cả tiếng xì xẹt .. khi phát âm các phụ âm S, X, Tr ... Lê Dung hát được nhưng rất tiếc bản ghi âm cũng rất kém và hình như Lê Dung khi hát bài này cũng ko hát băng 100% sức lực. Minh kiếm cả DVD gốc mà cũng ko khá hơn. Ghi âm với Opera yêu câu cao quá nên bên trên mình mới bàn đến chuyện phải mua vé nghe trực tiếp hoặc đủ điều kiện thì thuê ca sỹ hát luôn.

Có lẽ hiện tại có Thu Giang gánh được :)
 

ngdhieu

Well-Known Member
Theo mình thì Tạ Minh Tâm đâu phải giọng Opera nên hát bài này sao nổi. Mình nghe thử bản CD thấy còn nguyên cả tiếng xì xẹt .. khi phát âm các phụ âm S, X, Tr ... Lê Dung hát được nhưng rất tiếc bản ghi âm cũng rất kém và hình như Lê Dung khi hát bài này cũng ko hát băng 100% sức lực. Minh kiếm cả DVD gốc mà cũng ko khá hơn. Ghi âm với Opera yêu câu cao quá nên bên trên mình mới bàn đến chuyện phải mua vé nghe trực tiếp hoặc đủ điều kiện thì thuê ca sỹ hát luôn.

Có lẽ hiện tại có Thu Giang gánh được :)

Ặc ặc, TMT là giảng viên nhạc viện TPHCM mà bác chê không phải giọng opera???? (theo em biết thì bác này tông tenor)
 

Yến Lan

Member
Các bác nghe nhiều bản thu Trường Ca Sông Lô thì đề cử giúp em bản nào hay nhé. Cám ơn các bác....
Bác tìm bản cô Diệu Thúy hát hồi xưa, - nhạc Việt Nam bây giờ lởm khởm, chả còn các ca sĩ tử tế như thế hệ ấy đâu, có lossless hay hi-res gì thì cũng vậy thôi.

Theo mình thì Tạ Minh Tâm đâu phải giọng Opera nên hát bài này sao nổi.
Ặc ặc, TMT là giảng viên nhạc viện TPHCM mà bác chê không phải giọng opera????
Bài này chả cần giọng cái gì opera đâu bác. Mới cả nói chung người Việt không hát được opera đâu ạ, có hát thì cũng là hát cho vui thế thôi, chứ thực tế thì không thể hát cho ra opera được, - em hoàn toàn nghiêm túc đấy. (Các bác nói đến nên em thử nghe, bác gì TMT hát thậm chí còn phô/chênh đáng kể đấy ạ).
 

Escalante

Well-Known Member
Vấn đề là nhiều khi chúng ta không tiếp cận được bản thu hay.
VD như em rất thích bài Trường ca Sông Lô do Tạ Minh Tâm hát, đã từng nghe 1 lần trong nhà hát thành phố trên nhạc nền của giàn nhạc giao hưởng TPHCM.
...

Các bác nghe nhiều bản thu Trường Ca Sông Lô thì đề cử giúp em bản nào hay nhé. Cám ơn các bác....

Mình cũng đang mất thời gian tìm lại mấy bài hay mà có bản thu tốt là vậy, mất thời gian kinh.

Hồi xưa nghe tên bài này mình đã không muốn nghe rồi. Sau này biết của ông VĂn Cao nên lò dò nghe vài lần. Tới giờ vẫn chưa có ca sỹ nào mình nghe mà thấy hay.

Hồi xưa có chương trình BBC World Service, khi điểm qua về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm, họ có lồng một đoạn bản này vào, nhạc hợp với nội dung, nghe cực hay. Và cái giọng ca hào hùng, rất nội lực, chỉ một trích đoạn ngắn mà vẻ lên được cái hùng vĩ của núi rừng.
 
Bên trên