Chia sẻ củ bạn rất thú vị. Xin phép trả lời từng phần:
Thế thì mới là "hơi thích thích" thôi bác (bác đừng mếch lòng đấy), - nếu thực sự thích, kiểu gì rồi bác cũng sẽ tự mày mò cái đoạn kia thôi... - chả tránh được đâu
.
Điểm này mình không hoàn toàn đồng ý. Nhưng giữa việc thưởng thức và việc "tìm tới" nó có một khoảng cách. Tại sao vậy?
- Tui ham ăn ngon, sưu tầm quán ăn nấu ngon để ăn. Nhưng tui hoàn toàn không có ý định học nấu bếp.
- Tui mê phim Hollywood, nhưng tui không hề có ý định đi đóng phim vì tui quá đẹp chai? Sợ diễn viên bên Mỹ thất nghiệp.
- Tui mê game, nhưng hoàn toàn không có ý định lập trình game. Ai viết game hay tui chơi.
- ...
Ngày xưa, lúc sinh thời, người ta trách ông Trinh Công Sơn vì ổng trốn lính, tuy ổng viết rất nhiều ca khúc phản chiến rất hay.
Bởi dzị tui tin vào thuyết chính danh. mỗi người sinh ra đều gắn với một sở trường nào đó. Không phải sở trường của mình, thì học đàn từn tứn tưn cho vui thì được, chứ không nên gượng ép. Nên tui khoái nghe nhạc hơn học nhạc.
Cơ mà em biết nhiều (đa số) bạn học trường nhạc ở Việt Nam, đàn sáo là chuyên ngành hẳn hoi, nhưng mà "gu" nghe nhạc thì lại hết sức vớ vẩn, - bác cũng nên để ý cái này.
Cám ơn lời nhắc nhở của bạn.
Mình chỉ quan tâm đến sở thích của mình, ai thích gì mình không quan tâm. Cùng gout thì chia sẻ thảo luận, không thì thôi. Kiểu ngưu tầm ngưu, mã tầm mã vậy mà. Chứ ngưu mà ngồi nói phét với mã thì hơi khó. Trừ khi là Ngưu đầu, Mã diện để Diêm Vương sai vặt thì không có ý kiến.
Và mình cũng hoàn toàn không có ý định giáo hóa ai về sở thích của họ, không có ý định phê phán ai là họ sở thích của họ đúng hay sai. Nên không quan tâm luôn.
Tùng Dương gần đây gây ra nhiều lần tranh luận nảy lửa khi gián tiếp phát biểu bolero là dòng nhạc rẻ tiền, dành cho giới bình dân, ít học.
Chắc tui cũng loại dân bình dân này vì tui cũng nghe bolero. Và tui chưa hề giấu giếm sở thích đó. Đơn giản bolero mang lại cho tôi nhiều cảm xúc, nhiều kỷ niệm.
Không biết những người có kiến thức âm nhạc xếp cố nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông, Lam Phương hay Dương Thiệu Tước vào loại nhạc sỹ rẻ tiền, vừa tiền hay mắc tiền, nhưng Phiên Gác Đêm Xuân, Tiếng Xưa, ... chưa bao giờ sến đối với cá nhân tôi.
Sở thích là sở thích thế thôi. Nếu lấy sở thích ra để luận anh hung hơn thua nhau, thì Albert Einstein, Thomas Edison , Stephen Hawking, ... sẽ cười vào mặt tui và nói" sở thích vớ vẩn. trong khi tụi tao thích nghiên cứu khoa học để nâng cao cuộc sống nhân loại, thì mầy đi nghe Lệ Thu hát. Đồ suy đồi.
Mà tui cũng đáng bị chửi thiệt.
À cái bài gì mà "gọi tên nhau" ấy thì chỉ có trống và kèn trumpet là "sống" (ở phòng thu) thôi, còn lại bass, violin,.. là chơi bằng đàn oóc í mà, mới cả trống chơi hơi yếu (yếu về thể lực ấy ạ).
Cách bạn Yến Lan viết như vậy có lẻ là bạn không biết gì hay không quan tâm nhiều tới bài Xin Còn Gọi Tên Nhau của cố nhạc sỹ Trường Sa hoặc dòng nhạc này.
Có lẽ dòng nhạc bạn nghe là những bài giao hưởng cổ điển có cấu trúc đăng đối và được những dàn giao hưởng lớn như London Symphony Orchestra, New York Philharmonic, Berliner Philharmoniker trình diễn, tôi phục bạn về điều đó.
Riêng tui, như tui đã viết khi xin ý kiến của nhữgn người am hiểu âm nhạc từ đầu, tôi không biết nhiều và đang hạnh phúc dưới cái giếng con của mình. Bởi vậy những nhận xét của mọi người rất quý giá với cá nhân tôi.
Riêng Trường Sa là một huyền thoại âm nhạc trong tâm ý của cá nhân tôi.
Còn chút về phân tích kỹ thuật trình diễn xin bàn sau. Cho coi bài lại chút