Lòng tin còn gì trước sự vô cảm?
Tác giả: Lan Anh
Thấy Bài này cảm động nên chia sẽ với các bác.
http://tuanvietnam.net/2010-10-17-long-tin-con-gi-truoc-su-vo-cam-
Có lòng tin mới có động lực để cống hiến, dâng hiến. Nhưng lòng tin còn gì nơi chúng ta khi bắt gặp sự vô cảm đến lạnh lùng, đáng sợ, nhất là từ những bậc cầm cân nẩy mực?
>>Có lòng tin thì mới có động lực cống hiến
Trận lũ lụt vừa qua đã mang đến nhiều thiệt hại và nhiều giọt nước mắt cho người dân miền Trung. Ngoài việc động viên tinh thần thì từng đơn vị, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong cả nước đang ra sức quyên góp vật chất như tiền, lương thực, quần áo...cho người dân miền Trung trong đó thành phố Hồ Chí Minh đã trao 12,5 triệu đồng cho 25 hộ dân ở xóm 3, xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh. Cán bộ xã đã gom lại và chia nhỏ cho từng hộ dân, mỗi hộ được 120.000 đồng.
Bà Nguyễn Thị Đề đã 83 tuổi cầm trên tay với số tiền bảy mươi nghìn đồng run rẩy tâm sự xã đã bớt lại năm mươi nghìn để xây cổng làng vì việc xây cổng làng xã đã phát động trước lũ không lâu nên chỉ mới một số ít hộ dân đóng.
Không chỉ gia đình bà bị trừ mà những hộ khác trong xã cũng bị như vậy. Người dân nơi đây đã xin cán bộ xã đừng trừ vào số tiền này vì họ để dành đong gạo sau cơn lũ. Xã đã trả lời một cách lạnh lùng rằng không trừ lúc này thì trừ vào lúc nào?! Niềm tin, niềm hi vọng của người dân vùng lũ dùng số tiền nhỏ nhoi được cứu trợ để trang trải qua ngày nhưng hôm nay đã bị chà đạp không thương tiếc.
Khuôn mặt đã nhiều nếp nhăn phiền muộn của bà Nguyễn Thị Đề. Ảnh: Văn Định
Dòng sông ở thôn Phú Mưa, xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là nơi chứng kiến những em học sinh lội qua để đến được trường học hàng ngày. Quần áo ướt sũng, sách vở lấm nước nhưng vẫn không ngăn cản được ý chí đến trường của các em. Người dân ở thôn này mong ước được một chiếc cầu bắc qua. Được biết đã có rất nhiều nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tự nguyện xây cầu cho các em học sinh nơi đây nhưng dường như đến giờ chính quyền xã cũng chẳng mảy may bận tâm.
Sông sâu không đo được lòng người. Quả thực, dòng sông ở thôn Phú Mưa tỉnh Quảng Nam dù có sâu biết mấy nhưng vẫn không đo được sự vô cảm, vô trách nhiệm của chính quyền xã nơi đây. Cần lắm một chiếc cầu nhân ái bắc qua dòng sông này nhưng hình như "quá sức" đối với cấp chính quyền nơi đây!!! Một minh chứng cho sự dâng hiến hôm nay bị quay lưng bởi sự thờ ơ, thiếu tình người của không ít các quan chức.
Các em ngày ngày vẫn phải qua sông để đến trường như thế này đây. Ảnh: Dân Trí
Mới cách đây mấy ngày thôi, cả thế giới vỡ òa khi chứng kiến hình ảnh vị Tổng thống Chile trong tâm trạng lo lắng, nghẹn ngào và đau xót trong giây phút chờ đợi từng người công nhân được cứu sống ra khỏi hầm mỏ. Ông đã mừng rỡ và ôm choàng người đầu tiên được cứu ra khỏi hầm.
Cái ôm choàng đó dường như thế giới cảm nhận được rằng đó là một cái ôm thật lòng, một cái ôm như người cha ôm người con thân yêu của mình. Phải có tình cảm thực sự sâu thẳm mới có được cái ôm như thế. Cái ôm "ngoại giao" ngày nay không thiếu, nhưng để có được vòng tay chân thành dường như là cả một cuộc đời rèn dũa chữ Tâm không ngừng nghỉ. Thế giới không thiếu hình ảnh các vị lãnh đạo gần gũi sâu sát với đời sống người dân hàng ngày.
Và thời xưa, nước ta không phải không có những người lãnh đạo như vậy. Còn nhớ một chi tiết trong tập truyện "Con ngựa nhà Phật" trong cuốn tiểu thuyết "Tám triều Vua Lý" của nhà văn Hoàng Quốc Hải kể lại câu chuyện lịch sử thời xưa có miêu tả hình ảnh vị vua về thăm người dân. Khi về đến làng nhà vua bắt gặp người dân đang cày ruộng. Vua bèn vội xuống kiệu và giành lấy chiếc cày của anh nông dân đang cày. Tất cả các hoạt động của dân làng lúc đó dường như tĩnh lại để dõi mắt theo đức vua cày ruộng. Nhà vua cày một đường thẳng tắp và gọn gàng, cày xong dân tình ai nấy vỗ tay reo hò.
Hình ảnh đức vua cày ruộng là hình ảnh thực, nhưng thông điệp sâu xa của hình ảnh đó là nhà vua đang cày sâu vào lòng dân bằng một niềm tin mãnh liệt nhất.
Niềm tin và sự cống hiến không phải là lí thuyết cao siêu, nó ngự trị trong lòng dân khi niềm tin của dân chúng được cụ thể hóa, là nhu cầu trong đời sống của người dân, là lợi ích của dân chúng, là quyền và lợi của mỗi người được hưởng một cách công bằng tương xứng với sự cống hiến của họ cho dân tộc, cho Tổ quốc.
Quan trọng nhất là người dân sẽ không muốn cống hiến nữa khi những người lãnh đạo không làm gương sống dâng hiến để họ có niềm tin noi theo.
Sẽ là kiếm củi ba năm thiêu một giờ đối với vật chất nhưng sẽ là nhiều ngàn năm tự hào dân tộc thiêu trong một thế hệ nếu để mất lòng tin. Lòng tin là một thứ cần được xây dựng lâu dài, bền bỉ và khó khăn. Xin đừng nhẫn tâm phá nó đi trong lòng dân chúng hôm nay, vì một khi lòng tin đã mất thì khó lòng lấy lại được nữa!
Tác giả: Lan Anh
Thấy Bài này cảm động nên chia sẽ với các bác.
http://tuanvietnam.net/2010-10-17-long-tin-con-gi-truoc-su-vo-cam-
Có lòng tin mới có động lực để cống hiến, dâng hiến. Nhưng lòng tin còn gì nơi chúng ta khi bắt gặp sự vô cảm đến lạnh lùng, đáng sợ, nhất là từ những bậc cầm cân nẩy mực?
>>Có lòng tin thì mới có động lực cống hiến
Trận lũ lụt vừa qua đã mang đến nhiều thiệt hại và nhiều giọt nước mắt cho người dân miền Trung. Ngoài việc động viên tinh thần thì từng đơn vị, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong cả nước đang ra sức quyên góp vật chất như tiền, lương thực, quần áo...cho người dân miền Trung trong đó thành phố Hồ Chí Minh đã trao 12,5 triệu đồng cho 25 hộ dân ở xóm 3, xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh. Cán bộ xã đã gom lại và chia nhỏ cho từng hộ dân, mỗi hộ được 120.000 đồng.
Bà Nguyễn Thị Đề đã 83 tuổi cầm trên tay với số tiền bảy mươi nghìn đồng run rẩy tâm sự xã đã bớt lại năm mươi nghìn để xây cổng làng vì việc xây cổng làng xã đã phát động trước lũ không lâu nên chỉ mới một số ít hộ dân đóng.
Không chỉ gia đình bà bị trừ mà những hộ khác trong xã cũng bị như vậy. Người dân nơi đây đã xin cán bộ xã đừng trừ vào số tiền này vì họ để dành đong gạo sau cơn lũ. Xã đã trả lời một cách lạnh lùng rằng không trừ lúc này thì trừ vào lúc nào?! Niềm tin, niềm hi vọng của người dân vùng lũ dùng số tiền nhỏ nhoi được cứu trợ để trang trải qua ngày nhưng hôm nay đã bị chà đạp không thương tiếc.
Khuôn mặt đã nhiều nếp nhăn phiền muộn của bà Nguyễn Thị Đề. Ảnh: Văn Định
Dòng sông ở thôn Phú Mưa, xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là nơi chứng kiến những em học sinh lội qua để đến được trường học hàng ngày. Quần áo ướt sũng, sách vở lấm nước nhưng vẫn không ngăn cản được ý chí đến trường của các em. Người dân ở thôn này mong ước được một chiếc cầu bắc qua. Được biết đã có rất nhiều nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tự nguyện xây cầu cho các em học sinh nơi đây nhưng dường như đến giờ chính quyền xã cũng chẳng mảy may bận tâm.
Sông sâu không đo được lòng người. Quả thực, dòng sông ở thôn Phú Mưa tỉnh Quảng Nam dù có sâu biết mấy nhưng vẫn không đo được sự vô cảm, vô trách nhiệm của chính quyền xã nơi đây. Cần lắm một chiếc cầu nhân ái bắc qua dòng sông này nhưng hình như "quá sức" đối với cấp chính quyền nơi đây!!! Một minh chứng cho sự dâng hiến hôm nay bị quay lưng bởi sự thờ ơ, thiếu tình người của không ít các quan chức.
Các em ngày ngày vẫn phải qua sông để đến trường như thế này đây. Ảnh: Dân Trí
Mới cách đây mấy ngày thôi, cả thế giới vỡ òa khi chứng kiến hình ảnh vị Tổng thống Chile trong tâm trạng lo lắng, nghẹn ngào và đau xót trong giây phút chờ đợi từng người công nhân được cứu sống ra khỏi hầm mỏ. Ông đã mừng rỡ và ôm choàng người đầu tiên được cứu ra khỏi hầm.
Cái ôm choàng đó dường như thế giới cảm nhận được rằng đó là một cái ôm thật lòng, một cái ôm như người cha ôm người con thân yêu của mình. Phải có tình cảm thực sự sâu thẳm mới có được cái ôm như thế. Cái ôm "ngoại giao" ngày nay không thiếu, nhưng để có được vòng tay chân thành dường như là cả một cuộc đời rèn dũa chữ Tâm không ngừng nghỉ. Thế giới không thiếu hình ảnh các vị lãnh đạo gần gũi sâu sát với đời sống người dân hàng ngày.
Và thời xưa, nước ta không phải không có những người lãnh đạo như vậy. Còn nhớ một chi tiết trong tập truyện "Con ngựa nhà Phật" trong cuốn tiểu thuyết "Tám triều Vua Lý" của nhà văn Hoàng Quốc Hải kể lại câu chuyện lịch sử thời xưa có miêu tả hình ảnh vị vua về thăm người dân. Khi về đến làng nhà vua bắt gặp người dân đang cày ruộng. Vua bèn vội xuống kiệu và giành lấy chiếc cày của anh nông dân đang cày. Tất cả các hoạt động của dân làng lúc đó dường như tĩnh lại để dõi mắt theo đức vua cày ruộng. Nhà vua cày một đường thẳng tắp và gọn gàng, cày xong dân tình ai nấy vỗ tay reo hò.
Hình ảnh đức vua cày ruộng là hình ảnh thực, nhưng thông điệp sâu xa của hình ảnh đó là nhà vua đang cày sâu vào lòng dân bằng một niềm tin mãnh liệt nhất.
Niềm tin và sự cống hiến không phải là lí thuyết cao siêu, nó ngự trị trong lòng dân khi niềm tin của dân chúng được cụ thể hóa, là nhu cầu trong đời sống của người dân, là lợi ích của dân chúng, là quyền và lợi của mỗi người được hưởng một cách công bằng tương xứng với sự cống hiến của họ cho dân tộc, cho Tổ quốc.
Quan trọng nhất là người dân sẽ không muốn cống hiến nữa khi những người lãnh đạo không làm gương sống dâng hiến để họ có niềm tin noi theo.
Sẽ là kiếm củi ba năm thiêu một giờ đối với vật chất nhưng sẽ là nhiều ngàn năm tự hào dân tộc thiêu trong một thế hệ nếu để mất lòng tin. Lòng tin là một thứ cần được xây dựng lâu dài, bền bỉ và khó khăn. Xin đừng nhẫn tâm phá nó đi trong lòng dân chúng hôm nay, vì một khi lòng tin đã mất thì khó lòng lấy lại được nữa!