Người dùng Mac đang nghĩ đến việc nâng cấp lên macOS Big Sur nên kiểm tra kỹ điều này trước khi cập nhật.
Trong một vài năm trở lại đây, Apple đã nhiều lần bị chỉ trích vì những lỗi phần mềm gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thiết bị. Trong đó, đã có những bản cập nhật "chết chóc" từng khiến người dùng điêu đứng, ví dụ như bản cập nhật audioOS 13.2 khiến cho loa HomePod thành cục gạch, hay bản cập nhật macOS Big Sur khiến cho MacBook Pro 2013/2014 không thể khởi động được nữa.
Và mới đây, người ta đã phát hiện thêm một vấn đề mới trên macOS Big Sur, một lỗi hết sức sơ đẳng mà không ai nghĩ rằng một công ty nổi tiếng bởi sự tỉ mỉ như Apple lại có thể gặp phải.
Khi cài đặt mới một hệ điều hành, cho dù là macOS, Windows hay Linux, bước đầu tiên mà người dùng cần làm sẽ là lựa chọn ổ đĩa để trình cài đặt tiến hành copy các file của hệ điều hành vào ổ đĩa đó. Đương nhiên, ổ đĩa đó sẽ phải thoả mãn một số yêu cầu, trong đó yêu cầu cơ bản nhất là phải có đủ dung lượng trống (free space) cho hệ điều hành. Đối với macOS Big Sur, theo số liệu từ Apple, hệ điều hành này yêu cầu tối thiểu 35-45GB dung lượng trống.
Thông báo lỗi của trình cài đặt Windows 10 khi dung lượng ổ cứng không đủ
Thế nhưng, vì một lý do nào đó, trình cài đặt của hệ điều hành macOS Big Sur 11.2 lại không kiểm tra dung lượng ổ đĩa trống trước khi cài đặt. Ngay cả khi ổ đĩa chỉ còn 1% dung lượng trống, máy sẽ không hiện ra bất cứ cảnh báo nào và vẫn tiến hành cài đặt bình thường.
Đến một thời điểm nào đó trong quá trình cài đặt, ổ đĩa sẽ đầy hoàn toàn và khiến cho trình cài đặt macOS Big Sur sẽ bị treo và không thể tiếp tục. Người dùng cũng không có tuỳ chọn để "undo" quá trình cài đặt.
Thông báo lỗi khi người dùng cài đặt macOS Big Sur và ổ cứng bị đầy
Lúc này, cách giải quyết dễ dàng nhất là xoá toàn bộ ổ đĩa và cài đặt lại hệ điều hành. Thế nhưng, đối với đa phần người dùng thì đây không phải phương án khả thi bởi họ không muốn mất dữ liệu. Vậy nên, người dùng sẽ phải tìm cách để truy cập vào ổ cứng để sao lưu dữ liệu và xoá bớt các file thừa.
Đối với những chiếc PC, quá trình này là tương đối đơn giản. Người dùng có thể dùng nhiều công cụ phần mềm (ví dụ như USB cứu hộ), hoặc thậm chí có thể tháo ổ cứng để lắp sang máy khác. Thế nhưng, để có thể truy xuất dữ liệu trên những chiếc máy Mac là điều tương đối khó khăn, không chỉ bởi việc SSD của những máy Mac gần đây đều được hàn chết và không thể lắp sang máy khác; mà còn bởi những rào cản bảo mật mà Apple tạo ra như tính năng mã hoá ổ đĩa FileVault, hay chip bảo mật T2 khiến cho người dùng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu gặp phải sự cố này, rất có thể người dùng sẽ lâm vào tính cảnh mất trắng dữ liệu.
May mắn thay, ở thời điểm bài viết này, Apple đã tung ra bản cập nhật macOS Big Sur 11.2.1 mới khắc phục tình trạng trên. Nếu bạn đang có ý định cập nhật lên macOS Big Sur, đây là điều mà bạn cần lưu tâm.
Bản cập nhật macOS Big Sur 11.2.1 đã khắc phục vấn đề trên
Dù vậy, sau hàng loạt sự cố đã xảy ra trong thời gian qua, có lẽ người dùng nên tập thói quen sao lưu dữ liệu trước khi tiến hành cập nhật một phiên bản phần mềm lớn.
Trong một vài năm trở lại đây, Apple đã nhiều lần bị chỉ trích vì những lỗi phần mềm gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thiết bị. Trong đó, đã có những bản cập nhật "chết chóc" từng khiến người dùng điêu đứng, ví dụ như bản cập nhật audioOS 13.2 khiến cho loa HomePod thành cục gạch, hay bản cập nhật macOS Big Sur khiến cho MacBook Pro 2013/2014 không thể khởi động được nữa.
Và mới đây, người ta đã phát hiện thêm một vấn đề mới trên macOS Big Sur, một lỗi hết sức sơ đẳng mà không ai nghĩ rằng một công ty nổi tiếng bởi sự tỉ mỉ như Apple lại có thể gặp phải.
Khi cài đặt mới một hệ điều hành, cho dù là macOS, Windows hay Linux, bước đầu tiên mà người dùng cần làm sẽ là lựa chọn ổ đĩa để trình cài đặt tiến hành copy các file của hệ điều hành vào ổ đĩa đó. Đương nhiên, ổ đĩa đó sẽ phải thoả mãn một số yêu cầu, trong đó yêu cầu cơ bản nhất là phải có đủ dung lượng trống (free space) cho hệ điều hành. Đối với macOS Big Sur, theo số liệu từ Apple, hệ điều hành này yêu cầu tối thiểu 35-45GB dung lượng trống.
Thông báo lỗi của trình cài đặt Windows 10 khi dung lượng ổ cứng không đủ
Thế nhưng, vì một lý do nào đó, trình cài đặt của hệ điều hành macOS Big Sur 11.2 lại không kiểm tra dung lượng ổ đĩa trống trước khi cài đặt. Ngay cả khi ổ đĩa chỉ còn 1% dung lượng trống, máy sẽ không hiện ra bất cứ cảnh báo nào và vẫn tiến hành cài đặt bình thường.
Đến một thời điểm nào đó trong quá trình cài đặt, ổ đĩa sẽ đầy hoàn toàn và khiến cho trình cài đặt macOS Big Sur sẽ bị treo và không thể tiếp tục. Người dùng cũng không có tuỳ chọn để "undo" quá trình cài đặt.
Thông báo lỗi khi người dùng cài đặt macOS Big Sur và ổ cứng bị đầy
Lúc này, cách giải quyết dễ dàng nhất là xoá toàn bộ ổ đĩa và cài đặt lại hệ điều hành. Thế nhưng, đối với đa phần người dùng thì đây không phải phương án khả thi bởi họ không muốn mất dữ liệu. Vậy nên, người dùng sẽ phải tìm cách để truy cập vào ổ cứng để sao lưu dữ liệu và xoá bớt các file thừa.
Đối với những chiếc PC, quá trình này là tương đối đơn giản. Người dùng có thể dùng nhiều công cụ phần mềm (ví dụ như USB cứu hộ), hoặc thậm chí có thể tháo ổ cứng để lắp sang máy khác. Thế nhưng, để có thể truy xuất dữ liệu trên những chiếc máy Mac là điều tương đối khó khăn, không chỉ bởi việc SSD của những máy Mac gần đây đều được hàn chết và không thể lắp sang máy khác; mà còn bởi những rào cản bảo mật mà Apple tạo ra như tính năng mã hoá ổ đĩa FileVault, hay chip bảo mật T2 khiến cho người dùng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu gặp phải sự cố này, rất có thể người dùng sẽ lâm vào tính cảnh mất trắng dữ liệu.
May mắn thay, ở thời điểm bài viết này, Apple đã tung ra bản cập nhật macOS Big Sur 11.2.1 mới khắc phục tình trạng trên. Nếu bạn đang có ý định cập nhật lên macOS Big Sur, đây là điều mà bạn cần lưu tâm.
Bản cập nhật macOS Big Sur 11.2.1 đã khắc phục vấn đề trên
Dù vậy, sau hàng loạt sự cố đã xảy ra trong thời gian qua, có lẽ người dùng nên tập thói quen sao lưu dữ liệu trước khi tiến hành cập nhật một phiên bản phần mềm lớn.
Theo Genk