Với công nghệ giả lập, loa thanh đang trở thành đối thủ cạnh tranh với loa vòm, nhất là trong môi trường sống chật hẹp.
Hàng mớ dây hỗn độn đã gắn liền với hình ảnh những hệ thống loa âm thanh vòm từ 5.1 đến 7.1. Nhưng việc lắp đặt chúng sao cho đúng không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhất là kiến trúc nhà hiện đại đã làm cho kiểu lắp đặt hệ thống âm thanh vòm trong những phòng nghe khuôn mẫu trở nên khó khăn và phức tạp.
Để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất đã chế tạo ra hệ thống loa thanh (soundbar), vốn chỉ là một hộp dài, tích hợp cả 5 kênh âm thanh để có thể đặt hộp này ngay phía dưới hay phía trên màn hình nhanh chóng, dễ dàng.
Loa thanh là một hộp dài, tích hợp cả 5 kênh âm thanh. Ảnh: Techradar.
Rất nhiều nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng đã nhìn thấy trước sự hình thành một giải pháp loa đơn giản cho nhu cầu mới nên đã nhanh chóng nhảy vào phân khúc sản xuất loa thanh. Hiện có hai giải pháp chính cho hệ thống loa thanh trên thị trường.
Giải pháp thiên về giá cả thường chỉ nhắm tới chất lượng âm thanh stereo, sao cho loa thanh ra được chất âm trong trẻo, rõ ràng và chi tiết, thay cho hệ thống loa tích hợp trên màn hình vốn chất lượng không cao lắm. Các phiên bản loa này chủ yếu là loa chủ động với một ampli riêng tích hợp thay vì là các loa thụ động. Vì thế, không cần phải có ampli hay receiver A/V rời.
Giải pháp đắt tiền hơn là tích hợp thêm loa siêu trầm hay các chức năng hiệu ứng âm thanh sao cho người nghe cảm thấy như đang ở vị trí trung tâm của những cảnh phim hay cảnh game.
Loa thanh chỉ tái hiện được những tần số cao của dải âm thanh. Ảnh: Spacecollective.
Nhược điểm của loa thanh kích cỡ nhỏ gọn là chỉ có khả năng tái hiện những tần số cao của dải âm thanh. Bản thân hộp loa quá nhỏ nên không thể tái hiện âm trầm đẩy đủ được. Để có một dải âm hoàn hảo, giải pháp thường là thêm một loa siêu trầm cho loa thanh này. Loa siêu trầm có thể được bán rời hay đi kèm thành một hệ thống.
Các loa thanh cao cấp cũng không đơn thuần chỉ là sự lắp ghép các loa trung và cao lại với nhau mà chúng đều được nghiên cứu và thiết kế rất cẩn thận để có thể cùng kết hợp mang lại một dải âm thanh đủ rộng và ấn tượng.
Bên cạnh việc phát âm, một phương pháp phức tạp hơn nhằm khai thác triệt để những đặc tính cơ bản về mặt tâm lý học âm thanh (những nghiên cứu về việc tai người cảm thụ âm thanh như thế nào), cũng được ứng dụng. Bằng việc điều chỉnh sự khác nhau về thời gian và tần số, loa thanh có thể tạo ra các hiệu ứng như thể được phát ra từ các hướng khác nhau. Ví dụ, khi một âm bắt nguồn từ kênh phải, phương pháp này sẽ làm cho nó nghe to hơn ở phía tai phải.
Não người có thể nhận ra âm thanh đến từ đâu thông qua độ trễ âm thanh từ tai này tới tai kia. Dù thời gian để cho âm thanh đi qua não bộ chỉ tính bằng phần nghìn giây thì chừng đó cũng đủ để phân biệt. Loa thanh đã tận dụng đặc tính này của não để giả lập chính xác âm thanh trái phải.
Đối với âm thanh đến từ phía sau, một trong các lý do mà chúng ta có thể nghe được là do phần lớn vành tai ngoài sẽ lọc bỏ một dải tần số nào đó và che chắn làm cho âm lượng của âm ở phía sau bị giảm đi. Cũng tận dụng đặc điểm này, trình xử lý âm thanh trong hệ thống loa thanh sẽ loại bỏ các tần số bị lọc, đồng thời cho phép hạ thấp một chút âm lượng những âm cần giả lập phía sau. Nhờ thế, não bộ dễ dàng bị đánh lừa rằng âm thanh này đang đến từ phía sau.
Một số loa thanh đi kèm hộp loa siêu trầm. Ảnh: Gadgetscrunch.
Theo trang công nghệ Techradar, mặc dù loa thanh được thiết kế để thích hợp với các phòng có diện tích nhỏ, nhưng nên nhớ, chúng cũng cần phải được sắp đặt theo một số khuôn mẫu nhất định. Chẳng hạn, loa thanh sẽ phát huy hết hiệu quả khi được đặt trong các phòng vuông vắn với ghế xem phim được kê sát tường phía sau. Lúc này hệ thống có thể phát âm thanh ra các chiều cộng với phản âm từ tường để thành một trường âm thanh vòm đa chiều giả lập.
Nguyễn Hà
Nguồn :
Hàng mớ dây hỗn độn đã gắn liền với hình ảnh những hệ thống loa âm thanh vòm từ 5.1 đến 7.1. Nhưng việc lắp đặt chúng sao cho đúng không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhất là kiến trúc nhà hiện đại đã làm cho kiểu lắp đặt hệ thống âm thanh vòm trong những phòng nghe khuôn mẫu trở nên khó khăn và phức tạp.
Để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất đã chế tạo ra hệ thống loa thanh (soundbar), vốn chỉ là một hộp dài, tích hợp cả 5 kênh âm thanh để có thể đặt hộp này ngay phía dưới hay phía trên màn hình nhanh chóng, dễ dàng.
Loa thanh là một hộp dài, tích hợp cả 5 kênh âm thanh. Ảnh: Techradar.
Rất nhiều nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng đã nhìn thấy trước sự hình thành một giải pháp loa đơn giản cho nhu cầu mới nên đã nhanh chóng nhảy vào phân khúc sản xuất loa thanh. Hiện có hai giải pháp chính cho hệ thống loa thanh trên thị trường.
Giải pháp thiên về giá cả thường chỉ nhắm tới chất lượng âm thanh stereo, sao cho loa thanh ra được chất âm trong trẻo, rõ ràng và chi tiết, thay cho hệ thống loa tích hợp trên màn hình vốn chất lượng không cao lắm. Các phiên bản loa này chủ yếu là loa chủ động với một ampli riêng tích hợp thay vì là các loa thụ động. Vì thế, không cần phải có ampli hay receiver A/V rời.
Giải pháp đắt tiền hơn là tích hợp thêm loa siêu trầm hay các chức năng hiệu ứng âm thanh sao cho người nghe cảm thấy như đang ở vị trí trung tâm của những cảnh phim hay cảnh game.
Loa thanh chỉ tái hiện được những tần số cao của dải âm thanh. Ảnh: Spacecollective.
Nhược điểm của loa thanh kích cỡ nhỏ gọn là chỉ có khả năng tái hiện những tần số cao của dải âm thanh. Bản thân hộp loa quá nhỏ nên không thể tái hiện âm trầm đẩy đủ được. Để có một dải âm hoàn hảo, giải pháp thường là thêm một loa siêu trầm cho loa thanh này. Loa siêu trầm có thể được bán rời hay đi kèm thành một hệ thống.
Các loa thanh cao cấp cũng không đơn thuần chỉ là sự lắp ghép các loa trung và cao lại với nhau mà chúng đều được nghiên cứu và thiết kế rất cẩn thận để có thể cùng kết hợp mang lại một dải âm thanh đủ rộng và ấn tượng.
Bên cạnh việc phát âm, một phương pháp phức tạp hơn nhằm khai thác triệt để những đặc tính cơ bản về mặt tâm lý học âm thanh (những nghiên cứu về việc tai người cảm thụ âm thanh như thế nào), cũng được ứng dụng. Bằng việc điều chỉnh sự khác nhau về thời gian và tần số, loa thanh có thể tạo ra các hiệu ứng như thể được phát ra từ các hướng khác nhau. Ví dụ, khi một âm bắt nguồn từ kênh phải, phương pháp này sẽ làm cho nó nghe to hơn ở phía tai phải.
Não người có thể nhận ra âm thanh đến từ đâu thông qua độ trễ âm thanh từ tai này tới tai kia. Dù thời gian để cho âm thanh đi qua não bộ chỉ tính bằng phần nghìn giây thì chừng đó cũng đủ để phân biệt. Loa thanh đã tận dụng đặc tính này của não để giả lập chính xác âm thanh trái phải.
Đối với âm thanh đến từ phía sau, một trong các lý do mà chúng ta có thể nghe được là do phần lớn vành tai ngoài sẽ lọc bỏ một dải tần số nào đó và che chắn làm cho âm lượng của âm ở phía sau bị giảm đi. Cũng tận dụng đặc điểm này, trình xử lý âm thanh trong hệ thống loa thanh sẽ loại bỏ các tần số bị lọc, đồng thời cho phép hạ thấp một chút âm lượng những âm cần giả lập phía sau. Nhờ thế, não bộ dễ dàng bị đánh lừa rằng âm thanh này đang đến từ phía sau.
Một số loa thanh đi kèm hộp loa siêu trầm. Ảnh: Gadgetscrunch.
Theo trang công nghệ Techradar, mặc dù loa thanh được thiết kế để thích hợp với các phòng có diện tích nhỏ, nhưng nên nhớ, chúng cũng cần phải được sắp đặt theo một số khuôn mẫu nhất định. Chẳng hạn, loa thanh sẽ phát huy hết hiệu quả khi được đặt trong các phòng vuông vắn với ghế xem phim được kê sát tường phía sau. Lúc này hệ thống có thể phát âm thanh ra các chiều cộng với phản âm từ tường để thành một trường âm thanh vòm đa chiều giả lập.
Nguyễn Hà
Nguồn :
Mã:
http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/Loa/2009/10/3B9B0ED9/