scotty
Well-Known Member
Máy chiếu Pico đã có thể biến bất kỳ mặt phẳng quen thuộc nào thành màn hình chiếu (dĩ nhiên là chất lượng hình ảnh khác nhau), nhưng liệu nó có thể biến bất kỳ mặt phẳng nào thành màn hình tương tác và các đồ vật hằng ngày thành một điều khiển từ xa? Dĩ nhiên là chưa? Và LightBeam đã ra đời để biến các khả năng đó thành hiện thực. Được phát triển bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Darmstadt (Đức), LightBeam là công nghệ sử dụng một chiếc máy chiếu pico nhỏ gọn kết hợp với một máy ảnh cảm nhận được chiều sâu (depth-sensing) để đem lại khả năng điều khiển tương tác kiểu Kinect với các hình ảnh trình chiếu.
Xem đoạn video clip dưới đây, chúng ta thấy các tính năng như Kinect-like mà hệ thống LightBeam thể hiện thì không còn lạ lẫm nữa. Nguyên mẫu mà nhóm nghiên cứu sử dụng có tận dụng một bộ cảm biến Kinect để dõi theo cử chỉ và cảm nhận độ sâu. Còn màn hình hiển thị thì sử dụng các đồ dùng bình thường như một tờ giấy hay một quyển sách và được đưa đẩy trong một không gian 3D hẹp, lúc đó hình ảnh được chiếu sẽ tự nó điều hướng, thậm chí là tự xoay ngược lại nếu tờ giấy bị xoay ngược. Mức độ chi tiết của hình ảnh chiếu ra từ máy chiếu cũng có thể được điều chỉnh một cách năng động tương ứng với diện tích bề mặt chiếu có được.
Đối với việc thuyết trình thông qua kết nối với laptop hay sử dụng một điều khiển từ xa quen thuộc, thì LightBeam cũng có thể biến các vật dụng hàng ngày trở thành một điều khiển từ xa. Ở đoạn clip bên dưới, bài trình chiếu được điều khiển bằng cách di chuyển một vật thể bên trong trường nhìn của máy ảnh mà cụ thể trong trường hợp này là xoay cái ly để chuyển đổi qua lại giữa slideshow Flickr và một trang Facebook.
Nhóm nghiên cứu đã đưa nguyên mẫu trên vào việc thử nghiệm với một số người dùng để xem khả năng tương tác của họ với các vật thể bằng hệ thống Lightbeam đến đâu, và nhận thấy là những người tham gia thử nghiệm đã nhanh chóng thích nghi với ý tưởng sử dụng các đồ vật để điều khiển việc trình chiếu và tỏ ra thích thú khi có được khả năng chuyển đổi các cấp độ chi tiết khác nhau một cách dễ dàng. Nhóm thử nghiệm còn đề xuất nên kết hợp thông tin số với các vật thể như giấy tờ văn bản thật, và nhóm nghiên cứu có kế hoạch sẽ khai thác khả năng này trong công trình kế tiếp của mình.
LightBeam sẽ được giới thiệu tại Hội nghị CHI 2012 (Human Factors in Computing Systems - Nhân tố con người trong hệ thống Điện toán) tổ chức tại Austin, Texas (Mỹ) vào tháng 5 tới. Tài liệu về công nghệ LightBeam có thể tải về tại đây (PDF).
LightBeam biến các đồ vật hàng ngày như bình đựng nước thành điều khiển từ xa cho máy chiếu pico |
Xem đoạn video clip dưới đây, chúng ta thấy các tính năng như Kinect-like mà hệ thống LightBeam thể hiện thì không còn lạ lẫm nữa. Nguyên mẫu mà nhóm nghiên cứu sử dụng có tận dụng một bộ cảm biến Kinect để dõi theo cử chỉ và cảm nhận độ sâu. Còn màn hình hiển thị thì sử dụng các đồ dùng bình thường như một tờ giấy hay một quyển sách và được đưa đẩy trong một không gian 3D hẹp, lúc đó hình ảnh được chiếu sẽ tự nó điều hướng, thậm chí là tự xoay ngược lại nếu tờ giấy bị xoay ngược. Mức độ chi tiết của hình ảnh chiếu ra từ máy chiếu cũng có thể được điều chỉnh một cách năng động tương ứng với diện tích bề mặt chiếu có được.
Đối với việc thuyết trình thông qua kết nối với laptop hay sử dụng một điều khiển từ xa quen thuộc, thì LightBeam cũng có thể biến các vật dụng hàng ngày trở thành một điều khiển từ xa. Ở đoạn clip bên dưới, bài trình chiếu được điều khiển bằng cách di chuyển một vật thể bên trong trường nhìn của máy ảnh mà cụ thể trong trường hợp này là xoay cái ly để chuyển đổi qua lại giữa slideshow Flickr và một trang Facebook.
Nhóm nghiên cứu đã đưa nguyên mẫu trên vào việc thử nghiệm với một số người dùng để xem khả năng tương tác của họ với các vật thể bằng hệ thống Lightbeam đến đâu, và nhận thấy là những người tham gia thử nghiệm đã nhanh chóng thích nghi với ý tưởng sử dụng các đồ vật để điều khiển việc trình chiếu và tỏ ra thích thú khi có được khả năng chuyển đổi các cấp độ chi tiết khác nhau một cách dễ dàng. Nhóm thử nghiệm còn đề xuất nên kết hợp thông tin số với các vật thể như giấy tờ văn bản thật, và nhóm nghiên cứu có kế hoạch sẽ khai thác khả năng này trong công trình kế tiếp của mình.
LightBeam sẽ được giới thiệu tại Hội nghị CHI 2012 (Human Factors in Computing Systems - Nhân tố con người trong hệ thống Điện toán) tổ chức tại Austin, Texas (Mỹ) vào tháng 5 tới. Tài liệu về công nghệ LightBeam có thể tải về tại đây (PDF).
[video=youtube;orPc94ZUNwQ]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=orPc94ZUNwQ[/video] |
Theo Gizmag