mrchubby
Chuyên viên tin tức
Ngày nay, Đám mây (Cloud) đã trở thành một phần không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đó lại là một vấn đề khác. Liệu các Công ty đa quốc gia có nên giao những dữ liệu quý giá của mình cho Dịch vụ đám mây?
Điện toán đám mây thực sự là một sự bùng nổ về công nghệ thông tin. Bất kể là mở rộng quy mô hay nâng cấp, kích cỡ của cơ sở hạ tầng công ty có thể thay đổi lập tức theo ý muốn bằng cách dựa trên một nhà cung cấp dịch vụ đám mây với khả năng đem lại công suất dự phòng trong các trung tâm dữ liệu của họ. Tuy nhiên, việc đưa hết dữ liệu “lên mây” với một kết nối không an toàn, tốc độ chậm có thể là một sự hạn chế lớn. Thêm vào đó, một vấn đề nữa là dữ liệu trên mây của các tập đoàn có thể trở thành miếng mồi béo bở trước các cuộc tấn công mạng. Và từ đó, dịch vụ đám mây trở nên lu mờ mặc dù không thể chối cãi các ưu điểm của nó. Với các công ty toàn cầu, việc sử dụng dịch vụ đám mây đem lại nhiều lợi ích, nhưng thực tế nó đang phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa: Các công ty đa quốc gia có thể tin tưởng Dịch vụ đám mây không?
Cơ sở hạ tầng tức thời
Dịch vụ đám mây đem lại nhiều ích lợi cho các tập đoàn đa quốc gia, ít nhất là một cơ sở hạ tầng ngay tức thời không cần phải thiết lập nhiều mà dù trong mơ thì cả thập kỷ trước cũng khó thực hiện được. Tiến sỹ Kevin Curran, một chuyên gia kỹ thuật từ viện IEEE cho biết “Dịch vụ đám mây có thể cung cấp tính linh hoạt, một công ty có thể cung cấp dịch vụ ngay lập tức trước khi trang bị các phần cứng cần thiết như trước đây.”
Sự đẹp đẽ của dịch vụ đám mây chính là nó có thể đáp ứng các nhu cầu công suất lớn ngay lập tức từ các máy chủ điều khiển từ xa của nhà cung cấp, và điều này sẽ vẫn luôn tiếp diễn, nó cho phép các công ty có thể dễ dàng tính toán chi phí hơn cũng như họ có thể từng bước thêm vào các dịch vụ khi cần thiết.
Làn sương thân thiện với sinh thái
Dịch vụ đám mây có thể cứu hành tinh chúng ta khỏi chủ nghĩa tư bản? Nhiều người tin rằng sự phụ thuộc vào dịch vụ đám mây của các doanh nghiệp có thể đem lại dấu chân carbon thấp hơn (độ xả thải lượng carbon dioxide ra môi trường). Thay vì 100 công ty cùng tham gia vào cùng một thị trường, và thường xuyên phải giám sát hệ thống công nghệ thông tin của họ, thì với dịch vụ đám mây, các công ty này sẽ bớt phải trang bị phần cứng hơn – bớt máy chủ và các trang bị CNTT khác – chuyển sang thuê thêm công suất cần thiết với nhu cầu của họ. Mỗi khi một công ty đa quốc gia ký một hợp đồng dịch vụ mới cho dù là ở bất kỳ ở đâu, thì họ có thể thuê thêm không gian lưu trữ trong trung tâm dữ liệu. Dịch vụ đám mây cung cấp khả năng mở rộng và sự tin tưởng một cách ấn tượng. Vậy đâu là hạn chế của Dịch vụ đám mây?
Điểm yếu dễ nhận thấy
“Điểm yếu dễ nhận thấy nhất của Dịch vụ đám mây ở thời điểm hiện tại chính là vấn đề an ninh” – Richard Kemp, người sáng lập Kemp IT Law cho biết. “Chính phủ các nước, chẳng hạn như chính phủ Anh đang đầu tư nghiên cứu một cấu trúc mới để nhanh chóng áp dụng “Đám mây” trong các cơ quan chính phủ”.
Ông giải thích phương pháp tiếp cận của Chính phủ Anh theo 3 hướng “Đầu tiên là việc phân loại dữ liệu một các hiệu quả, để phát hiện ra dữ liệu nào tương thích với đám mây của khu vực nhà nước, tiếp theo đó là các yêu cầu an ninh về nội dung – căn bản dựa trên các chuẩn quốc tế thuộc ISO 27000, và cuối cùng là các yêu cầu xử lý: kiểm định chất lượng, kiểm toán và báo cáo.
Chính phủ Anh: một đám mây “kiểu mẫu”?
Việc gọi cấu trúc đám mây của Chính phủ Anh là “kiểu mẫu” cũng là không ngoa, Kemp cho rằng Đám mây này đáng để các Quốc gia khác noi theo, nó phù hợp với các quốc gia không muốn là người “phát minh lại bánh xe”, mà vẫn muốn giữ lại tính linh hoạt và muốn cung cấp cho người dân của mình các lợi ích to lớn từ Dịch vụ đám mây. “Không nằm ngoài sự phát triển của các Dịch vụ đám mây, các nhà cung cấp Dịch vụ đám mây lớn như Microsoft, Google, Amazon, và IBM đang tích cực nghiên cứu về vấn đề bảo mật”. Và ông cũng cho biết thêm “Đây là thời điểm thích hợp để đẩy sự quan tâm khỏi đám mây trở về với tiền đề an ninh thông tin truyền thống – sự thật rằng là dịch vụ đám mây hoàn toàn có thể cung cấp một môi trường thông tin an toàn hơn cả những hệ thống thông tin hiện có tại nhiều tổ chức".
Vậy đám mây có an toàn?
Trong các điều khoản của việc truy cập trái phép vào dữ liệu (data breachs), đừng đánh giá thấp việc dịch vụ đám mây đã đi được bao xa trong vài năm gần đây. Alan Hartwell – phó giám đốc mảng giải pháp an ninh và nhận diện EMEA tại Oracle cho biết “Có một sự mỉa mai không nên nói ra rằng các công ty đa quốc gia quan ngại về an ninh của Dịch vụ đám mây, trong khi một số trường hợp chuyển sang sử dụng Dịch vụ đám mây còn tạo cơ hội tăng cường an ninh thông tin. Các trung tâm dữu liệu đám mây thường có sự mã hóa dữ liệu dựa trên các giao thức riêng và ứng dụng điều khiển truy nhập đặc quyền cho phép các công ty có thể truy cập ở bất cứ nơi nào.
Và nếu Dịch vụ đám mây đóng cửa?
Dịch vụ đám mây không tồn tại mãi mãi, và các công ty toàn cầu nên lo ngại về trường hợp nhà cung cấp dịch vụ đám mây phá sản. Điều đó đã từng diễn ra trước đây khi Dịch vụ đám mây 2e2 đi vào đóng cửa vào năm 2013 “ Họ yêu cầu các khách hàng số tiền lên đến 1 triệu Bảng từ phía người dùng ( khoảng 1.6 triệu USD hoặc 2.1 triệu đô la Úc) cho việc ko bị gián đoạn dịch vụ và dễ dàng truy cập vào trung tâm dữ liệu của họ” – Curran cho hay “Dĩ nhiên các công ty muốn truy cập dữ liệu ngay lập tức, qua đó họ có thể di chuyển dữ liệu và các ứng dụng qua nhà dung cấp dịch vụ khác, nhưng quá trình có thể kéo dài đến 16 tuần.”
Khoản phí yêu cầu được tính toán nhằm trang trải các chi phí nhân viên, tiện ích, vận chuyển, phí thuê, thuế, quản lý và các chi phí khác, bao gồm các chi phí pháp lý và chi phí quản trị. “Điều này là bất thường bởi khách hàng phải trả tiền để lấy lại dữ liệu của họ”- Curran cho biết “Trong khi đại đa số các trường hợp, nhà cung cấp Dịch vụ đám mây đã lên kế hoạch đóng cửa, khách hàng được thông báo trước và họ có một khoảng thời gian để thực hiện việc chuyển dữ liệu ra nơi khác”
Bởi thế, các công ty đa quốc gia quả thực khó có thể tin tưởng Đám mây, họ chỉ còn một phương án duy nhất: Sao lưu dữ liệu.
Luôn giữ một bản sao lưu.
Điều mà Đám mây cần đảm bảo – đó là sự lâu dài. Và nhà cung cấp Dịch vụ đám mây thực sự cần đem lại một điều gì đó khác biệt. Trong các điều khoản và điều kiện, hầu hết các Dịch vụ đám mây yêu cầu người dùng có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của mình. Và điều đó đã tố cáo rằng các nhà cũng cấp này không đảm bảo được dự mất mát hoặc hư hỏng dữ liệu. “Sao lưu đám mây của bạn không phải là sao lưu” Curran nói “Nói một cách khác bạn thực sự nên xử lý dữ liệu như với những dữ liệu thông thường, sao lưu chúng vào một nơi khác. Đó có thể là một bản sao lên Host khác, không bao giờ nên cùng một chỗ.
Câu hỏi đặt ra
Bất cứ công ty đa quốc gia nào đang tìm kiếm một đám mây dự phòng cũng có những câu hỏi riêng. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã hoạt động kinh doanh được bao lâu? Họ có thể cung cấp dịch vụ lưu trữ dự phòng cho công ty giống với những điều khoản như công ty khác trên thị trường, với cùng kích thước và phạm vi hay không? “Hãy tìm các điều khoản có thể cho phép họ xem xét những khoản phí của bạn trong khi chính họ cũng đang phải đối mặt với thay đổi quan trọng, chẳng hạn như nếu chính phủ thay đổi thuế giá trị gia tăng chẳng hạn?” – Curran cho biết “Một số điều khoản có thể liên quan đến việc tăng giá do chi phí năng lượng thay đổi”. Chúng xứng đáng được nêu chi tiết trong hợp đồng với nhà cung cấp đám mây, và người cùng có thể xem xét lại vị trí của chúng cùng với thông báo đầy đủ về sự thay đổi trạng thái của nhà cung cấp, như là bị mua lại.
Trùng lặp dữ liệu và tiêu hủy dữ liệu
Cũng như việc ngăn chặn truy cập dữ liệu ngẫu nhên, bị xóa mất dữ liệu hoặc những vấn đề kinh doanh trọng yếu, các công ty đa quốc gia phải ghi nhớ rằng dữ liệu có thể được sao lưu quá nhiều “Các công ty đa quốc gia sẽ phải chú ý hơn đến an ninh đám mây như hậu quả pháp lý đi cùng sự gia tăng kích cỡ dữ liệu.” - Curran cho hay “Các công ty đa quốc gia với lượng dữ liệu lớn nên chú ý thêm về thời gian vòng đời dữ liệu do tính chất nhiều người dùng của một nền tảng đám mây, và chắc chắn rằng các dịch vụ khác như tiêu hủy dữ liệu được cung cấp, việc có thể kiểm tra các tiến trình cũng được xem như một phần của dịch vụ.
Bất kỳ công ty đa quốc gia nào cũng yêu cầu bảo mật dữ liệu, không để dữ liệu tồn tại ngoài công ty. Họ nên xem xét về việc làm cách nào để bảo vệ dữ liệu đó một cách mạnh mẽ. “Câu trả lời rất đơn giản rằng đó là chiến thuật bảo mật theo tầng” Curran cho hay “Nguyên tắc cốt lõi cần theo sát là mã hóa dữ liệu”
Tính hiệu quả với mã hóa dữ liệu
Điện toán đám mây hiện nay là cách mà các Công ty kinh doanh làm kinh doanh, và điều đó không dễ dàng để thay đổi. “Trước đây Đám mây chỉ đơn thuần dùng tính toán mọi thứ để phát điện lưới trong thời kỳ những năm 1920 và 1930, và sẽ sớm đến ngày mà con người sẽ không cần phải nhớ về thời mà họ phải nhấn nút để bật nguồn máy tính nữa” Kemp nói “Các lợi ích về mặt chi phí và hiệu quả từ 93,000 mét vuông, hơn 100,000 máy chủ, các trung tâm dữ liệu đầu tư hàng tỷ đô là chưa thể trả lời”
Tuy nhiên chỉ với mã hóa cùng một chính sách đặc trưng nhưng chưa mạnh mẽ hướng tới các bộ dữ liệu khác nhau, các đám mây có thực sự được tin tưởng và khai thác một cách triệt để hay không? Câu hỏi đó sẽ được trả lời bởi các công ty đa quốc gia.
Điện toán đám mây thực sự là một sự bùng nổ về công nghệ thông tin. Bất kể là mở rộng quy mô hay nâng cấp, kích cỡ của cơ sở hạ tầng công ty có thể thay đổi lập tức theo ý muốn bằng cách dựa trên một nhà cung cấp dịch vụ đám mây với khả năng đem lại công suất dự phòng trong các trung tâm dữ liệu của họ. Tuy nhiên, việc đưa hết dữ liệu “lên mây” với một kết nối không an toàn, tốc độ chậm có thể là một sự hạn chế lớn. Thêm vào đó, một vấn đề nữa là dữ liệu trên mây của các tập đoàn có thể trở thành miếng mồi béo bở trước các cuộc tấn công mạng. Và từ đó, dịch vụ đám mây trở nên lu mờ mặc dù không thể chối cãi các ưu điểm của nó. Với các công ty toàn cầu, việc sử dụng dịch vụ đám mây đem lại nhiều lợi ích, nhưng thực tế nó đang phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa: Các công ty đa quốc gia có thể tin tưởng Dịch vụ đám mây không?
Cơ sở hạ tầng tức thời
Dịch vụ đám mây đem lại nhiều ích lợi cho các tập đoàn đa quốc gia, ít nhất là một cơ sở hạ tầng ngay tức thời không cần phải thiết lập nhiều mà dù trong mơ thì cả thập kỷ trước cũng khó thực hiện được. Tiến sỹ Kevin Curran, một chuyên gia kỹ thuật từ viện IEEE cho biết “Dịch vụ đám mây có thể cung cấp tính linh hoạt, một công ty có thể cung cấp dịch vụ ngay lập tức trước khi trang bị các phần cứng cần thiết như trước đây.”
Sự đẹp đẽ của dịch vụ đám mây chính là nó có thể đáp ứng các nhu cầu công suất lớn ngay lập tức từ các máy chủ điều khiển từ xa của nhà cung cấp, và điều này sẽ vẫn luôn tiếp diễn, nó cho phép các công ty có thể dễ dàng tính toán chi phí hơn cũng như họ có thể từng bước thêm vào các dịch vụ khi cần thiết.
Làn sương thân thiện với sinh thái
Dịch vụ đám mây có thể cứu hành tinh chúng ta khỏi chủ nghĩa tư bản? Nhiều người tin rằng sự phụ thuộc vào dịch vụ đám mây của các doanh nghiệp có thể đem lại dấu chân carbon thấp hơn (độ xả thải lượng carbon dioxide ra môi trường). Thay vì 100 công ty cùng tham gia vào cùng một thị trường, và thường xuyên phải giám sát hệ thống công nghệ thông tin của họ, thì với dịch vụ đám mây, các công ty này sẽ bớt phải trang bị phần cứng hơn – bớt máy chủ và các trang bị CNTT khác – chuyển sang thuê thêm công suất cần thiết với nhu cầu của họ. Mỗi khi một công ty đa quốc gia ký một hợp đồng dịch vụ mới cho dù là ở bất kỳ ở đâu, thì họ có thể thuê thêm không gian lưu trữ trong trung tâm dữ liệu. Dịch vụ đám mây cung cấp khả năng mở rộng và sự tin tưởng một cách ấn tượng. Vậy đâu là hạn chế của Dịch vụ đám mây?
Điểm yếu dễ nhận thấy
“Điểm yếu dễ nhận thấy nhất của Dịch vụ đám mây ở thời điểm hiện tại chính là vấn đề an ninh” – Richard Kemp, người sáng lập Kemp IT Law cho biết. “Chính phủ các nước, chẳng hạn như chính phủ Anh đang đầu tư nghiên cứu một cấu trúc mới để nhanh chóng áp dụng “Đám mây” trong các cơ quan chính phủ”.
Ông giải thích phương pháp tiếp cận của Chính phủ Anh theo 3 hướng “Đầu tiên là việc phân loại dữ liệu một các hiệu quả, để phát hiện ra dữ liệu nào tương thích với đám mây của khu vực nhà nước, tiếp theo đó là các yêu cầu an ninh về nội dung – căn bản dựa trên các chuẩn quốc tế thuộc ISO 27000, và cuối cùng là các yêu cầu xử lý: kiểm định chất lượng, kiểm toán và báo cáo.
Chính phủ Anh: một đám mây “kiểu mẫu”?
Việc gọi cấu trúc đám mây của Chính phủ Anh là “kiểu mẫu” cũng là không ngoa, Kemp cho rằng Đám mây này đáng để các Quốc gia khác noi theo, nó phù hợp với các quốc gia không muốn là người “phát minh lại bánh xe”, mà vẫn muốn giữ lại tính linh hoạt và muốn cung cấp cho người dân của mình các lợi ích to lớn từ Dịch vụ đám mây. “Không nằm ngoài sự phát triển của các Dịch vụ đám mây, các nhà cung cấp Dịch vụ đám mây lớn như Microsoft, Google, Amazon, và IBM đang tích cực nghiên cứu về vấn đề bảo mật”. Và ông cũng cho biết thêm “Đây là thời điểm thích hợp để đẩy sự quan tâm khỏi đám mây trở về với tiền đề an ninh thông tin truyền thống – sự thật rằng là dịch vụ đám mây hoàn toàn có thể cung cấp một môi trường thông tin an toàn hơn cả những hệ thống thông tin hiện có tại nhiều tổ chức".
Vậy đám mây có an toàn?
Trong các điều khoản của việc truy cập trái phép vào dữ liệu (data breachs), đừng đánh giá thấp việc dịch vụ đám mây đã đi được bao xa trong vài năm gần đây. Alan Hartwell – phó giám đốc mảng giải pháp an ninh và nhận diện EMEA tại Oracle cho biết “Có một sự mỉa mai không nên nói ra rằng các công ty đa quốc gia quan ngại về an ninh của Dịch vụ đám mây, trong khi một số trường hợp chuyển sang sử dụng Dịch vụ đám mây còn tạo cơ hội tăng cường an ninh thông tin. Các trung tâm dữu liệu đám mây thường có sự mã hóa dữ liệu dựa trên các giao thức riêng và ứng dụng điều khiển truy nhập đặc quyền cho phép các công ty có thể truy cập ở bất cứ nơi nào.
Và nếu Dịch vụ đám mây đóng cửa?
Dịch vụ đám mây không tồn tại mãi mãi, và các công ty toàn cầu nên lo ngại về trường hợp nhà cung cấp dịch vụ đám mây phá sản. Điều đó đã từng diễn ra trước đây khi Dịch vụ đám mây 2e2 đi vào đóng cửa vào năm 2013 “ Họ yêu cầu các khách hàng số tiền lên đến 1 triệu Bảng từ phía người dùng ( khoảng 1.6 triệu USD hoặc 2.1 triệu đô la Úc) cho việc ko bị gián đoạn dịch vụ và dễ dàng truy cập vào trung tâm dữ liệu của họ” – Curran cho hay “Dĩ nhiên các công ty muốn truy cập dữ liệu ngay lập tức, qua đó họ có thể di chuyển dữ liệu và các ứng dụng qua nhà dung cấp dịch vụ khác, nhưng quá trình có thể kéo dài đến 16 tuần.”
Khoản phí yêu cầu được tính toán nhằm trang trải các chi phí nhân viên, tiện ích, vận chuyển, phí thuê, thuế, quản lý và các chi phí khác, bao gồm các chi phí pháp lý và chi phí quản trị. “Điều này là bất thường bởi khách hàng phải trả tiền để lấy lại dữ liệu của họ”- Curran cho biết “Trong khi đại đa số các trường hợp, nhà cung cấp Dịch vụ đám mây đã lên kế hoạch đóng cửa, khách hàng được thông báo trước và họ có một khoảng thời gian để thực hiện việc chuyển dữ liệu ra nơi khác”
Bởi thế, các công ty đa quốc gia quả thực khó có thể tin tưởng Đám mây, họ chỉ còn một phương án duy nhất: Sao lưu dữ liệu.
Luôn giữ một bản sao lưu.
Điều mà Đám mây cần đảm bảo – đó là sự lâu dài. Và nhà cung cấp Dịch vụ đám mây thực sự cần đem lại một điều gì đó khác biệt. Trong các điều khoản và điều kiện, hầu hết các Dịch vụ đám mây yêu cầu người dùng có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của mình. Và điều đó đã tố cáo rằng các nhà cũng cấp này không đảm bảo được dự mất mát hoặc hư hỏng dữ liệu. “Sao lưu đám mây của bạn không phải là sao lưu” Curran nói “Nói một cách khác bạn thực sự nên xử lý dữ liệu như với những dữ liệu thông thường, sao lưu chúng vào một nơi khác. Đó có thể là một bản sao lên Host khác, không bao giờ nên cùng một chỗ.
Câu hỏi đặt ra
Bất cứ công ty đa quốc gia nào đang tìm kiếm một đám mây dự phòng cũng có những câu hỏi riêng. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã hoạt động kinh doanh được bao lâu? Họ có thể cung cấp dịch vụ lưu trữ dự phòng cho công ty giống với những điều khoản như công ty khác trên thị trường, với cùng kích thước và phạm vi hay không? “Hãy tìm các điều khoản có thể cho phép họ xem xét những khoản phí của bạn trong khi chính họ cũng đang phải đối mặt với thay đổi quan trọng, chẳng hạn như nếu chính phủ thay đổi thuế giá trị gia tăng chẳng hạn?” – Curran cho biết “Một số điều khoản có thể liên quan đến việc tăng giá do chi phí năng lượng thay đổi”. Chúng xứng đáng được nêu chi tiết trong hợp đồng với nhà cung cấp đám mây, và người cùng có thể xem xét lại vị trí của chúng cùng với thông báo đầy đủ về sự thay đổi trạng thái của nhà cung cấp, như là bị mua lại.
Trùng lặp dữ liệu và tiêu hủy dữ liệu
Cũng như việc ngăn chặn truy cập dữ liệu ngẫu nhên, bị xóa mất dữ liệu hoặc những vấn đề kinh doanh trọng yếu, các công ty đa quốc gia phải ghi nhớ rằng dữ liệu có thể được sao lưu quá nhiều “Các công ty đa quốc gia sẽ phải chú ý hơn đến an ninh đám mây như hậu quả pháp lý đi cùng sự gia tăng kích cỡ dữ liệu.” - Curran cho hay “Các công ty đa quốc gia với lượng dữ liệu lớn nên chú ý thêm về thời gian vòng đời dữ liệu do tính chất nhiều người dùng của một nền tảng đám mây, và chắc chắn rằng các dịch vụ khác như tiêu hủy dữ liệu được cung cấp, việc có thể kiểm tra các tiến trình cũng được xem như một phần của dịch vụ.
Bất kỳ công ty đa quốc gia nào cũng yêu cầu bảo mật dữ liệu, không để dữ liệu tồn tại ngoài công ty. Họ nên xem xét về việc làm cách nào để bảo vệ dữ liệu đó một cách mạnh mẽ. “Câu trả lời rất đơn giản rằng đó là chiến thuật bảo mật theo tầng” Curran cho hay “Nguyên tắc cốt lõi cần theo sát là mã hóa dữ liệu”
Tính hiệu quả với mã hóa dữ liệu
Điện toán đám mây hiện nay là cách mà các Công ty kinh doanh làm kinh doanh, và điều đó không dễ dàng để thay đổi. “Trước đây Đám mây chỉ đơn thuần dùng tính toán mọi thứ để phát điện lưới trong thời kỳ những năm 1920 và 1930, và sẽ sớm đến ngày mà con người sẽ không cần phải nhớ về thời mà họ phải nhấn nút để bật nguồn máy tính nữa” Kemp nói “Các lợi ích về mặt chi phí và hiệu quả từ 93,000 mét vuông, hơn 100,000 máy chủ, các trung tâm dữ liệu đầu tư hàng tỷ đô là chưa thể trả lời”
Tuy nhiên chỉ với mã hóa cùng một chính sách đặc trưng nhưng chưa mạnh mẽ hướng tới các bộ dữ liệu khác nhau, các đám mây có thực sự được tin tưởng và khai thác một cách triệt để hay không? Câu hỏi đó sẽ được trả lời bởi các công ty đa quốc gia.
Nguồn: Techradar
Chỉnh sửa lần cuối: