Mặc cho sự vươn lên mạnh mẽ trong suốt nhiều năm, đà tăng trưởng của dòng CPU Ryzen nói riêng và AMD nói chung sẽ chậm lại đáng kể trong thời gian tới, trong bối cảnh Intel đang sở hữu dòng sản phẩm mang tính cạnh tranh cao.
Mặc cho sự vươn lên mạnh mẽ của AMD kể từ khi ra mắt dòng CPU Ryzen đầu tiên vào năm 2017, Intel vẫn đang nắm khá chắc chắn vị thế của mình trong thị trường PC, trong khi Đội Đỏ sẽ khó có cơ hội tăng thêm thị phần, theo báo cáo của công ty đầu tư Susquehanna.
Theo đó, Susquehanna gần đây đã nâng xếp hạng của mình đối với tập đoàn Intel từ mức Tiêu cực lên Trung lập. Lý do chính cho động thái này đến từ việc Intel đang sở hữu một danh mục sản phẩm CPU cho PC có tính cạnh tranh cao hơn so với các CPU của AMD.
Khi Intel dùng lại chiến lược của AMD
Còn nhớ cách đây vài năm, vào thời điểm Intel vẫn đang thế thống trị tuyệt đối ở thị trường CPU PC, AMD đã có một chiến lược 'lội ngược dòng' khá thông minh khi trình làng dòng CPU Ryzen. Bên cạnh hiệu năng xử lý mạnh mẽ, dòng CPU Ryzen lại ghi điểm nhờ giá bán cực kỳ hợp lý hơn hẳn so với CPU của Intel, cho phép người dùng mua được một mẫu CPU có hiệu năng/giá bán (p/p) cực kỳ cạnh tranh.
Chưa kể đến, việc AMD liên tục mang tới sự phát triển về mặt công nghệ, tiến trình cũng như hiệu năng xử lý liên tục khiến cho doanh số dòng CPU này liên tục tăng trưởng qua từng năm.
Mặc cho sự vươn lên mạnh mẽ trong suốt nhiều năm, đà tăng trưởng của dòng CPU Ryzen nói riêng và AMD nói chung sẽ chậm lại đáng kể trong thời gian tới, khi Intel đang sở hữu dòng sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Ảnh: Internet
Ở chiều ngược lại, các thế hệ CPU của Intel lại gặp phải khá nhiều vấn đề trong việc thu nhỏ tiến trình trong suốt một thời gian dài, song song với việc không mang tới được mức hiệu năng và công nghệ đột phá qua từng thế hệ CPU.
Đây được coi là một trong nhiều lý do khiến Intel liên tục bị AMD dồn ép trên thị trường trong nhiều năm qua, mặc cho hãng này vẫn đang nắm phần lớn thị phần PC.
Khá thú vị, chiến lược tập trung vào P/P để chiếm lĩnh thị phần của AMD giờ đã một bước ngoặt bất ngờ trong vòng 2 năm trở lại đây. Giờ đây, không phải AMD, mà chính Intel mới là bên đang đưa ra các sản phẩm có p/p tốt cho người dùng.
Điều này được thể hiện ở việc Intel tung ra dòng CPU Intel thế hệ thứ 12 Alder Lake và thế hệ 13 Alder Lake, vốn mang tính cạnh tranh hơn đáng kể so với dòng sản phẩm hiện tại của AMD. Các mẫu CPU này đều có hiệu năng xử lý rất tốt, nhưng lại được bán với giá cực kỳ hợp lý, trải đều ở đủ các phân khúc giá.
Đương nhiên, khi Intel tập trung vào yếu tố P/P, AMD lại đi theo hướng ngược lại. Nếu nhìn vào nền tảng AM5 của AMD, Đội Đỏ hiện không có bất kì sản phẩm nào thuộc dòng Ryzen 7000 được bán với mức giá dưới 200 USD.
Tốn nhiều tiền hơn để dùng CPU Ryzen?
Theo Tomshardware, các CPU thuộc dòng Ryzen 7000 như Ryzen 9 7950X, Ryzen 9 7900X và Ryzen 5 7600X của AMD mang lại hiệu suất ấn tượng trong các thử nghiệm, nhưng đi kèm với số tiền bỏ ra tương đối cao cho chip, bo mạch chủ cùng RAM DDR5. Điều này vô hình trung khiến các con chip Ryzen khó trở thành một lựa chọn đáng để đề xuất cho những người dùng muốn tìm sự cân bằng giữa hiệu năng và giá bán.
Trong khi đó, Intel lại liên tục trình làng một số dòng CPU trong phân khúc giá này, với giá bán cũng kỳ hấp dẫn và cạnh tranh, song song hiệu năng đều ngang ngửa với đối thủ.
Chẳng hạn, đối thủ cạnh tranh chính của Intel Core i5-13400F (196 USD, không có iGPU) và Core i5-13400 (221 USD) là Ryzen 5 7600 (giá 229 USD). Xét về mặt hiệu năng chơi game, con chip tầm trung của AMD mạnh hơn đối thủ từ Intel khoảng 7%, ở cả mức xung mặc định hoặc khi ép xung, theo số liệu thử nghiệm của Tomshardware.
Nếu chỉ nhìn vào giá bán, con chip của AMD đang đắt hơn Core i5-13400F khoảng 33 USD, và đắt hơn Core i5-13400 chỉ khoảng 8 USD - tức không quá chênh lệch. Tuy nhiên, số tiền thực tế người dùng phải bỏ ra để sử dụng Ryzen 5 7600 có thể tốn hơn nhiều so với con chip của Intel, chủ yếu do giá RAM DDR5 và giá bán mainboard dòng B của AMD vẫn đang ở mức cao.
Để so sánh, việc Core i5-13400/F vẫn hỗ trợ RAM DDR4 (có giá rẻ hơn) và giá mainboard của Intel thường thấp hơn có thể giúp người dùng tiết kiệm khoảng 135 USD cho tổng số tiền bỏ ra để xây dựng một bộ PC chạy CPU - so với Ryzen 5 7600.
Đương nhiên, yếu tố P/P được thể hiện rõ ở đây. Bạn sẽ phải trả thêm 35% chi phí cho hệ thống sử dụng chip Ryzen, và thêm 25% số tiền cho mỗi khung hình, để nhận lại mức hiệu năng chơi game cao hơn có 7% ở 1080p. Đây rõ ràng là một lựa chọn không khả thi với những game thủ muốn xây dựng một bộ PC tầm trung nhưng không có hầu bao quá dồi dào, trang Tomshardware phân tích.
Ở thời điểm hiện tại, AMD đang nắm giữ khoảng 30% thị phần của toàn bộ thị trường CPU x86 - một thành tích rất đáng ngợi khen của Đội Đỏ. Tuy nhiên, hãng này lại đang tập trung nhiều hơn vào mảng CPU cho máy chủ bằng dòng chip EPYC. Trong khi đó, tại mảng chip cho PC (và cả mobile), AMD dường lại quá tập trung vào việc ra mắt các con chip cho phân khúc cao cấp, và có ít sản phẩm có p/p đủ tốt ở phân khúc tầm trung và phổ thông.
Kết hợp với việc Intel sử dụng lợi thế về giá và hiệu năng, điều này có thể khiến AMD mất hoàn toàn đà tăng về thị phần ở thị trường PC, thậm chí có thể bị mất ngược trở lại cho Intel, theo đánh giá của một số chuyên gia.
Mặc cho sự vươn lên mạnh mẽ của AMD kể từ khi ra mắt dòng CPU Ryzen đầu tiên vào năm 2017, Intel vẫn đang nắm khá chắc chắn vị thế của mình trong thị trường PC, trong khi Đội Đỏ sẽ khó có cơ hội tăng thêm thị phần, theo báo cáo của công ty đầu tư Susquehanna.
Theo đó, Susquehanna gần đây đã nâng xếp hạng của mình đối với tập đoàn Intel từ mức Tiêu cực lên Trung lập. Lý do chính cho động thái này đến từ việc Intel đang sở hữu một danh mục sản phẩm CPU cho PC có tính cạnh tranh cao hơn so với các CPU của AMD.
Khi Intel dùng lại chiến lược của AMD
Còn nhớ cách đây vài năm, vào thời điểm Intel vẫn đang thế thống trị tuyệt đối ở thị trường CPU PC, AMD đã có một chiến lược 'lội ngược dòng' khá thông minh khi trình làng dòng CPU Ryzen. Bên cạnh hiệu năng xử lý mạnh mẽ, dòng CPU Ryzen lại ghi điểm nhờ giá bán cực kỳ hợp lý hơn hẳn so với CPU của Intel, cho phép người dùng mua được một mẫu CPU có hiệu năng/giá bán (p/p) cực kỳ cạnh tranh.
Chưa kể đến, việc AMD liên tục mang tới sự phát triển về mặt công nghệ, tiến trình cũng như hiệu năng xử lý liên tục khiến cho doanh số dòng CPU này liên tục tăng trưởng qua từng năm.
Mặc cho sự vươn lên mạnh mẽ trong suốt nhiều năm, đà tăng trưởng của dòng CPU Ryzen nói riêng và AMD nói chung sẽ chậm lại đáng kể trong thời gian tới, khi Intel đang sở hữu dòng sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Ảnh: Internet
Ở chiều ngược lại, các thế hệ CPU của Intel lại gặp phải khá nhiều vấn đề trong việc thu nhỏ tiến trình trong suốt một thời gian dài, song song với việc không mang tới được mức hiệu năng và công nghệ đột phá qua từng thế hệ CPU.
Đây được coi là một trong nhiều lý do khiến Intel liên tục bị AMD dồn ép trên thị trường trong nhiều năm qua, mặc cho hãng này vẫn đang nắm phần lớn thị phần PC.
Khá thú vị, chiến lược tập trung vào P/P để chiếm lĩnh thị phần của AMD giờ đã một bước ngoặt bất ngờ trong vòng 2 năm trở lại đây. Giờ đây, không phải AMD, mà chính Intel mới là bên đang đưa ra các sản phẩm có p/p tốt cho người dùng.
Điều này được thể hiện ở việc Intel tung ra dòng CPU Intel thế hệ thứ 12 Alder Lake và thế hệ 13 Alder Lake, vốn mang tính cạnh tranh hơn đáng kể so với dòng sản phẩm hiện tại của AMD. Các mẫu CPU này đều có hiệu năng xử lý rất tốt, nhưng lại được bán với giá cực kỳ hợp lý, trải đều ở đủ các phân khúc giá.
Đương nhiên, khi Intel tập trung vào yếu tố P/P, AMD lại đi theo hướng ngược lại. Nếu nhìn vào nền tảng AM5 của AMD, Đội Đỏ hiện không có bất kì sản phẩm nào thuộc dòng Ryzen 7000 được bán với mức giá dưới 200 USD.
Tốn nhiều tiền hơn để dùng CPU Ryzen?
Theo Tomshardware, các CPU thuộc dòng Ryzen 7000 như Ryzen 9 7950X, Ryzen 9 7900X và Ryzen 5 7600X của AMD mang lại hiệu suất ấn tượng trong các thử nghiệm, nhưng đi kèm với số tiền bỏ ra tương đối cao cho chip, bo mạch chủ cùng RAM DDR5. Điều này vô hình trung khiến các con chip Ryzen khó trở thành một lựa chọn đáng để đề xuất cho những người dùng muốn tìm sự cân bằng giữa hiệu năng và giá bán.
Trong khi đó, Intel lại liên tục trình làng một số dòng CPU trong phân khúc giá này, với giá bán cũng kỳ hấp dẫn và cạnh tranh, song song hiệu năng đều ngang ngửa với đối thủ.
Chẳng hạn, đối thủ cạnh tranh chính của Intel Core i5-13400F (196 USD, không có iGPU) và Core i5-13400 (221 USD) là Ryzen 5 7600 (giá 229 USD). Xét về mặt hiệu năng chơi game, con chip tầm trung của AMD mạnh hơn đối thủ từ Intel khoảng 7%, ở cả mức xung mặc định hoặc khi ép xung, theo số liệu thử nghiệm của Tomshardware.
Nếu chỉ nhìn vào giá bán, con chip của AMD đang đắt hơn Core i5-13400F khoảng 33 USD, và đắt hơn Core i5-13400 chỉ khoảng 8 USD - tức không quá chênh lệch. Tuy nhiên, số tiền thực tế người dùng phải bỏ ra để sử dụng Ryzen 5 7600 có thể tốn hơn nhiều so với con chip của Intel, chủ yếu do giá RAM DDR5 và giá bán mainboard dòng B của AMD vẫn đang ở mức cao.
Để so sánh, việc Core i5-13400/F vẫn hỗ trợ RAM DDR4 (có giá rẻ hơn) và giá mainboard của Intel thường thấp hơn có thể giúp người dùng tiết kiệm khoảng 135 USD cho tổng số tiền bỏ ra để xây dựng một bộ PC chạy CPU - so với Ryzen 5 7600.
Đương nhiên, yếu tố P/P được thể hiện rõ ở đây. Bạn sẽ phải trả thêm 35% chi phí cho hệ thống sử dụng chip Ryzen, và thêm 25% số tiền cho mỗi khung hình, để nhận lại mức hiệu năng chơi game cao hơn có 7% ở 1080p. Đây rõ ràng là một lựa chọn không khả thi với những game thủ muốn xây dựng một bộ PC tầm trung nhưng không có hầu bao quá dồi dào, trang Tomshardware phân tích.
Ở thời điểm hiện tại, AMD đang nắm giữ khoảng 30% thị phần của toàn bộ thị trường CPU x86 - một thành tích rất đáng ngợi khen của Đội Đỏ. Tuy nhiên, hãng này lại đang tập trung nhiều hơn vào mảng CPU cho máy chủ bằng dòng chip EPYC. Trong khi đó, tại mảng chip cho PC (và cả mobile), AMD dường lại quá tập trung vào việc ra mắt các con chip cho phân khúc cao cấp, và có ít sản phẩm có p/p đủ tốt ở phân khúc tầm trung và phổ thông.
Kết hợp với việc Intel sử dụng lợi thế về giá và hiệu năng, điều này có thể khiến AMD mất hoàn toàn đà tăng về thị phần ở thị trường PC, thậm chí có thể bị mất ngược trở lại cho Intel, theo đánh giá của một số chuyên gia.
Theo Genk