Angus_Bert
Film critic
Cách đây 13 năm, một chiếc điện thoại tích hợp camera nghe có vẻ ngớ ngẩn, một cục gạch với khả năng ghi lại hình ảnh xấu cha trời là xấu. Nhưng cho đến tận ngày nay, chúng ta đã có một chiếc điện thoại với cảm biến 41MP, một chiếc với ống kính zoom quang 10x và hàng đống chiếc có khả năng chụp thiếu sáng ấn tượng. Tất cả nều nằm nhỏ gọn trong túi quần của bạn.
Giờ đây, iPhone 4, 4s và 5 là những chiếc máy ảnh được dùng nhiều nhất trên trang chia sẻ ảnh Flickr, điện thoại máy ảnh rõ ràng đang là sự lựa chọn phổ biến để chụp và chia sẻ hình ảnh, tiêu biểu nhất có thêm sản phẩm của Samsung và HTC. Và hãy thử nhìn vào Instagrams, một ứng dụng dành riêng cho những ai thích chụp ảnh trên điện thoại của họ, giờ đây đang có đến hớn 150 triệu thành viên sinh hoạt thường nhật cùng 55 triệu bức ảnh được đăng tải mỗi ngày từ số người dùng kia.
Nếu quay ngược thời gian cách đây 15 năm và nói rằng điện thoại sẽ là loại máy ảnh phổ biến nhất thế giới, chắc ai cũng sẽ cười vào mặt bạn. Nhưng giờ đây chúng lại trở thành sự thật. Vậy làm thế nào chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà mọi thứ thay đổi nhanh chóng thế?
Câu chuyện thứ nhất: Sự xuất hiện của những Bô lão đầu tiên
Tháng 11 năm 2000 đánh dấu sự xuất hiện của chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh đầu tiên trên thế giới, chiếc Sharp J-SH04, nhưng thật sự nó không gây được nhiều ảnh hưởng thời bấy giờ. Số phận của chiếc điện thoại này chỉ dừng lại quanh biên giới Nhật Bản - về cơ bản thì nó được coi như một thất bại.
Thử tìm hiểu thông số cấu hình của Sharp J-SH04 và bạn sẽ hiểu rằng tại sao giới công nghệ lúc bấy giờ lại bảo thủ đến như thế với một chiếc máy ảnh tích hợp camera. Với độ phân giải 0.11MP và hiển thị 256 màu, bô lão này đủ khiến nhiều người phải khóc thét. Nhưng nó lại khá đặc biệt khi chỉ nặng 74g. Cho đến bây giờ vẫn chưa có một chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh nào có được cân nặng mi nhon như SH04.
Đúng là ở thời điểm đó, thế giới chưa thật sự sẵn sàng cho một cuộc thay đổi mang tính cách mạng như thế, hoặc có thể chả ai quan tâm. Nhưng điện thoại tíc hợp camera dần ra mắt đông đảo vài năm sau đó, và tình hình thay đổi hoàn toàn.
Nokia 7650
Được ra mắt vào năm 2002, chiếc Nokia 7650 được nhận định là chiếc điện thoại có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thiết bị di động. Được quảng bá bằng chiến dịch phim ngắn 'Minority Report', 7650 thực sự đánh dấu một cuộc chạy đua mới về những sản phẩm cầm tay tích hợp máy ảnh, và biến nó trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu từ đó trở đi.
Khá hài hước khi lần này ra mắt, Nokia 7650 lại trở thành một cơn sốt, niềm mơ ước của rất nhiều người sử dụng điện thoại di động dù cho bạn cũng chẳng xơ múi gì nhiều từ camera của chiếc máy. Cải tiến hơn so với Sharp J-SH04, 7650 trang bị camera phân giải 0.3MP, màn hình 2.1 inch, bộ xử lí 104MHz và bộ nhớ trong 4MB. Đối thủ cạnh tranh duy nhất lúc đó Nokia phải đối mặt chỉ có chiếc Sony Ericsson T68i, nhưng chúng lại có phân khúc khác hẳn nhau khi T68i được bán với giá 199$, trong khi 7650 chỉ có giá 130$.
Nếu so với tiêu chuẩn ngày nay thì 7650 xứng đáng vứt vào sọt rác, nó chỉ có thời gian thoại 4 giờ đồng hồ. Màn hình 2.1 inch chắc chắn không đủ tuổi để so với chuẩn 5 inch cảm ứng hiện tại, nhưng camera phân giải VGA cũng là một bước đột phá khó tin của hãng tại thời điểm bấy giờ.
Một bước tiến khác sau đó xuất hiện vào tháng 11 năm 2003, khi Panasonic ra mắt chiếc P505iS có khả năng lấy nét tự động.
Sony Ericsson K750i
Đến trước năm 2005 thì mọi thứ đã thay đổi khá nhiều. Chiếc Sony Ericsson K750i được coi là một trong những chiếc điện thoại tuyệt vời nhất ở thời điểm bấy giờ khi nó trang bị camera 2MP cùng đèn flash LED đôi. Đó được coi là một siêu phẩm thế hệ tiếp theo thời bấy giờ. Ngày xưa mà!
Chiếc điện thoại này cũng hội tụ đầy đủ những tinh hoa phát triển nhất của làng công nghệ di động thời bấy giờ, với thời gian thoại 9 giờ cùng chuẩn Bluetooth 2.0. Có thể màn hình khá nhỏ chỉ với 1.9 inch hiển thị, nhưng nó lại có khe thẻ nhớ ngoài, nghĩa là một cuộc cách mạng về chia sẻ hình ảnh cũng dần manh nha.
Lúc bấy giờ Sony được coi là một tượng đài về điện thoại chụp ảnh, với nhiều thiết kế đột phá - đặc biệt là kiểu nắp trượt mở camera, tiêu biểu nhất là sự xuất hiện của công nghệ chụp hình Cyber-Shot với chiếc Sony Ericsson K800i.
Nokia N95
Nokia sau khi đạt được thành công với chiếc N90 ra mắt vào năm 2005 (điện thoại đầu tiên dùng lens Carl Zeiss) và chiếc N93 ra mắt năm 2006 (zoom quang 3x) đã quyết định tung ra một siêu phẩm chấn động địa cầu - chiếc N95 vào năm 2007.
Con quái vật này có rất nhiều thứ để chủ nhân nó có thể tự hào: công nghệ internet 3.5G, GPS, giải trí đa phương tiện. Và đặc biệt là phần camera quá khủng với cảm biến 5MP, sử dụng lens Carl Zeiss và đèn flash LED. Bộ xử lí 220MHz cũng giúp N95 chụp ảnh rất nhanh, cứ 20s được một tấm. Tất nhiên nếu so với những smartphone thần thánh ngày nay thì bom tấn năm 2007 trông cứ như cách đây cả trăm năm.
LG Viewty KU990
Một chiếc điện thoại cũng rất đáng chú ý khác ra mắt vào năm 2007 chính là LG Viewty KU990 - cũng có máy ảnh 5MP và ống kính sản xuất bởi Schneider Kreuznach. Với thiết kế trông khá giống một chiếc máy ảnh compact nhỏ gọn, Viewty KU990 cũng có sức mạnh rất đáng nể khi cho zoom số 16x, đèn flash Xenon và đặc biệt là màn hình cảm ứng rộng 3 inch. Ngoài ra thì sản phẩm của LG cũng có thể quay phim slo-mo 120fps (iPhone 5S eat shit đi), những thứ mà đến giờ nhiều chiếc smartphone vẫn chưa thể làm được.
Câu chuyện thứ hai: Sự trỗi dậy của những chiếc smartphone
Có lẽ giai đoạn lịch sử phát triển mạnh mẽ của những chiếc máy ảnh tích hợp vào điện thoại cũng chính là giai đoạn mà smartphone ra mắt và bùng nổ, khi khái niệm điện thoại thông minh là sự kết hợp của điện thoại và máy ảnh. Ngày nay nhiếp ảnh luôn gắn liền với mạng xã hội. Chúng ta đều luôn chụp và nhanh chóng chia sẻ chúng lên mạng để khoe mẽ với bạn bè. Đây là những gì mà smartphone làm tốt nhất, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ internet di động và mạng xã hội đến với thiết bị cầm tay.
iPhone 4
Có thể bạn không tin, nhưng sự xuất hiện của iPhone suýt chút nữa đã kìm hãm sự phát triển của camer di động. Ba thế hệ đầu của chiếc smartphone này chỉ đều chú trọng đến màn hình cảm ứng, những trải nghiệm phần mềm trên iOS, và gần như chụp ảnh là một thứ gì đó rất xa rời Apple.
Nhưng thế không có nghĩa là Táo không có ảnh hưởng gì cả, phải đến khi chiếc iPhone 4 thật sự ra mắt, với cảm biến BSI phân giải 5MP thì Apple mới thật sự để tâm đến camera của một chiếc điện thoại. Nhưng phần cứng lại không làm nên sự khác biệt cho hãng, mà chính là kho ứng dụng với hàng loạt sản phẩm của bên thứ ba đã biến chia sẻ hình ảnh trở thành một trào lưu mới của mạng xã hội.
Những Facebook hay Instagrams chắc chắn sẽ không thể có được như ngày hôm nay nếu như không có sự thay đổi đó.
Nokia N8
Năm 2010 chúng ta chào đón chiếc Nokia N8, một chiếc điện thoại với sự nhồi nhét tất cả các tính năng ấn tượng nhất, nhưng lại thiếu hụt đi khả năng chia sẻ hình ảnh, đặc biệt là khi Nokia đang chật vật tìm cách theo kịp con ngựa ô Apple. Symbian trở nên quá chậm chạp và lạc lậu so với iOS và Android, người dùng cũng nhanh chóng làm quen với hai nền tảng này hơn ông già của Nokia.
Ngoài ra thì nhà sản xuất Phần Lan cũng tiếp tục sai lần với chiếc PureView 808 có camera phân giải 41MP - con sốt gây bất ngờ tất cả mọi người thời điểm bấy giờ. Nhưng một lần nữa, không hợp thời rồi.
HTC One
Nhồi nhét càng nhiều pixel nghe chừng có vẻ là cách để cho ra một tấm ảnh đẹp hơn, nhưng nó chỉ đúng cho đến khi HTC cho ra mắt năm 2013 này chiếc HTC One. Nhà sản xuất Đài Loan tự hào với công nghệ hình ảnh mới nhất của mình với tên gọi UltraPixel.
Thực chất đây là tên gọi mỹ miều cho cách thức tăng kích thước pixel ảnh có trên cảm biến để giúp điện thoại có khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn. Nhưng như thế cũng không phủ nhận HTC đã tốn khá nhiều công sức để phát triển ứng dụng và phần mềm xử lí hình ảnh riêng để cho ra những kết quả tuyệt vời nhất. Đó chính là HTC Zoe - cho phép người dùng ghi lại 3 giây video và 5 tấm ảnh trước cả khi bạn nhấn nút chụp ảnh.
Samsung Galaxy Zoom
Năm 2013 không phải chỉ có HTC tìm cách trở nên khác biệt với phần còn lại trong câu chuyện ảnh ọt. Một nhà sản xuất khác cũng cho ra một chiếc điện thoại khá độc đáo khác phải kể đến Samsung với chiếc Galaxy Zoom.
Những chiếc điện thoại luôn gặp vấn đề khi cần phóng to hình ảnh. Zoom số thì gần như là giết chết bức hình cần chụp, vì thế trang bị được khả năng zoom quang sẽ là một thứ hoàn toàn hữu ích. Đó chính là những thứ Galaxy Zoom tự hào nhất, nó có khả năng phóng đại hình ảnh lên gấp 10 lần, trang bị cả đèn flash Xenon cùng cảm biến 16MP. Tuy vậy thì hình dáng của nó cục kịch đến mức chả ai buồn quan tâm mặc dù về thông số, nó được coi là một trong những chiếc điện thoại hấp dẫn nhất lúc này.
Nokia Lumia 1020
Con quái vật đích thực của công nghệ máy ảnh di động hiện tại. Tiếp nối người đàn anh PureView 808, Lumia 1020 cũng được trang bị cảm biến ảnh phân giải 41MP. Nhưng giờ đây không còn là nền tảng Symbian nữa, mà thay vào đó là Windows Phone 8 với khả năng cạnh tranh sòng phẳng cùng iOS hay Android. Hiển nhiên iPhone 5S hay Sony Xperia Z1 cũng là những đối thủ đáng gờm, nhưng thực sự để chọn ra được một thiết bị tiêu biểu mang tầm thời đại, khó mà không chọn lấy Lumia 1020.
Câu chuyện thứ ba: Điện thoại chụp ảnh trong tương lai
Rõ ràng chỉ với 13 năm ngắn ngủi, chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của điện thoại chụp ảnh, từ phân giải VGA cho đến 41MP, từ mấy vài chục giây mới được một tấm thì giờ cả chục tấm một giây. Nhưng liệu trong tương lai, những sự phát triển nào sẽ còn xảy đến nữa nhỉ?
Với việc công nghệ UltraPixel xuất hiện, nhiều người tin rằng cuộc chiến pixel giữa các nhà sản xuất đã chấp dứt, nhưng sự thực không phải là như thế. Liên tiếp những chiếc điện thoại chấm cao lần lượt được ra mắt, từ Lumia 1020 với 41MP cho đến Xperia Z1 với 20MP. Có thể trong phiên bản tiếp theo, HTC One 2 thì phân giải của chiếc smartphone sẽ được nâng cao hơn, thay vì ở mức 4MP quá tội nghiệp như bây giờ.
Nhưng như thế không phải là tất cả.
Có một điều khá rõ ràng rằng bây giờ mọi người chụp ảnh luôn có ý nghĩ sẽ chia sẻ nó với người khác, nghĩa là phân giải không hoàn toàn quá quan trọng nữa, đặc biệt là khi phân giải càng cao thì upload càng lâu. Henri Moissinac, Trưởng bộ phận Facebook Mobile, cũng chia sẻ rằng "Giờ đây người ta chia sẻ lên FB chỉ toàn là hình ảnh chứ không có mỗi những dòng chữ như xưa nữa."
Cũng phải nói thêm không chỉ chia sẻ hình ảnh, mà chia sẻ video cũng đang là một xu thế lớn khác trong tương lai của ngành di động. Hiển nhiên sẽ có rất nhiều vấn đề phải giải quyết như biên tập các file, bao gồm cà việc tinh chỉnh âm thanh và chất lượng hình ảnh, nhưng tất cả chúng cũng đều được người dùng sẵn sàng hi sinh để thỏa mãn cái đam mê khoe hàng của họ.
Moissinac cũng nói thêm rằng Facebook đang nhận thấy một tiềm năng lớn về chia sẻ video, nhưng thực chất đó là mong muốn tạo ra một hình ảnh động có thể tái hiện lại trải nghiệm của họ: "Mọi người có cả ngàn tấm ảnh về con cái của họ. Họ đang cố gắng lần lò trên ổ cứng của họ những phần âm thanh khoảnh khắc. Tôi nghĩ cuộc chiến tiếp theo sẽ là về khả năng tìm ra 15 giây hình ảnh và âm thanh hữu dụng, trong tận mấy giờ đồng hồ hình ảnh và âm thanh tồn tại trong ổ cứng của người dùng."
Cảm biến Lytro, hay cái ý tưởng chụp trước lấy nét sau cũng sẽ là một thứ trở nên phổ biến trong tương lai. Một tấm ảnh mà người dùng có thể thỏa thích chọn ra những điểm nhấn mà họ muốn sẽ mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với trước đây. Và cũng có thể, một chiếc điện thoại với phân giải 100MP cũng sẽ sớm xuất hiện trong nay mai, và làm thay đổi tất cả những thứ mà chúng ta đã từng biết về máy ảnh di động. Cùng đón chờ nhé
Giờ đây, iPhone 4, 4s và 5 là những chiếc máy ảnh được dùng nhiều nhất trên trang chia sẻ ảnh Flickr, điện thoại máy ảnh rõ ràng đang là sự lựa chọn phổ biến để chụp và chia sẻ hình ảnh, tiêu biểu nhất có thêm sản phẩm của Samsung và HTC. Và hãy thử nhìn vào Instagrams, một ứng dụng dành riêng cho những ai thích chụp ảnh trên điện thoại của họ, giờ đây đang có đến hớn 150 triệu thành viên sinh hoạt thường nhật cùng 55 triệu bức ảnh được đăng tải mỗi ngày từ số người dùng kia.
Nếu quay ngược thời gian cách đây 15 năm và nói rằng điện thoại sẽ là loại máy ảnh phổ biến nhất thế giới, chắc ai cũng sẽ cười vào mặt bạn. Nhưng giờ đây chúng lại trở thành sự thật. Vậy làm thế nào chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà mọi thứ thay đổi nhanh chóng thế?
Câu chuyện thứ nhất: Sự xuất hiện của những Bô lão đầu tiên
Tháng 11 năm 2000 đánh dấu sự xuất hiện của chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh đầu tiên trên thế giới, chiếc Sharp J-SH04, nhưng thật sự nó không gây được nhiều ảnh hưởng thời bấy giờ. Số phận của chiếc điện thoại này chỉ dừng lại quanh biên giới Nhật Bản - về cơ bản thì nó được coi như một thất bại.
Thử tìm hiểu thông số cấu hình của Sharp J-SH04 và bạn sẽ hiểu rằng tại sao giới công nghệ lúc bấy giờ lại bảo thủ đến như thế với một chiếc máy ảnh tích hợp camera. Với độ phân giải 0.11MP và hiển thị 256 màu, bô lão này đủ khiến nhiều người phải khóc thét. Nhưng nó lại khá đặc biệt khi chỉ nặng 74g. Cho đến bây giờ vẫn chưa có một chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh nào có được cân nặng mi nhon như SH04.
Đúng là ở thời điểm đó, thế giới chưa thật sự sẵn sàng cho một cuộc thay đổi mang tính cách mạng như thế, hoặc có thể chả ai quan tâm. Nhưng điện thoại tíc hợp camera dần ra mắt đông đảo vài năm sau đó, và tình hình thay đổi hoàn toàn.
Nokia 7650
Được ra mắt vào năm 2002, chiếc Nokia 7650 được nhận định là chiếc điện thoại có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thiết bị di động. Được quảng bá bằng chiến dịch phim ngắn 'Minority Report', 7650 thực sự đánh dấu một cuộc chạy đua mới về những sản phẩm cầm tay tích hợp máy ảnh, và biến nó trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu từ đó trở đi.
Khá hài hước khi lần này ra mắt, Nokia 7650 lại trở thành một cơn sốt, niềm mơ ước của rất nhiều người sử dụng điện thoại di động dù cho bạn cũng chẳng xơ múi gì nhiều từ camera của chiếc máy. Cải tiến hơn so với Sharp J-SH04, 7650 trang bị camera phân giải 0.3MP, màn hình 2.1 inch, bộ xử lí 104MHz và bộ nhớ trong 4MB. Đối thủ cạnh tranh duy nhất lúc đó Nokia phải đối mặt chỉ có chiếc Sony Ericsson T68i, nhưng chúng lại có phân khúc khác hẳn nhau khi T68i được bán với giá 199$, trong khi 7650 chỉ có giá 130$.
Nếu so với tiêu chuẩn ngày nay thì 7650 xứng đáng vứt vào sọt rác, nó chỉ có thời gian thoại 4 giờ đồng hồ. Màn hình 2.1 inch chắc chắn không đủ tuổi để so với chuẩn 5 inch cảm ứng hiện tại, nhưng camera phân giải VGA cũng là một bước đột phá khó tin của hãng tại thời điểm bấy giờ.
Một bước tiến khác sau đó xuất hiện vào tháng 11 năm 2003, khi Panasonic ra mắt chiếc P505iS có khả năng lấy nét tự động.
Sony Ericsson K750i
Đến trước năm 2005 thì mọi thứ đã thay đổi khá nhiều. Chiếc Sony Ericsson K750i được coi là một trong những chiếc điện thoại tuyệt vời nhất ở thời điểm bấy giờ khi nó trang bị camera 2MP cùng đèn flash LED đôi. Đó được coi là một siêu phẩm thế hệ tiếp theo thời bấy giờ. Ngày xưa mà!
Chiếc điện thoại này cũng hội tụ đầy đủ những tinh hoa phát triển nhất của làng công nghệ di động thời bấy giờ, với thời gian thoại 9 giờ cùng chuẩn Bluetooth 2.0. Có thể màn hình khá nhỏ chỉ với 1.9 inch hiển thị, nhưng nó lại có khe thẻ nhớ ngoài, nghĩa là một cuộc cách mạng về chia sẻ hình ảnh cũng dần manh nha.
Lúc bấy giờ Sony được coi là một tượng đài về điện thoại chụp ảnh, với nhiều thiết kế đột phá - đặc biệt là kiểu nắp trượt mở camera, tiêu biểu nhất là sự xuất hiện của công nghệ chụp hình Cyber-Shot với chiếc Sony Ericsson K800i.
Nokia N95
Nokia sau khi đạt được thành công với chiếc N90 ra mắt vào năm 2005 (điện thoại đầu tiên dùng lens Carl Zeiss) và chiếc N93 ra mắt năm 2006 (zoom quang 3x) đã quyết định tung ra một siêu phẩm chấn động địa cầu - chiếc N95 vào năm 2007.
Con quái vật này có rất nhiều thứ để chủ nhân nó có thể tự hào: công nghệ internet 3.5G, GPS, giải trí đa phương tiện. Và đặc biệt là phần camera quá khủng với cảm biến 5MP, sử dụng lens Carl Zeiss và đèn flash LED. Bộ xử lí 220MHz cũng giúp N95 chụp ảnh rất nhanh, cứ 20s được một tấm. Tất nhiên nếu so với những smartphone thần thánh ngày nay thì bom tấn năm 2007 trông cứ như cách đây cả trăm năm.
LG Viewty KU990
Một chiếc điện thoại cũng rất đáng chú ý khác ra mắt vào năm 2007 chính là LG Viewty KU990 - cũng có máy ảnh 5MP và ống kính sản xuất bởi Schneider Kreuznach. Với thiết kế trông khá giống một chiếc máy ảnh compact nhỏ gọn, Viewty KU990 cũng có sức mạnh rất đáng nể khi cho zoom số 16x, đèn flash Xenon và đặc biệt là màn hình cảm ứng rộng 3 inch. Ngoài ra thì sản phẩm của LG cũng có thể quay phim slo-mo 120fps (iPhone 5S eat shit đi), những thứ mà đến giờ nhiều chiếc smartphone vẫn chưa thể làm được.
Câu chuyện thứ hai: Sự trỗi dậy của những chiếc smartphone
Có lẽ giai đoạn lịch sử phát triển mạnh mẽ của những chiếc máy ảnh tích hợp vào điện thoại cũng chính là giai đoạn mà smartphone ra mắt và bùng nổ, khi khái niệm điện thoại thông minh là sự kết hợp của điện thoại và máy ảnh. Ngày nay nhiếp ảnh luôn gắn liền với mạng xã hội. Chúng ta đều luôn chụp và nhanh chóng chia sẻ chúng lên mạng để khoe mẽ với bạn bè. Đây là những gì mà smartphone làm tốt nhất, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ internet di động và mạng xã hội đến với thiết bị cầm tay.
iPhone 4
Có thể bạn không tin, nhưng sự xuất hiện của iPhone suýt chút nữa đã kìm hãm sự phát triển của camer di động. Ba thế hệ đầu của chiếc smartphone này chỉ đều chú trọng đến màn hình cảm ứng, những trải nghiệm phần mềm trên iOS, và gần như chụp ảnh là một thứ gì đó rất xa rời Apple.
Nhưng thế không có nghĩa là Táo không có ảnh hưởng gì cả, phải đến khi chiếc iPhone 4 thật sự ra mắt, với cảm biến BSI phân giải 5MP thì Apple mới thật sự để tâm đến camera của một chiếc điện thoại. Nhưng phần cứng lại không làm nên sự khác biệt cho hãng, mà chính là kho ứng dụng với hàng loạt sản phẩm của bên thứ ba đã biến chia sẻ hình ảnh trở thành một trào lưu mới của mạng xã hội.
Những Facebook hay Instagrams chắc chắn sẽ không thể có được như ngày hôm nay nếu như không có sự thay đổi đó.
Nokia N8
Năm 2010 chúng ta chào đón chiếc Nokia N8, một chiếc điện thoại với sự nhồi nhét tất cả các tính năng ấn tượng nhất, nhưng lại thiếu hụt đi khả năng chia sẻ hình ảnh, đặc biệt là khi Nokia đang chật vật tìm cách theo kịp con ngựa ô Apple. Symbian trở nên quá chậm chạp và lạc lậu so với iOS và Android, người dùng cũng nhanh chóng làm quen với hai nền tảng này hơn ông già của Nokia.
Ngoài ra thì nhà sản xuất Phần Lan cũng tiếp tục sai lần với chiếc PureView 808 có camera phân giải 41MP - con sốt gây bất ngờ tất cả mọi người thời điểm bấy giờ. Nhưng một lần nữa, không hợp thời rồi.
HTC One
Nhồi nhét càng nhiều pixel nghe chừng có vẻ là cách để cho ra một tấm ảnh đẹp hơn, nhưng nó chỉ đúng cho đến khi HTC cho ra mắt năm 2013 này chiếc HTC One. Nhà sản xuất Đài Loan tự hào với công nghệ hình ảnh mới nhất của mình với tên gọi UltraPixel.
Thực chất đây là tên gọi mỹ miều cho cách thức tăng kích thước pixel ảnh có trên cảm biến để giúp điện thoại có khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn. Nhưng như thế cũng không phủ nhận HTC đã tốn khá nhiều công sức để phát triển ứng dụng và phần mềm xử lí hình ảnh riêng để cho ra những kết quả tuyệt vời nhất. Đó chính là HTC Zoe - cho phép người dùng ghi lại 3 giây video và 5 tấm ảnh trước cả khi bạn nhấn nút chụp ảnh.
Samsung Galaxy Zoom
Năm 2013 không phải chỉ có HTC tìm cách trở nên khác biệt với phần còn lại trong câu chuyện ảnh ọt. Một nhà sản xuất khác cũng cho ra một chiếc điện thoại khá độc đáo khác phải kể đến Samsung với chiếc Galaxy Zoom.
Những chiếc điện thoại luôn gặp vấn đề khi cần phóng to hình ảnh. Zoom số thì gần như là giết chết bức hình cần chụp, vì thế trang bị được khả năng zoom quang sẽ là một thứ hoàn toàn hữu ích. Đó chính là những thứ Galaxy Zoom tự hào nhất, nó có khả năng phóng đại hình ảnh lên gấp 10 lần, trang bị cả đèn flash Xenon cùng cảm biến 16MP. Tuy vậy thì hình dáng của nó cục kịch đến mức chả ai buồn quan tâm mặc dù về thông số, nó được coi là một trong những chiếc điện thoại hấp dẫn nhất lúc này.
Nokia Lumia 1020
Con quái vật đích thực của công nghệ máy ảnh di động hiện tại. Tiếp nối người đàn anh PureView 808, Lumia 1020 cũng được trang bị cảm biến ảnh phân giải 41MP. Nhưng giờ đây không còn là nền tảng Symbian nữa, mà thay vào đó là Windows Phone 8 với khả năng cạnh tranh sòng phẳng cùng iOS hay Android. Hiển nhiên iPhone 5S hay Sony Xperia Z1 cũng là những đối thủ đáng gờm, nhưng thực sự để chọn ra được một thiết bị tiêu biểu mang tầm thời đại, khó mà không chọn lấy Lumia 1020.
Câu chuyện thứ ba: Điện thoại chụp ảnh trong tương lai
Rõ ràng chỉ với 13 năm ngắn ngủi, chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của điện thoại chụp ảnh, từ phân giải VGA cho đến 41MP, từ mấy vài chục giây mới được một tấm thì giờ cả chục tấm một giây. Nhưng liệu trong tương lai, những sự phát triển nào sẽ còn xảy đến nữa nhỉ?
Với việc công nghệ UltraPixel xuất hiện, nhiều người tin rằng cuộc chiến pixel giữa các nhà sản xuất đã chấp dứt, nhưng sự thực không phải là như thế. Liên tiếp những chiếc điện thoại chấm cao lần lượt được ra mắt, từ Lumia 1020 với 41MP cho đến Xperia Z1 với 20MP. Có thể trong phiên bản tiếp theo, HTC One 2 thì phân giải của chiếc smartphone sẽ được nâng cao hơn, thay vì ở mức 4MP quá tội nghiệp như bây giờ.
Nhưng như thế không phải là tất cả.
Có một điều khá rõ ràng rằng bây giờ mọi người chụp ảnh luôn có ý nghĩ sẽ chia sẻ nó với người khác, nghĩa là phân giải không hoàn toàn quá quan trọng nữa, đặc biệt là khi phân giải càng cao thì upload càng lâu. Henri Moissinac, Trưởng bộ phận Facebook Mobile, cũng chia sẻ rằng "Giờ đây người ta chia sẻ lên FB chỉ toàn là hình ảnh chứ không có mỗi những dòng chữ như xưa nữa."
Cũng phải nói thêm không chỉ chia sẻ hình ảnh, mà chia sẻ video cũng đang là một xu thế lớn khác trong tương lai của ngành di động. Hiển nhiên sẽ có rất nhiều vấn đề phải giải quyết như biên tập các file, bao gồm cà việc tinh chỉnh âm thanh và chất lượng hình ảnh, nhưng tất cả chúng cũng đều được người dùng sẵn sàng hi sinh để thỏa mãn cái đam mê khoe hàng của họ.
Moissinac cũng nói thêm rằng Facebook đang nhận thấy một tiềm năng lớn về chia sẻ video, nhưng thực chất đó là mong muốn tạo ra một hình ảnh động có thể tái hiện lại trải nghiệm của họ: "Mọi người có cả ngàn tấm ảnh về con cái của họ. Họ đang cố gắng lần lò trên ổ cứng của họ những phần âm thanh khoảnh khắc. Tôi nghĩ cuộc chiến tiếp theo sẽ là về khả năng tìm ra 15 giây hình ảnh và âm thanh hữu dụng, trong tận mấy giờ đồng hồ hình ảnh và âm thanh tồn tại trong ổ cứng của người dùng."
Cảm biến Lytro, hay cái ý tưởng chụp trước lấy nét sau cũng sẽ là một thứ trở nên phổ biến trong tương lai. Một tấm ảnh mà người dùng có thể thỏa thích chọn ra những điểm nhấn mà họ muốn sẽ mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với trước đây. Và cũng có thể, một chiếc điện thoại với phân giải 100MP cũng sẽ sớm xuất hiện trong nay mai, và làm thay đổi tất cả những thứ mà chúng ta đã từng biết về máy ảnh di động. Cùng đón chờ nhé
Tổng và Hợp