pegasus3390
Well-Known Member
Bằng cách thay thế mọi điểm ảnh phụ xanh lá, xanh dương, đỏ thứ 4 trong chuỗi điểm ảnh bằng màu trắng, LG đã tăng cường độ sáng của những mẫu TV 6100-, 6500- và 6800-. Mánh lới này của hãng hoạt động tốt, tuy nhiên vấn đề là nó hy sinh độ phân giải thực.
Mặc dù ngành công nghiệp TV đã tự “làm tròn” độ phân giải 3.840 pixel thành 4.000 pixel để gọi các TV đời mới là 4K và một nhà sản xuất lớn còn muốn đẩy mọi thứ đi xa hơn nữa. Đó là LG Electronics. Và những mẫu TV được nói đến ở đâu là các mẫu TV LCD 6100-, 6500-, và 6800-, được ra mắt hồi năm ngoái và năm nay. Tin tốt là vấn đề này không xảy ra với các TV OLED của LG và đó vẫn là những mẫu TV độ phân giải 4K thực.
Với bất kỳ mẫu TV 4K nào thì chúng ta sẽ có tỷ lệ màn hình với 2.160 điểm ảnh chiều dọc và 3.840 điểm ảnh chiều ngang. Những mẫu được kể trên của LG lại khác với những hãng đối thủ và điều này không hề được nói rõ trong các tài liệu quảng cáo cũng như thông số TV được đưa ra. Thậm chí là cả những cửa hàng bán TV lớn cũng không được cho biết điều này. Những mẫu TV LG này có chất lượng không tồi với hầu hết các thử nghiệm, và khi người dùng mua chúng về thì sẽ chẳng nhận ra được sự khác biệt trong thời gian ngắn bởi vì nội dung 4K thực sự rất hạn chế vào thời điểm này. Tuy nhiên trong dài hạn, khi mà nội dung 4K trở nên phổ biến và người dùng sẽ dễ nhận ra sự khác biệt, đồng nghĩa với việc họ sẽ sớm thất vọng với quyết định mua sắm trước đây của mình.
Sự mập mờ về con số của LG
Mỗi một điểm ảnh RGB trên TV LCD thông thường sẽ chứa 3 điểm ảnh phụ (subpixel): Xanh dương, Xanh lá và Đỏ. Và việc đưa thêm một điểm ảnh phụ màu trắng vào trong lưới đểm ảnh sẽ giúp tăng độ sáng tấm nền, một cách rất đắt tiền để tăng độ sáng đồng thời cũng sẽ cải thiện độ bão hòa và dải màu sắng. Mặc dù vậy, tấm nền sáng không đồng nghĩa với việc sẽ mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Tuy nhiên LG lại không đưa sử dụng cách chính thống để đưa thêm điểm ảnh trắng trên các mẫu TV 6100-, 6500- và 6800- là thay vì đưa thêm 1 điểm ảnh trắng thì họ lại thay thế điểm ảnh thứ 4 trong chuỗi các điểm ảnh phụ, điều này đồng nghĩa với vị trí thứ 4 trong chuỗi màu sắc sẽ mất đi một màu (nhìn vào các hình ảnh minh họa bên dưới để dễ hình dung.
- Hình ảnh điểm ảnh RGB trên một TV LCD thông thường
Trong cách sắp xếp điểm ảnh RGB tiêu chuẩn thì 3 điểm ảnh phụ (một Đỏ, một Xanh Lá, và một Xanh Dương) sẽ tạo thành 1 điểm ảnh: Có tổng cộng 11.520 điểm ảnh phụ màu và 3.840 điểm ảnh trọn vẹn trên mỗi hàng ngang
- Điểm ảnh RGBW trên các TV LCD LG 6100-, 6500-, and 6800-series
Chúng ta sẽ thấy được hệ thống sắp xếp các điểm ảnh dạng RGBW mà LG sử dụng trên các mẫu TV LCD giá rẻ với việc chỉ cso 11.520 điểm ảnh phụ và 3.840 cụm điểm ảnh trọn vẹn, tuy nhiên thực tế chỉ có 2.880 cụm điểm ảnh trong số đó chứa màu đầy đủ (bởi vì các điểm ảnh còn lại sẽ có màu trắng).
- Điểm ảnh RGBW trên các TV LG OLED
Khi tạo ra các TV OLED thì LG sử dụng đến 4 điểm ảnh (Đỏ, Xanh lá, Xanh dương và Trắng) để tạo nên 1 cụm điểm ảnh. Tổng cộng lên đến 15.360 điểm ảnh phụ (so với 11.520 như thông thường) và tạo ra 3.840 cụm điểm ảnh.
Và nếu chúng ta chỉ tính những điểm ảnh phụ tạo ra màu sắc Xanh lá, Xanh dương, Đỏ thì khái niệm 4K trở nên sai lệch đối với các TV LCD RGBW của LG.
Nói ngắn gọn
4K RGB LCD: sẽ có 11.520 điểm ảnh phụ hàng ngang với 3 màu Đỏ, Xanh lá, Xanh dương kết hợp thành 3.840 cụm điểm ảnh RGB mỗi hàng.
TV OLED 4K RGBW của LG: sẽ có 15.360 điểm ảnh phụ hàng ngang được chia thành từng nhóm 4 điểm phụ Đỏ, Xanh lá, Xanh dương và Trắng kết hợp thành 3.840 cụm điểm ảnh RGB mỗi hàng.
TV RGBW LCD của LG: sẽ có 11.520 điểm ảnh phụ hàng ngang được chia thành 3.840 nhóm điểm ảnh, tuy nhiên chỉ 2.880 cụm là có màu sắc, còn lại chỉ để tăng độ sáng.
LG vẫn giữ nguyên quan điểm marketing khi nói rằng các mẫu TV LCD RGBW này là “TV 4K”, bởi vì nó vẫn có 3.840 điểm ảnh hàng ngang và 2.160 điểm ảnh hàng dọc. Và thậm chí là LG còn tung ra một đoạn video quảng cáo trên YouTube để lấp liếm vấn đề này khi nói rằng TV của họ “đúng chuẩn” độ phân giải khi định nghĩa về độ phân giải nghĩa là số lượng “điểm phát sáng” trên màn hình và hãng vẫn đáp ứng được các yêu cầu này.
Lập luận này không chính xác khi mà việc gia tăng khoảng cách giữa các cụm Đỏ, Xanh lá và Xanh dương (cho việc chèn thêm điểm ảnh Trắng) sẽ không tạo được ma trận hình ảnh chi tiết như trên các TV 4K thông thường với toàn bộ các điểm ảnh đều chứa các điểm ảnh phụ Đỏ, Xanh lá và Xanh dương như thông thường. LG chỉ tìm cách “bù đắp” vấn đề này khi không để 2 điểm ảnh trắng nào nằm liền kề nhau. Tuy nhiên cuối cùng thì cũng chỉ có 75% các điểm ảnh màu có thể hoạt động trên tấm nền này
Thực tế thì những mẫu TV 6100- của LG có tông màu “lạnh” và thiên về xanh dương đồng thời cũng thiếu đi độ chi tiết mà TV 4K phải thể hiện. Mẫu TV dòng 6100 chỉ thể hiện được độ phân giải 3K (thực tế là 2.8K) và tất nhiên là thiếu đi chi tiết, hình ảnh có vẻ ít nét hơn. Tuy nhiên, nếu là người dùng thông thường, trừ khi chúng ta được bao quanh bởi các màn hình cũng như nội dung 4K còn không thì khó phân biệt được.
Câu hỏi đặt ra là tại sao LG làm điều này? Tất nhiên là bên cạnh việc cho khả năng thể hiện độ sáng tốt hơn thì tấm nền RGBW LCD cho khả năng tiết kiệm điện tốt hơn bởi để thể hiện màu trắng thì người ta phải bật cụm 3 màu lên cùng lúc. Nếu như các mẫu TV tương tự tốn khoảng $20 tiền điện thì mẫu LG 43UH6100 43 inch chỉ tốn có $16 và LG cũng sẽ giảm được chi phí sản xuất dòng màn hình này