Trong quá khứ, Samsung từng bỏ ra nhiều năm để thuyết phục người dùng chọn mua TV LCD thay vì OLED của đối thủ. Chiến dịch quảng cáo của công ty công kích trực tiếp tới đồng hương LG, vốn là hãng TV OLED lớn nhất thế giới. Ngoài ra, công ty LG Display thuộc tập đoàn LG cũng bị ảnh hưởng, do tấm nền OLED trên phần lớn TV hiện nay là do họ sản xuất.
Tuy nhiên, giờ Samsung Electronics đã ra mắt TV OLED mới sử dụng tấm nền QD-OLED do Samsung Display sản xuất. Đây rõ ràng là cơ hội “phục thù” của LG Display lẫn Electronics. Không ngạc nhiên khi công ty đã tranh thủ trong sự kiện ra mắt TV mới để “đá xoáy” Samsung. Giữa buổi thuyết trình, 1 đại diện của LG Display đã xuất hiện và chuyển hướng nội dung.
Người này không ngần ngại đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề - nguy cơ burn-in đối với màn hình OLED.
Đầu tiên, LGD cho hiển thị ảnh chụp màn hình từ Rtings trong bài test burn-in. Theo những hình ảnh được công khai, các TV C2 và G2 của LG Electronics gần như không bị burn-in hoặc rất khó nhận thấy. Trong khi 2 chiếc TV sử dụng panel QD-OLED từ SDC là S95B và A95K lại xuất hiện khá rõ dấu hiệu burn-in. Đặc biệt mẫu S95B do Samsung sản xuất lộ rõ hơn Sony A95K.
Đây là kết quả độc lập từ bài test burn-in của Rtings, không hề được tài trợ từ bất kì nhà sản xuất nào. LG Display cho rằng đây là bằng chứng cho thấy công nghệ White OLED mà họ đang sử dụng tốt hơn so với đối thủ. QD-OLED (Blue OLED bổ sung thêm bộ đổi màu chấm lượng tử) dễ bị burn-in hơn. Mặc dù bất kì màn hình OLED nào cũng có nguy cơ bị burn-in, song cái của Samsung lại có nguy cơ cao hơn LG.
LG giải thích rằng ở White OLED, bổ sung thêm 1 pixel White chỉ hiển thị ánh sáng trắng để tăng độ sáng. Do vậy về lâu dài nó ít bị thoái hóa hơn so với ma trận RGB Stripe, do cường độ dòng điện bơm vào thấp hơn.
Samsung QD-OLED sử dụng ma trận tam giác không có điểm ảnh phụ White như LG Display
Samsung từng chỉ trích công nghệ này của LG sẽ khiến độ bão hòa màu bị giảm, pixel White làm loãng ánh sáng từ các pixel R-G-B phát ra. Ở panel QD-OLED, Samsung sử dụng ma trận RGB cấu trúc tam giác, không có pixel White như LG.
Song, LG cho rằng chính vì điều này mà màn hình phải tăng thêm điện áp đưa vào pixel hữu cơ để đạt độ sáng cao. Các pixel R-G-B phải chịu cường độ làm việc cao hơn, nguy cơ bị burn-in sẽ cao hơn. Khi hiển thị những khung hình tĩnh trong thời gian lâu, pixel hữu cơ có thể bị “cháy” và lưu lại vĩnh viễn hình ảnh đó.
Về phía Samsung, họ đã tuyên bố TV OLED sử dụng tấm nền thế hệ thứ 2 của công nghệ QD-OLED. Thế hệ mới này sử dụng vật liệu phát quang mới - HyperEfficient Electroluminescence. Samsung nói vật liệu này sẽ giảm nguy cơ bị burn-in, theo Forbes, dường như nó rất giống loại vật liệu mà LG sử dụng thời gian gần đây cho các TV OLED của họ.
Trước dây, Samsung cũng từng dùng kết quả của Rtings thử nghiệm để chê trách TV OLED ở nguy cơ bị burn-in. Và mặc dù điều kiện của bài thử nghiệm khác biệt với điều kiện sử dụng hàng ngày của người dùng, nó cũng cho thấy sự khác biệt giữa TV OLED của Samsung và LG.
Tuy nhiên, giờ Samsung Electronics đã ra mắt TV OLED mới sử dụng tấm nền QD-OLED do Samsung Display sản xuất. Đây rõ ràng là cơ hội “phục thù” của LG Display lẫn Electronics. Không ngạc nhiên khi công ty đã tranh thủ trong sự kiện ra mắt TV mới để “đá xoáy” Samsung. Giữa buổi thuyết trình, 1 đại diện của LG Display đã xuất hiện và chuyển hướng nội dung.
Người này không ngần ngại đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề - nguy cơ burn-in đối với màn hình OLED.
Đầu tiên, LGD cho hiển thị ảnh chụp màn hình từ Rtings trong bài test burn-in. Theo những hình ảnh được công khai, các TV C2 và G2 của LG Electronics gần như không bị burn-in hoặc rất khó nhận thấy. Trong khi 2 chiếc TV sử dụng panel QD-OLED từ SDC là S95B và A95K lại xuất hiện khá rõ dấu hiệu burn-in. Đặc biệt mẫu S95B do Samsung sản xuất lộ rõ hơn Sony A95K.
Đây là kết quả độc lập từ bài test burn-in của Rtings, không hề được tài trợ từ bất kì nhà sản xuất nào. LG Display cho rằng đây là bằng chứng cho thấy công nghệ White OLED mà họ đang sử dụng tốt hơn so với đối thủ. QD-OLED (Blue OLED bổ sung thêm bộ đổi màu chấm lượng tử) dễ bị burn-in hơn. Mặc dù bất kì màn hình OLED nào cũng có nguy cơ bị burn-in, song cái của Samsung lại có nguy cơ cao hơn LG.
LG giải thích rằng ở White OLED, bổ sung thêm 1 pixel White chỉ hiển thị ánh sáng trắng để tăng độ sáng. Do vậy về lâu dài nó ít bị thoái hóa hơn so với ma trận RGB Stripe, do cường độ dòng điện bơm vào thấp hơn.
Samsung QD-OLED sử dụng ma trận tam giác không có điểm ảnh phụ White như LG Display
Samsung từng chỉ trích công nghệ này của LG sẽ khiến độ bão hòa màu bị giảm, pixel White làm loãng ánh sáng từ các pixel R-G-B phát ra. Ở panel QD-OLED, Samsung sử dụng ma trận RGB cấu trúc tam giác, không có pixel White như LG.
Song, LG cho rằng chính vì điều này mà màn hình phải tăng thêm điện áp đưa vào pixel hữu cơ để đạt độ sáng cao. Các pixel R-G-B phải chịu cường độ làm việc cao hơn, nguy cơ bị burn-in sẽ cao hơn. Khi hiển thị những khung hình tĩnh trong thời gian lâu, pixel hữu cơ có thể bị “cháy” và lưu lại vĩnh viễn hình ảnh đó.
Về phía Samsung, họ đã tuyên bố TV OLED sử dụng tấm nền thế hệ thứ 2 của công nghệ QD-OLED. Thế hệ mới này sử dụng vật liệu phát quang mới - HyperEfficient Electroluminescence. Samsung nói vật liệu này sẽ giảm nguy cơ bị burn-in, theo Forbes, dường như nó rất giống loại vật liệu mà LG sử dụng thời gian gần đây cho các TV OLED của họ.
Trước dây, Samsung cũng từng dùng kết quả của Rtings thử nghiệm để chê trách TV OLED ở nguy cơ bị burn-in. Và mặc dù điều kiện của bài thử nghiệm khác biệt với điều kiện sử dụng hàng ngày của người dùng, nó cũng cho thấy sự khác biệt giữa TV OLED của Samsung và LG.
Theo VN review